moitruongplus Thị trường bất động sản văn phòng của Singapore đang dần đuổi kịp Hồng Kông về cả giá thuê lẫn giá bán khi các "ông lớn" công nghệ Trung Quốc đua nhau mở rộng hoạt động tại đây.


Giá thuê văn phòng tại Singapore đang dần đuổi kịp Hồng Kông (Ảnh: Bloomberg). 

Theo Cushman & Wakefield, khoảng cách về giá thuê văn phòng giữa hai trung tâm thương mại lớn này lên đến đỉnh điểm vào năm 2017 khi giá thuê văn phòng ở Hồng Kông bằng 173% giá thuê ở Singapore. Năm ngoái, khoảng cách giữa giá thuê ở cả hai thành phố đã được rút xuống mức108%, nhưng vẫn có lợi cho Singapore.

"Khi hai thành phố tiếp tục thu hút các nhà đầu tư và người ngụ cư, chúng tôi thấy rõ rằng những công ty muốn tiếp cận với Trung Quốc thường sẽ chọn Hồng Kông, còn những công ty muốn phát triển sang các thị trường Đông Nam Á mới nổi thì Singapore là địa điểm tốt hơn", ông Wong Xian Yang, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu tại Singapore của Cushman cho biết.

"Các công ty công nghệ đã và đang mở rộng hoạt động ở Singapore. Ví như ByteDance đã thuê phần lớn diện tích ở tòa nhà One Raffles Quay và Guoco Tower, còn Amazon thuê trọn 3 tầng tại tòa tháp Asia Square Tower 1", ông cho biết thêm.

Các công ty Trung Quốc đại lục đang đóng vai trò thúc đẩy ở cả hai thị trường bất động sản văn phòng ở Singapore và Hồng Kông. Nhu cầu của họ đối với các văn phòng cao cấp để làm trụ sở cho hoạt động kinh doanh tại các thị trường đang phát triển ở Đông Nam Á. Điều này sẽ nhanh chóng rút ngắn khoảng cách giá thuê giữa Singapore và Hồng Kông.

Theo ông Sing Tien Foo - Giám đốc Viện nghiên cứu bất động sản và Đô thị tại Đại học Quốc gia Singapore, cuộc chiến tranh thương mại Trung - Mỹ cũng đóng vai trò trong việc rút ngắn khoảng cách này. Singapore đang được nhiều doanh nghiệp ưu tiên chọn làm trụ sở hơn để tránh thuế quan.

"Những căng thẳng thương mại liên tục giữa hai nước và các hạn chế do Mỹ áp đặt đối với các công ty công nghệ Trung Quốc đã thúc đẩy một số công ty chuyển đến Singapore", ông Sing nói.

Theo ông, giá thuê văn phòng tại Singapore vẫn chưa phục hồi về mức trước đại dịch, nhưng việc bán tầng cao ốc tại Samsung Hub gần đây với giá hơn 4.000 đô la Singapore (2.950 USD) mỗi foot vuông đã nâng mức giá chuẩn mới cho khu tài chính Raffles Place.

Trong số các công ty Trung Quốc đặt văn phòng hoặc trụ sở khu vực ở Singapore có gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba của tỷ phú Jack Ma. Năm ngoái, Alibaba đã mua 50% cổ phần của tòa tháp văn phòng cao 50 tầng AXA Tower có định giá tài sản là 1,68 tỷ đô la Singapore.

Tương tự TikTok - nền tảng video ngắn thuộc sở hữu của ByteDance - cũng đặt văn phòng tại 2 trong số các tòa nhà mang tính biểu tượng của Singapore với diện tích khoảng 5.388 m2 ở Tháp Guoco và gần 1.000 m2 tại Tháp Nam One Raffles Quay.

Công ty có trụ sở tại Bắc Kinh này có khả năng trả 20,88 triệu đô la Singapore tiền thuê mỗi năm, theo hãng tư vấn bất động sản Colliers.

Trong khi đó, Tencent đã chiếm 200 chỗ tại không gian làm việc chung của JustCo tại tòa OCBC Center East ở khu tài chính Raffles Place. Nhà phát hành trò chơi di động lớn nhất thế giới này có khả năng chi 2,88 triệu đô la Singapore một năm cho việc thuê văn phòng, dựa trên mức giá thuê hàng tháng từ 1.000 - 1.200 đô la Singapore/người.

Trong những năm tới, khoảng cách giá thuê văn phòng giữa Singapore và Hồng Kông có thể sẽ thu hẹp hơn nữa. Theo Cushman, mức giá thuê ở Hồng Kông có thể sẽ thu hẹp tới 68% vào năm 2023 và sau đó sẽ tăng trở lại lên 70% vào năm 2024.

Xu hướng này là do Hồng Kông sẽ có thêm 465.000 m2 nguồn cung văn phòng mới từ nay đến năm 2023, tạo thêm áp lực lên giá thuê. Trong khi đó, trong cuối năm nay, Singapore chỉ có thêm một tòa văn phòng cao cấp cho thuê được hoàn thành và hầu như đã được đặt trước, theo Cushman.

"Khi chúng tôi so sánh giá thuê văn phòng giữa hai thành phố này vào năm 2015 và xem thành phố nào có lợi thế cạnh tranh hơn thì chênh lệch giá thuê giữa hai thành phố là 135%, lợi thuế nghiêng về Singapore", Keith Chan - Trưởng nhóm nghiên cứu tại Hồng Kông của Cushman nói và cho biết: "5 năm sau, khoảng cách này đã được thu hẹp còn 108%, điều này tạo cơ hội tích cực cho Hồng Kông khi trở nên cạnh tranh hơn".

Theo Báo Dân Trí (Theo SCMP)

Các tin khác


Bộ Công an xác minh hàng loạt dự án của Tân Hoàng Minh

Cơ quan CSĐT – Bộ Công an đã có văn bản gửi UBND TP Hà Nội và các sở ngành trực thuộc, đề nghị cung cấp tài liệu liên quan đến loạt dự án do Tập đoàn Tân Hoàng Minh thực hiện tại địa phương này.

Ninh Thuận: Nhiều dự án bất động sản được phê duyệt

Thị trường bất động sản (BĐS) Ninh Thuận bắt đầu nhộn nhịp, sôi động trở lại bởi hàng loạt các dự án được tỉnh này phê duyệt danh mục kêu gọi đầu tư.

TP. HCM: Duyệt kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025

Năm 2022 chỉ tiêu diện tích nhà ở bình quân đầu người của thành phố là 21,2m2/người với tổng vốn đầu tư khoảng 72.578 tỷ đồng.

TP HCM: Huỷ bỏ 108 dự án không thực hiện đúng kế hoạch sử dụng đất

UBND TP Hồ Chí Minh đã hủy bỏ 108 dự án không thuộc trường hợp HĐND TP thông qua thu hồi đất, có trong kế hoạch sử dụng đất nhưng quá 3 năm không thực hiện, sử dụng đất lúa.

Bắc Giang công khai 40 dự án bất động sản chưa được phép bán

Sở Xây dựng tỉnh Bắc Giang đã công bố 40 dự án bất động sản chưa đủ điều kiện chuyển nhượng, nhưng lại được môi giới, "cò" mồi đất rao bán "bát nháo".

Bắc Giang: Chính quyền buông lỏng quản lý tại chung cư Quang Minh (Bài 3)

Chính quyền và cơ quan chức năng tỉnh Bắc Giang vẫn đang "loay hoay”, chưa có biện pháp xử lý các vi phạm pháp luật về nhà ở của Công ty Quang Minh