moitruongplus Siêu dự án VietinBank Tower toạ lạc tại khu đô thị Ciputra, với diện tích hơn 3ha, tổng mức đầu tư lên tới 10.267 tỷ đồng được khởi công từ 20/10/2010. Đến nay, toàn bộ dự án trên vẫn còn dang dở.

Dự án VietinBank được kỳ vọng là tổ hợp toà nhà thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng và là trung tâm tài chính, ngân hàng, khách sạn đầu tiên được xây dựng tại Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung. Đến nay, sau hơn thập kỷ, dự án trên vẫn chỉ là những toà nhà dang dở, những khối sắt khổng lồ, đen sì, hoen rỉ nằm "chình ình” ngay cửa ngõ Thủ đô.
 
Toàn cảnh dự án VietinBank Tower.

Theo tìm hiểu, năm 2007, Tổng giám đốc VietinBank khi đó là ông Phạm Huy Hùng, đã ký biên bản ghi nhớ với đối tác PAP (Singapore) thực hiện dự án xây dựng VietinBank Tower. VietinBank góp vốn 28% (bằng quyền sử dụng đất) và PAP là 72%. Thế nhưng, chỉ sau 1 năm, do không đồng quan điểm nên đối tác PAP đã rút khỏi dự án. Vì thế, VietinBank quyết định rót 100%  vốn do không tìm được đối tác khác thay thế PAP.

Đến năm 2010, VietinBank chính thức khởi công dự án. Theo kế hoạch, VietinBank Tower sẽ hoàn thành vào năm 2014. Quy mô gồm 2 toà tháp, được liên kết với nhau bằng khối đế 7 tầng dành cho các mục đích sử dụng chung như phòng hội nghị, hội thảo, trung tâm thương mại, …Tháp thứ nhất cao 68 tầng, có hình chữ V tượng trưng cho biểu tượng VietinBank, là không gian dành cho văn phòng trụ sở chính của VietinBank.

Tháp thứ hai, cao 48 tầng, sẽ là nơi đặt khách sạn 5 sao, nhà ở, khu chăm sóc sức khoẻ, dịch vụ spa.
 
Sau hơn thập kỷ, những cánh tay của cẩu tháp vẫn vươn dài chờ đợi…

Thời điểm đó, năm 2008, ông Nguyễn Văn Thạnh, Phó Tổng Giám đốc, đại diện VietinBank ký hợp đồng thuê đất của Công ty TNHH Phát triển khu đô thị Nam Thăng Long (Ciputra), với thời gian thuê 38 năm, giá thuê 1.800 USD/m2; tổng số tiền phải thanh toán 849 tỷ đồng. Vậy, đến nay thời gian thuê đất chỉ còn lại là 25 năm.
 
Những khối sắt hoen rỉ như mảng màu xám xịt giữa bức tranh Thủ đô đầy màu sắc.
 
Nếu hoàn thành, VietinBank Tower sẽ là toà nhà cao thứ 2 Hà Nội, chỉ sau Keangnam. Giờ đây, toà nhà chỉ như "cái gai” ngay cửa ngõ Thủ đô, gây mất mỹ quan đô thị, ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường.
Để có thêm thông tin về các phương án xử lý của VietinBank cũng như các biện pháp bảo vệ môi trường dự án trên. PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã đặt lịch làm việc với VietinBank, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại vẫn chưa nhận được câu trả lời từ phía ngân hàng.


Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác


Bộ Công an xác minh hàng loạt dự án của Tân Hoàng Minh

Cơ quan CSĐT – Bộ Công an đã có văn bản gửi UBND TP Hà Nội và các sở ngành trực thuộc, đề nghị cung cấp tài liệu liên quan đến loạt dự án do Tập đoàn Tân Hoàng Minh thực hiện tại địa phương này.

Ninh Thuận: Nhiều dự án bất động sản được phê duyệt

Thị trường bất động sản (BĐS) Ninh Thuận bắt đầu nhộn nhịp, sôi động trở lại bởi hàng loạt các dự án được tỉnh này phê duyệt danh mục kêu gọi đầu tư.

TP. HCM: Duyệt kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025

Năm 2022 chỉ tiêu diện tích nhà ở bình quân đầu người của thành phố là 21,2m2/người với tổng vốn đầu tư khoảng 72.578 tỷ đồng.

TP HCM: Huỷ bỏ 108 dự án không thực hiện đúng kế hoạch sử dụng đất

UBND TP Hồ Chí Minh đã hủy bỏ 108 dự án không thuộc trường hợp HĐND TP thông qua thu hồi đất, có trong kế hoạch sử dụng đất nhưng quá 3 năm không thực hiện, sử dụng đất lúa.

Bắc Giang công khai 40 dự án bất động sản chưa được phép bán

Sở Xây dựng tỉnh Bắc Giang đã công bố 40 dự án bất động sản chưa đủ điều kiện chuyển nhượng, nhưng lại được môi giới, "cò" mồi đất rao bán "bát nháo".

Bắc Giang: Chính quyền buông lỏng quản lý tại chung cư Quang Minh (Bài 3)

Chính quyền và cơ quan chức năng tỉnh Bắc Giang vẫn đang "loay hoay”, chưa có biện pháp xử lý các vi phạm pháp luật về nhà ở của Công ty Quang Minh