moitruongplus Không chỉ bên ngoài đường phố không khí mới bị ô nhiễm, ngay cả tại nhà ở, văn phòng tưởng chừng sạch sẽ nhưng vẫn có một số bụi bẩn, khí độc hại ảnh hưởng không tốt đến con người. Vậy trồng cây gì giúp bạn được hết các vấn đề trên?

Chất độc trong không khí và khí ô nhiễm được thải ra từ các thiết bị cơ khí và vật liệu xây dựng đã làm ô nhiễm không khí trong nhà mà chúng ta thường xuyên hít phải.

Điều may mắn là chúng ta có thể cải thiện chất lượng không khí trong nhà của mình bằng cây trồng. Một số chất ô nhiễm có hại có trong nhà ở có thể kể đến như:

+ Formaldehyde: có trong đồ nội thất đệm, sofa, nhựa, khói thuốc,... 
+ Benzen: có trong sơn, cao su, xà phòng, khói thuốc,...
+ Trichloroethylene: trong mực in, chất tẩy rửa,...
+ Amoniac: các bộ phận máy tính, chất tẩy rửa,...

Cây tuyết tùng

Cây tuyết tùng hay còn gọi là cây bách Nhật Bản thường được trồng như cây bonsai trong gia đình. Loại cây này giúp không khí trong nhà tươi mát, cung cấp độ ẩm, loại bỏ bụi bẩn.

Cây tuyết tùng. Ảnh: Internet

Ngoài ra, chúng còn giúp bạn giảm bớt triệu chứng đau đầu và đau nửa đầu.

Tuyết tùng đòi hỏi trồng ở nơi có bóng mát và được tưới nước thường xuyên.

Cây nhện (Spider Plant)

Cây nhện có tên khoa học là Chlorophytum comosum, còn được gọi là cây cỏ nhện môn hoặc lục thảo trổ.


Cây nhện

Đây là loại cây ưa sáng, nhưng cần tránh ánh sáng trực tiếp từ trưa đến chiều.

Có thể trồng cây trong nhà, ở chỗ râm mát như phòng ngủ nhưng cần cho cây hóng nắng 1 lần/tuần. Cây có thể hút lấy cacbonic và các chất độc hại trong không khí như fomandehit, benzene trong không khí mà không cần ánh sáng.

Cây nha đam


Cây nha đam. Ảnh: Internet

Nha đam được biết đến nhiều với công dụng làm mát, làm thuốc chữa bệnh thế nhưng khả năng lọc không khí của chúng thì không hẳn ai cũng biết.

Nha đam hấp thu tốt khí cacbonic và nhả oxy về đêm nên có thể đặt trong phòng ngủ hay phòng làm việc thiếu ánh sáng.

Bên cạnh đó, bạn có thể dựa vào những đốm nâu trên thân cây để biết được mức độ ô nhiễm trong gia đình đang ở cấp độ nào và có những biện pháp can thiệp kịp thời.

Cây lưỡi hổ

Đây là loài cây nhiệt đới có lá mỏng, thẳng đứng, thân lá mọng nước. Mặt lá xanh đậm nhẵn bóng, trên lá cây xuất hiện những vết đốm xám giống như da của loài bò sát.


Cây lưỡi hổ. Ảnh: internet

Cây lưỡi hổ phát triển trong điều kiện có ánh sáng, chịu bóng bán phần và nên tránh để cây tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.

Với hình dáng tương đối đơn giản nhưng lưỡi hổ lại là một chuyên gia thanh lọc không khí với khả năng xử lý các chất độc gây hại cho cơ thể con người như formaldehyde (một chất gây ung thư trong các sản phẩm vệ sinh, giấy toilet, khăn giấy hay các sản phẩm chăm sóc cá nhân), xylene, toluene và nitrogen oxit. Khả năng này đã được một nghiên cứu của NASA thực hiện vào những năm 90 xác nhận.

Bên cạnh đó, nó còn tượng trưng cho sự tăng tiến, luôn tiến về phía trước, vươn lên trong cuộc sống.

Cây lan ý

Là một loại cây cảnh được trồng nhiều trong nhà, văn phòng.


Cây lan ý. Ảnh: Internet

Cây cũng có tác dụng loại bỏ các chất độc trong không khí như formaldehyde, benzene và trichloroethylene, tăng độ ẩm không khí và cây lọc không khí ban đêm, mang lại giấc ngủ sâu hơn nên cũng thích hợp trồng trong phòng ngủ.

Cây khá dễ trồng và chăm sóc nên là lựa chọn lý tưởng để trồng trong nhà.

Cây có họ cam quýt


Không chỉ tỏa mùi thơm dễ chịu và sảng khoái giúp khử mùi, những loài cây họ cam quýt còn là các loại cây làm sạch không khí cực tốt, hút ẩm không khí và giúp phòng thơm mát, trong lành hơn.

Cọ lá tre (Bamboo Palm)

Tên khoa học của cọ lá tre là Chamadorea seifrizii.


Cọ lá tre

NASA cho biết đây là một trong những cây cảnh có khả năng lọc bỏ benzene và tricloetylen có trong không khí khác tốt.

Cọ lá tre có nhu cầu lớn về độ ẩm và nên được trồng ở nơi râm mát, thích hợp trồng trong nhà, vừa làm cảnh vừa điều hòa không khí. 

Cây mít cảnh Đài Loan

Loại cây này có nguồn ngốc từ Ấn Độ, nhưng được đưa về Đài Loan nghiên cứu và phát triển thành cây cảnh.


Cây mít cảnh. Ảnh: goquy

Cây thuộc dòng cây thân gỗ nhỏ, thân thẳng cao từ 0.5 -2m, là cây phân cành, lá cứng có hình bầu dục, màu xanh lục cà có lông trắng ở cuống và mặt sau của lá. Đây là loại cây ưa nắng và cần nhiều nước tưới.

Nơi thích hợp để kê đặt chậu cây mít cảnh là nơi có nhiều ánh nắng ( ánh nắng trực tiếp hoặc ánh nắng gián tiếp).

Cây cần được cung cấp lượng nước tưới vừa đủ để giúp đất trồng của chậu cây luôn có được độ ẩm nhất định và không bị ngập úng.

Cây kim tiền


Cây kim tiền

Đây là loài thực vật nhiệt đới có khả năng hấp thụ chất bụi bẩn trong không khí, đem lại không gian thoáng mát, trong lành...

Cây kim tiền có chiều cao từ 20-90 cm, nằm trong số những loại cây mọng nước, thuộc dạng bụi, tuổi thọ cao. Thân cây khá ngắn, cắm sâu xuống đất, ở gốc cây có thân phụ phình to. Tán lá cây vươn thẳng, xoè đều sang hai bên tạo nên nét cân xứng, vừa vặn. Mỗi chiếc lá cây có độ dày và xanh bóng như nhau, mọng nước, lá có hình trái xoan, dạng kép lông chim. Cành lá luôn màu mỡ nên rất tươi đẹp và tràn đầy sức sống.

Ngoại trừ những nơi quá tối và độ ẩm cao thì kim tiền thích hợp với những nơi có đủ ánh sáng. Khi nói đến phong thủy, kim tiền là loại cây kết hợp cả ba yếu tố Thuỷ - Thổ - Kim, đại diện cho sự may mắn, phú quý, mang lại tài lộc cho gia chủ. Vì thế cây được nhiều người ưa thích và trồng trong nhà, nơi làm việc.

Lưu ý: Trong cuống và lá cây kim tiền chứa tinh thể canxi oxalat. Chất này có tác dụng hút khí độc trong không khí nhưng lại gây hại cho sức khỏe con người. Chất này trong cây kim tiền gây kích thích các vùng da nhạy cảm, niêm mạc lưỡi, môi, màng nhầy cổ họng hoặc vùng kết mạc mắt. Trẻ em đùa nghịch ăn phải lá của cây kim tiền hoặc sơ ý làm nhựa dính lên da, niêm mạc có thể gây ngứa, nóng rát trong miệng dẫn đến sưng viêm, ngạt thở. 

Trầu bà vàng (Devil’s Ivy)

Trầu bà vàng là cây ưa sáng nhưng cần tránh ánh sáng trực tiếp, có tên khoa học là Epipremnum aureum.


Trầu bà vàng

Cây dễ sống, không khó chăm sóc nên rất thích hợp để trồng trong nhà hoặc môi trường văn phòng, công sở.

Trầu bà vàng có thể loại bỏ nhiều chất độc hại có trong không khí như benzene, fomandehit, tricloetylen, toluene và xylen.

Cây thường xuân (English Ivy)


Cây thường xuân. Ảnh: internet

Cây thường xuân hay vạn niên có tên khoa học là Hedera helix là thảo dược quý trong y học.

Đến nay, nhiều sản phẩm y dược, mỹ phẩm được chiết xuất từ cây thường xuyên được ưa chuộng ở các nước Âu Mỹ.

Cây dễ trồng, có sức sống mạnh, chịu rét tốt, khả năng thích ứng cao trừ môi trường có nhiệt độ cao.

Cây thường xuân có thể loại bỏ phần lớn các chất gây ô nhiễm, đặc biệt là fomandehit, benzen, xylen và toluen.

Cây ngũ gia bì


Ngũ gia bì là một loại cây phong thủy mang lại sự may mắn, bình an cho gia chủ.

Bên cạnh đó chúng còn có công dụng chữa bệnh, giúp an thần ngủ ngon, là cây đuổi muỗi và lọc không khí rất hiệu quả.

 Hoa lan hồ điệp

Ở Nhật Bản thời cổ đại, lan hồ điệp đã được tầng lớp hoàng gia coi là biểu tượng của sự sung túc, giàu có. Nó cũng thường được trồng trong các đền chùa.


Lan hồ điệp. Ảnh: Internet

Ngày nay, nhiều gia đình trồng lan hồ điệp vì tin rằng nó không chỉ mang sự giàu có, thịnh vượng, mà còn hỗ trợ rất tốt cho đường tình duyên, giúp gia chủ tìm được một nửa đích thực của đời mình.

Là 1 trong những loại hoa đẹp và kiêu sa nhất trong các loài hoa, lan hồ điệp thường được trồng làm cảnh vì vẻ đẹp và tác dụng tốt trong phong thủy của nó. Thích hợp với khí hậu nóng ẩm, không cần tưới quá nhiều, hoa lại bền màu, lan hồ điệp rất được ưa chuộng ở nước ta.

Trong phong thủy, lan hồ điệp được cho là có khả năng duy trì các mối quan hệ hòa hảo, hạnh phúc cũng như sự sinh sôi.

Việc trồng cây xanh trong nhà không chỉ làm đẹp không gian mà còn giúp không khí thêm trong lành dễ chịu hơn. Vậy trồng cây gì lọc sạch không khí trong nhà tốt nhất? Mong xong bài viết này sẽ giúp ích được các gia đình nhiều hơn.../.


Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác


Bộ Công an xác minh hàng loạt dự án của Tân Hoàng Minh

Cơ quan CSĐT – Bộ Công an đã có văn bản gửi UBND TP Hà Nội và các sở ngành trực thuộc, đề nghị cung cấp tài liệu liên quan đến loạt dự án do Tập đoàn Tân Hoàng Minh thực hiện tại địa phương này.

Ninh Thuận: Nhiều dự án bất động sản được phê duyệt

Thị trường bất động sản (BĐS) Ninh Thuận bắt đầu nhộn nhịp, sôi động trở lại bởi hàng loạt các dự án được tỉnh này phê duyệt danh mục kêu gọi đầu tư.

TP. HCM: Duyệt kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025

Năm 2022 chỉ tiêu diện tích nhà ở bình quân đầu người của thành phố là 21,2m2/người với tổng vốn đầu tư khoảng 72.578 tỷ đồng.

TP HCM: Huỷ bỏ 108 dự án không thực hiện đúng kế hoạch sử dụng đất

UBND TP Hồ Chí Minh đã hủy bỏ 108 dự án không thuộc trường hợp HĐND TP thông qua thu hồi đất, có trong kế hoạch sử dụng đất nhưng quá 3 năm không thực hiện, sử dụng đất lúa.

Bắc Giang công khai 40 dự án bất động sản chưa được phép bán

Sở Xây dựng tỉnh Bắc Giang đã công bố 40 dự án bất động sản chưa đủ điều kiện chuyển nhượng, nhưng lại được môi giới, "cò" mồi đất rao bán "bát nháo".

Bắc Giang: Chính quyền buông lỏng quản lý tại chung cư Quang Minh (Bài 3)

Chính quyền và cơ quan chức năng tỉnh Bắc Giang vẫn đang "loay hoay”, chưa có biện pháp xử lý các vi phạm pháp luật về nhà ở của Công ty Quang Minh