moitruongplus UBND tỉnh Quảng Trị ban hành kế hoạch lựa chọn nhà thầu các gói thầu tư vấn Dự án Phát triển các đô thị dọc hành lang tiểu vùng sông MêKông.

Theo đó, các gói thầu tư vấn cho Dự án Phát triển các đô thị dọc hành lang tiểu vùng sông MêKông lần này bao gồm: Tư vấn cập nhật thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công trình: Kè chống xói lở bờ sông Hiếu (TP. Đông Hà); Tư vấn khảo sát và lập báo cáo nghiên cứu khả thi công trình: Cải tạo vỉa hè đường Hùng Vương (TP. Đông Hà); Tư vấn giám sát khảo sát để lập báo cáo nghiên cứu khả thi công trình: Cải tạo vỉa hè đường Hùng Vương (TP. Đông Hà); Tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi công trình: Cải tạo vỉa hè đường Hùng Vương (TP. Đông Hà).  

Thành phố Đông Hà. Ảnh: TTXVN

Kinh phí thực hiện các gói thầu nêu trên từ nguồn vốn đối ứng của Chính phủ. Thời gian thực hiện lựa chọn nhà thầu là trong quý III/2021. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Trị là đơn vị chịu trách nhiệm lựa chọn nhà thầu (chỉ định thầu). 

Dự án Phát triển các đô thị dọc hành lang tiểu vùng sông MêKông (viết tắt là dự án GMS) có tổng mức đầu tư là 109,69 triệu USD, tương đương khoảng 2.446 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư từ nguồn vốn của Ngân hàng phát triểu Châu Á (ADB), vốn viện trợ không hoàn lại từ Quỹ cơ sở hạ tầng môi trường (UEIF) thuộc quỹ tài trợ đối tác đô thị và vốn đối ứng Chính phủ Việt Nam. Địa điểm thực hiện dự án là TP. Đông Hà và Huyện Hướng Hóa, thời gian thực hiện là từ năm 2013 – 2021, chủ đầu tư dự án là Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh. Quy mô dự án chủ yếu bao gồm 3 hợp phần chính: Hợp phần dịch vụ tư vấn; Hợp phần thu hồi đất, tái định cư và Giải phóng mặt bằng; Hợp phần xây lắp.

Trong đó, Hợp phần dịch vụ tư vấn bao gồm Tư vấn hỗ trợ quản lý dự án và nâng cao năng lực đào tạo; Tư vấn giám sát xây dựng và lắp đặt thiết bị; Tư vấn lập quy hoạch chung TP. Đông Hà và các Tư vấn khác;… Hợp phần xây lắp gồm: Đường giao thông đô thị TP. Đông Hà, đường đô thị Khe Sanh – Lao Bảo (H. Hướng Hóa); Thu gom và xữ lý chất thải rắn H. Hướng Hóa; Hệ thống điện chiếu sáng; Cơ sở thu hồi vật liệu tái chế TP. Đông Hà; Kè sông Hiếu và Cầu kết nối khu đô thị Bắc sông Hiếu với trung tâm TP. Đông Hà; Kè chống xói lở bờ sông Hiếu và Cải tạo vỉa hè đường Hùng Vương (TP. Đông Hà).
Được biết, kế hoạch giải ngân vốn của ADB trong năm 2021 đối với dự án này là 340 tỷ đồng, nguồn vốn Ngân sách Trung ương là 39,5 tỷ đồng, nguồn vốn đối ứng ngân sách tỉnh là 88,4 tỷ đồng. Tính đến cuối tháng 5/2021, tỷ lệ giải ngân vốn còn rất thấp khi nguồn vốn của ADB chỉ đạt 3,5% kế hoạch, nguồn vốn ngân sách Trung ương đạt 3,8% kế hoạch, nguồn vốn đối ứng ngân sách tỉnh đạt 0,06% kế hoạch. Lý do chính là do vướng mắc công tác đền bù giải phóng mặt bằng nên không có mặt bằng để thi công, do dịch bệnh nên khó huy động nhân lực và máy móc thiết bị (đặc biệt là các nhà thầu ngoại tỉnh), do khó khăn về nguồn cung cấp vật liệu,…

Tổng vốn kết dư dự án chưa sử dụng là 137,19 tỷ đồng. Căn cứ các tiêu chí như thời gian thực hiện dự án, các công trình sử dụng vốn kết dư phải thuộc nội dung đầu tư đã được Chính phủ phê duyệt, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã đề xuất 3 dự án sử dụng số vốn kết dư này, bao gồm: Kè chống xói lở bờ Sông Hiếu kết hợp gia cố mái taluy đường Hoàng Diệu (TP. Đông Hà); bổ sung phát sinh của công trình kết nối cầu khu đô thị phía Bắc Sông Hiếu với trung tâm TP. Đông Hà gồm hạng mục điều chỉnh trụ tháp và chiếu sáng mỹ thuật; đầu tư hoàn thiện hệ thống vỉa hè và ngầm hóa hạ tầng kỹ thuật đường Hùng Vương.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

fewff
fegtr
fsfds
fsfds

Nhật Bản: Dự trữ gạo trước nguy cơ nắng nóng kéo dài

Năm ngoái là năm nóng kỷ lục ở Nhật Bản, góp phần khiến sản lượng lúa gạo chất lượng cao giảm xuống mức thấp kỷ lục.

Cần Thơ: Nhiều dự án, khu công nghiệp vi phạm nghiêm trọng về môi trường

UBND thành phố Cần Thơ vừa thông báo kết luận thanh tra về công tác quản lý môi trường trên địa bàn, qua đó chỉ ra nhiều hạn chế, thiếu sót tại các dự án và khu công nghiệp (KCN).

Thanh Hoá: Di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư

UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 1671/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi đô thị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030.

Quận Tây Hồ: UBND phường Yên Phụ yêu cầu chấm dứt bãi xe không phép trên đất dự án

Tại thời điểm kiểm tra ngày 20/3/2024, của cơ quan chức năng phường Yên Phụ, đại diện Công ty TNHH Ngọc Linh (chủ đầu tư thực hiện dự án) không xuất trình được các giấy phép liên quan đến hoạt động trông giữ xe.

Công ty Cổ phần Tập đoàn Việt Phát bị phản ánh đổ thải trái phép

Theo phản ánh, Công ty Cổ phần Tập đoàn Việt Phát - Chủ đầu tư dự án Trung tâm thương mại phường Bãi Cháy (TP Hạ Long, Quảng Ninh) đã thực hiện hành vi đổ thải trái phép, gây ô nhiễm môi trường.

Đồng Nai: Nhà hàng Purli xây dựng trái phép giữa rừng cao su (Bài 2)

Sau phản ánh của Môi trường và Đô thị điện tử về Nhà hàng – hầm rượu Purli (ấp Trần Cao Vân, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất) xây dựng trái phép, đến nay, một số công trình nhà dựng tạm, cơi nới tại đây đã được tháo dỡ.