moitruongplus Nói về những thách thức với ngành nông nghiệp bởi dịch COVID-19, Bộ trưởng NN-PTNT Lê Minh Hoan cho rằng, cuộc sống luôn đan xen giữa thời cơ và thách thức, giữa tiêu cực và tích cực.

Bộ NN-PTNT cho biết, theo số liệu báo cáo mới nhất từ Bộ Công Thương, nhóm hàng xuất khẩu bị sụt giảm mạnh nhất trong tháng 8 cũng như 8 tháng năm 2021 là nông, lâm, thủy sản.

Kim ngạch xuất khẩu tháng 08/2021 của nhóm hàng này giảm 19,2% so với tháng 7/2021 và giảm 11,2% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, gạo là mặt hàng ghi nhận sự sụt giảm mạnh nhất khi giảm tới 14,8% về lượng và giảm 6,8% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Về nguyên nhân, chủ yếu là dịch COVID-19 đã và đang ảnh hưởng lớn đến việc thu hoạch và lưu thông lúa gạo tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.


Người trồng tiêu tại tỉnh Quảng Trị.

Cùng với mặt hàng gạo, kim ngạch xuất khẩu chè 8 tháng cũng giảm 6% về lượng và 1,6% về trị giá so với cùng kỳ. Trong khi đó, xuất khẩu cà phê và hạt tiêu giảm về lượng nhưng vẫn tăng về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Điểm sáng trong xuất khẩu nông sản rơi vào nhóm sản phẩm hạt điều, sắn và sản phẩm sắn, cao su. Đây là các nhóm mặt hàng duy trì được đà tăng trưởng xuất khẩu cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Riêng với mặt hàng nông sản chủ lực là thủy, hải sản, nhiều kịch bản xuất khẩu cũng đã được tính tới. Tuy nhiên, xu hướng giá trị xuất khẩu là điều khó tránh khỏi.

Tổng cục Hải quan cho biết, tính đến cuối tháng 7/2021, xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt gần 5 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, việc xuất hàng trong tháng 7 vẫn sử dụng nguyên liệu và dự trữ tồn kho trước đó nên kết quả qua thống kê chưa phản ánh xu hướng sụt giảm, nhưng so với các tháng trước, mức tăng trưởng đã thấp hơn đáng kể.

Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) thì cho biết, tới nay chỉ có khoảng 30% các DN thủy sản tại các tỉnh thành phía Nam đảm bảo được điều kiện "3 tại chỗ” và số lượng công nhân có thể huy động cũng chỉ 30-60% số lượng lao động. Công suất sản xuất trung bình đã giảm chỉ còn 40-50% so với trước đây. Dự tính công suất chung của cả vùng giảm chỉ còn 30-40% trong giai đoạn giãn cách xã hội.

VASEP khẳng định, kim ngạch xuất nhập khẩu thủy sản thời gian tới sẽ bị sụt giảm mạnh. Trong đó, ngành hàng cá tra bị tổn thất mạnh nhất vì hơn nửa sổ nhà máy cá tra bị ngừng hoạt động trong thời gian qua.

Cũng theo VASEP, không chỉ hoạt động chế biến, lĩnh vực chăn nuôi thủy sản bị thiệt hại nặng nề. Điều này sẽ gây ra những tác động xấu lâu dài trong cả chuỗi ngành hàng xuất khẩu thủy sản.

Nhận định về những khó khăn bởi COVID-19, Bộ trưởng NN-PTNT Lê Minh Hoan cho rằng: "Cuộc sống luôn đan xen giữa thời cơ và thách thức, giữa tiêu cực và tích cực. Điều quan trọng, là chúng ta hãy luôn nghĩ về những điều tích cực”.

Người đứng đầu ngành NN-PTNT đề xuất 3 giải pháp căn cơ để tháo gỡ khó khăn, đặc biệt là khâu tiêu thụ nông sản cho người dân. Đó là các địa phương cũng như người dân cần thoát khỏi tư duy mùa vụ. Người sản xuất phải có tư duy dài hơi hơn, thậm chí là 5 - 10 năm.

Kế đó, là cần phải tăng cường đối thoại, mở rộng phát triển. Đồng thời, đẩy mạnh hợp tác liên kết vùng, tiểu vùng sản xuất.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan kêu gọi, tất cả các bên liên quan cần chung tay phát triển, tạo ra một hệ sinh thái phát triển. Đó là cơ sở để giúp ngành nông nghiệp không những là trụ đỡ của nền kinh tế, mà còn là tạo ra sự bền vững cho nông thôn, tạo ra ý thức trách nhiệm cho người dân.


Công tác kiểm soát dịch bệnh sẽ ảnh hưởng rất lớn tới việc phục hồi kinh tế.

Trong khi đó, Bộ Công thương nhận định, mục tiêu phát triển, phục hồi kinh tế từ nay đến cuối năm của cả nước phụ thuộc rất nhiều vào công tác kiểm soát, khống chế dịch COVID-19.

Mục tiêu là bảo đảm hiệu quả, thông suốt, đồng bộ giữa phòng, chống dịch với nhiệm vụ ổn định sản xuất, kinh doanh, quán triệt quan điểm chỉ đạo "bảo đảm vận tải, lưu thông hàng hóa, kịp thời, thông suốt mọi lúc, mọi nơi”.

Trong những tháng cuối năm, Bộ Công Thương cho biết sẽ tổ chức khai thác, tận dụng cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) để tìm giải pháp phát triển thị trường và tháo gỡ rào cản để thâm nhập các thị trường mới. Tiếp tục theo dõi sát sao diễn biến của đại dịch Covid-19 trên thế giới để có các biện pháp ứng phó kịp thời.

Củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu, tận dụng tối đa lợi thế từ các FTA đã có hiệu lực. Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nhập khẩu. Đa dạng hoá cơ cấu sản phẩm xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu, phát triển thương hiệu. Trước mắt, tận dụng sự phục hồi của thị trường Mỹ và Châu Âu để đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng ta có thế mạnh như dệt may, da giày, điện tử, đồ gỗ, thủy sản… đặc biệt là phục vụ dịp mua sắm gia tăng cuối năm.

Khai thác triệt để cơ hội xuất khẩu ngay sản phẩm nông nghiệp sang các thị trường Nam Á, Đông Á bên cạnh duy trì xuất khẩu sang các thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Đẩy mạnh hoạt động đàm phán để phát triển các thị trường khu vực xa hơn, yêu cầu cao hơn như các thị trường thuộc châu Âu, châu Mỹ, châu Úc.

Tăng cường cung cấp thông tin thị trường, các hoạt động xúc tiến thương mại đến các thị trường còn dư địa phát triển như các thị trường Đông Âu, Bắc Âu, Mỹ La tinh…

Đẩy mạnh công tác đơn giản hóa thủ tục hành chính. Trong đó, tập trung triển khai các thủ tục hành chính về lĩnh vực xuất nhập khẩu theo Cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN... để tạo thuận lợi cho Hiệp hội và doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu.

Đồng thời, sẽ tăng cường phối hợp với Bộ GTVT và các địa phương để thúc đẩy phát triển dịch vụ logistics, giảm các chi phí khai thác hạ tầng vận tải, chi phí logistics trong các hoạt động xuất nhập khẩu và lưu thông hàng hóa trong nước nhằm hỗ trợ, kết nối,vận chuyển, bốc xếp, bảo quản hàng hóa nông sản, thủy sản, sản phẩm chăn nuôi để tạo thuận lợi và tăng hiệu quả xuất khẩu.

Các tin khác

fewff
fegtr
fsfds
fsfds

Nhật Bản: Dự trữ gạo trước nguy cơ nắng nóng kéo dài

Năm ngoái là năm nóng kỷ lục ở Nhật Bản, góp phần khiến sản lượng lúa gạo chất lượng cao giảm xuống mức thấp kỷ lục.

Cần Thơ: Nhiều dự án, khu công nghiệp vi phạm nghiêm trọng về môi trường

UBND thành phố Cần Thơ vừa thông báo kết luận thanh tra về công tác quản lý môi trường trên địa bàn, qua đó chỉ ra nhiều hạn chế, thiếu sót tại các dự án và khu công nghiệp (KCN).

Thanh Hoá: Di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư

UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 1671/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi đô thị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030.

Quận Tây Hồ: UBND phường Yên Phụ yêu cầu chấm dứt bãi xe không phép trên đất dự án

Tại thời điểm kiểm tra ngày 20/3/2024, của cơ quan chức năng phường Yên Phụ, đại diện Công ty TNHH Ngọc Linh (chủ đầu tư thực hiện dự án) không xuất trình được các giấy phép liên quan đến hoạt động trông giữ xe.

Công ty Cổ phần Tập đoàn Việt Phát bị phản ánh đổ thải trái phép

Theo phản ánh, Công ty Cổ phần Tập đoàn Việt Phát - Chủ đầu tư dự án Trung tâm thương mại phường Bãi Cháy (TP Hạ Long, Quảng Ninh) đã thực hiện hành vi đổ thải trái phép, gây ô nhiễm môi trường.

Đồng Nai: Nhà hàng Purli xây dựng trái phép giữa rừng cao su (Bài 2)

Sau phản ánh của Môi trường và Đô thị điện tử về Nhà hàng – hầm rượu Purli (ấp Trần Cao Vân, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất) xây dựng trái phép, đến nay, một số công trình nhà dựng tạm, cơi nới tại đây đã được tháo dỡ.