moitruongplus Trước những băn khoăn về việc người giao hàng công nghệ có còn được hoạt động nữa hay không, ngày 4-9, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết, việc vận chuyển, cung ứng hàng hóa cho Phân vùng 1 sẽ được thực hiện bằng xe ô tô. Còn đối với người giao hàng công nghệ, sau khi rà soát, sẽ được hoạt động trong Phân vùng 1 để phục vụ nhu cầu vận chuyển, cung ứng hàng hóa cho người dân.


Các hệ thống phân phối bán lẻ bảo đảm cung ứng đầy đủ hàng hóa, đáp ứng tốt nhu cầu của người dân trong thời gian giãn cách phòng, chống dịch Covid-19.

Để bảo đảm lưu thông hàng hóa, tính đến ngày 31-8, thành phố Hà Nội có 51.111 xe ô tô được cấp luồng xanh quốc gia; 26.133 xe máy được cấp mã QR của Sở Giao thông - Vận tải. Bên cạnh đó, mỗi quận, huyện, thị xã huy động trung bình 5 xe tham gia vận chuyển, cung ứng hàng hóa.

Dự kiến, Sở Giao thông - Vận tải sẽ huy động 528 xe tải của các doanh nghiệp tham gia cung ứng, vận chuyển hàng hóa. Trong đó, có 450 xe phục vụ ở nội thành và 78 xe chạy liên vùng. Ngoài ra, có 50 xe buýt sẵn sàng để phục vụ bán hàng cho người dân trên địa bàn khi cần thiết.

Trước đó, Sở Công Thương Hà Nội đã xây dựng phương án bảo đảm nguồn cung, điều phối hàng hóa cho từng phân vùng.

Cụ thể, tại Phân vùng 1 có 78 siêu thị, 149 chợ, 5.095 điểm bán lương thực, thực phẩm thiết yếu; 35 doanh nghiệp và 565 địa điểm cung ứng hàng hóa thiết yếu có hình thức bán hàng trực tuyến, 927 địa điểm sẵn sàng trưng dụng làm kho, điểm bán hàng lưu động ngay khi cần thiết. Các hệ thống này bảo đảm cung ứng hàng hóa cho khoảng 3,78 triệu dân.

Các doanh nghiệp chủ động nguồn hàng hóa gấp 2 đến 3 lần so với nhu cầu sử dụng bình thường, dự trữ tại các kho bên trong và ngoài Phân vùng 1, thường xuyên điều tiết hàng hóa, không để thiếu hàng cục bộ.

Sở Công Thương sẽ chỉ đạo điều tiết hàng hóa giữa các hệ thống, giữa các vùng 1, 2, 3 và tăng cường bổ sung hàng hóa về các kho hàng và điểm bán liên tục 24/24 giờ.

Các sở chuyên ngành rà soát danh sách các phương tiện chở hàng hóa thiết yếu gửi Công an thành phố cấp mã nhận diện (đối với xe ô tô) và cấp Giấy phép đi đường cho các xe máy.

Về phía các hệ thống siêu thị trên địa bàn Hà Nội, từ nay đến hết ngày 21-9, doanh nghiệp bán lẻ sẽ phối hợp với các quận, huyện như: Hoàn Kiếm, Thanh Trì, Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Thanh Trì, Ba Đình, Nam Từ Liêm, Đống Đa, Hoàng Mai, Hà Đông… tổ chức điểm bán hàng lưu động bởi những địa phương này có ít hệ thống phân phối, hoặc chợ truyền thống bị đóng cửa do có ca F0. 

Còn người dân hiện đang sinh sống tại phân vùng 2 và phân vùng 3 cũng sẽ mua hàng thiết yếu thông qua 23 siêu thị, 300 chợ, 4.451 cửa hàng tiện ích, 1.491 điểm bố trí bán hàng lưu động...

Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan khẳng định, thành phố Hà Nội bảo đảm chuẩn bị đầy đủ nguồn hàng cung ứng đến người dân trên địa bàn. Do đó, người dân yên tâm, không cần mua sắm tích trữ, chỉ mua đủ dùng cho 3 ngày/tuần theo lịch đi mua hàng.

Đánh giá về kết quả triển khai trong 3 đợt giãn cách xã hội trên địa bàn thành phố, bà Trần Thị Phương Lan cho biết, mặc dù có một số chợ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi bị tạm đóng cửa nhưng chính quyền và hệ thống phân phối đã triển khai các hình thức cung ứng hàng hóa đa dạng đến người dân, hàng hóa dồi dào, giá cả ổn định, người dân mua bán thuận tiện.


Các tin khác

fewff
fegtr
fsfds
fsfds

Nhật Bản: Dự trữ gạo trước nguy cơ nắng nóng kéo dài

Năm ngoái là năm nóng kỷ lục ở Nhật Bản, góp phần khiến sản lượng lúa gạo chất lượng cao giảm xuống mức thấp kỷ lục.

Cần Thơ: Nhiều dự án, khu công nghiệp vi phạm nghiêm trọng về môi trường

UBND thành phố Cần Thơ vừa thông báo kết luận thanh tra về công tác quản lý môi trường trên địa bàn, qua đó chỉ ra nhiều hạn chế, thiếu sót tại các dự án và khu công nghiệp (KCN).

Thanh Hoá: Di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư

UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 1671/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi đô thị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030.

Quận Tây Hồ: UBND phường Yên Phụ yêu cầu chấm dứt bãi xe không phép trên đất dự án

Tại thời điểm kiểm tra ngày 20/3/2024, của cơ quan chức năng phường Yên Phụ, đại diện Công ty TNHH Ngọc Linh (chủ đầu tư thực hiện dự án) không xuất trình được các giấy phép liên quan đến hoạt động trông giữ xe.

Công ty Cổ phần Tập đoàn Việt Phát bị phản ánh đổ thải trái phép

Theo phản ánh, Công ty Cổ phần Tập đoàn Việt Phát - Chủ đầu tư dự án Trung tâm thương mại phường Bãi Cháy (TP Hạ Long, Quảng Ninh) đã thực hiện hành vi đổ thải trái phép, gây ô nhiễm môi trường.

Đồng Nai: Nhà hàng Purli xây dựng trái phép giữa rừng cao su (Bài 2)

Sau phản ánh của Môi trường và Đô thị điện tử về Nhà hàng – hầm rượu Purli (ấp Trần Cao Vân, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất) xây dựng trái phép, đến nay, một số công trình nhà dựng tạm, cơi nới tại đây đã được tháo dỡ.