moitruongplus Bộ Công Thương đề nghị các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung đẩy mạnh việc bảo đảm hàng hóa thiết yếu cung ứng cho TP.HCM và các tỉnh phía Nam.

Tạo luồng "ưu tiên đặc biệt” 

Mới đây, Bộ Công Thương vừa có công văn hỏa tốc gửi UBND TP.HCM và các tỉnh phía Nam về việc bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu để ứng phó với dịch Covid-19.

Theo đó, để bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho TP.HCM và các tỉnh thành phía Nam đang có dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Bộ đề nghị các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung đẩy mạnh việc bảo đảm hàng hóa thiết yếu cung ứng cho TP.HCM và các tỉnh phía Nam. Đặc biệt là nguồn cung hàng hóa cho Chương trình Bình ổn thị trường đã được ký kết. Thông tin chi tiết cho Bộ về nhu cầu cụ thể với các mặt hàng thiết yếu cần hỗ trợ cung cấp và đơn vị tiếp nhận để điều phối nếu cần thiết.

Đặc biệt, Bộ Công Thương đề nghị tạo luồng "ưu tiên đặc biệt” cho các phương tiện vận tải hàng hóa thiết yếu phục vụ Chương trình Bình ổn thị trường cung ứng cho những vùng đang phải thực hiện giãn cách, cách ly xã hội.

Bên cạnh đó, phối hợp với các đơn vị vận tải chuyên nghiệp, đặc thù (như Viettel Post, VN Post…) triển khai và tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa thiết yếu cung ứng cho địa bàn của TP.HCM và các tỉnh phía Nam.

Bộ Công Thương cũng đề nghị các địa phương phối hợp với TP.HCM thiết lập các điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa thiết yếu có kiểm soát an toàn dịch bệnh để thay thế các chợ đầu mối và các điểm trung chuyển đã bị đóng cửa nhằm bảo đảm cung ứng kịp thời hàng hóa cho người dân. 

Ngoài ra, tiếp tục khẩn trương bố trí, triển khai các điểm bán hàng thiết yếu bổ sung, lưu động có kiểm soát an toàn dịch bệnh thay thế cho các cơ sở bán hàng thiết yếu đã bị đóng cửa do dịch bệnh Covid-19.

Rà soát và khẩn trương triển khai các biện pháp phun khử khuẩn, các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19 để sớm mở cửa trở lại các chợ, các cơ sở bán lẻ. Đồng thời, hướng dẫn các chợ, các cơ sở bán lẻ tổ chức hoạt động theo khuyến cáo của ngành y tế để vừa kiểm soát, an toàn dịch bệnh, vừa bảo đảm cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người dân.

Phối hợp với lực lượng Quản lý thị trường tại địa phương, tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống hiện tượng găm hàng, tăng giá, bán hàng kém chất lượng.

Đồng thời, phối hợp với các cơ quan truyền thông thông tin đầy đủ, kịp thời về năng lực cung ứng hàng hóa, các chương trình, địa điểm bán hàng hóa thiết yếu để ổn định tâm lý cho người dân. Công bố công khai, kịp thời các điểm bán hàng, các điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa cho người dân và các doanh nghiệp, tiểu thương kinh doanh hàng hóa thiết yếu biết và thực hiện việc mua bán hàng hóa.

3 bộ chung tay tháo gỡ khó khăn cho lưu thông hàng hóa

Trước một số ý kiến của doanh nghiệp về việc gặp khó khăn khi đưa hàng hóa vào vùng dịch, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải vừa ký Công văn số 4045 gửi đến Bộ Y tế và Bộ GTVT. Theo đó đẩy mạnh phối hợp với các Bộ, ngành để tạo điều kiện thuận lợi trong vận chuyển, lưu thông hàng hóa thiết yếu.

Công văn nêu rõ, để đảm bảo cung ứng đủ hàng hóa thiết yếu cho người dân tại TP.HCM và các tỉnh, thành phố có dịch khác ở phía Nam (trong điều kiện phải cách ly, giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27 tháng 3 năm 2020 về quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch Covid-19 và Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 31 tháng 3 năm 2020 về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19), Bộ Y tế, Bộ GTVT đã ban hành các văn bản chỉ đạo hướng dẫn hoạt động vận chuyển hàng hóa góp phần quan trọng tạo điều kiện cho việc vận chuyển, lưu thông, phân phối hàng hóa để phục vụ nhu cầu thiết yếu của nhân dân.

Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam, Bộ Công Thương nhận được báo cáo của Sở Công Thương TP.HCM, một số địa phương (Lâm Đồng, Tiền Giang, Cần Thơ…) và một số doanh nghiệp tham gia Chương trình Bình ổn thị trường hiện còn một số khó khăn, vướng mắc làm chậm việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa thiết yếu. 

Trong đó có quy định "tất cả người về từ TP.HCM phải thực hiện cách ly y tế tại nhà trong vòng 7 ngày kể từ ngày về địa phương” đã gây khó khăn cho một số đơn vị phân phối của TP.HCM có nguồn hàng nằm ở tỉnh lân cận và ảnh hưởng chuỗi cung ứng hàng hóa khác của các hệ thống phân phối. 

Thêm vào đó, hoạt động kiểm tra kiểm soát phòng chống dịch Covid-19 tại các trạm thu phí, chốt, trạm kiểm soát còn diễn ra tình trạng ùn tắc kéo dài, dẫn đến xe vận chuyển hàng hóa cung cấp cho TP.HCM và các tỉnh phía Nam bị chậm, hàng hóa giảm phẩm cấp, hỏng, không kịp giao hàng.

Trước tình hình đó, Bộ Công Thương đề nghị Bộ Y tế có quy định, hướng dẫn cụ thể, rõ ràng và thống nhất với các tỉnh, thành phố về địa điểm xét nghiệm Covid-19, bổ sung các điểm xét nghiệm nhanh tại các chốt, trạm kiểm soát.

Nghiên cứu, xem xét, thống nhất yêu cầu xét nghiệm nhanh (thời gian hiệu lực 3 ngày) cho phép các lái xe, phương tiện vận tải hàng hóa thiết yếu và người áp tải đi về trong ngày phục vụ Chương trình Bình ổn thị trường tại TP.HCM và các tỉnh Phía Nam để các địa phương, doanh nghiệp cùng thực hiện.

Đối với Bộ GTVT, phối hợp với Bộ Công an có phương án rút ngắn thời gian phương tiện vận chuyển và người áp tải hàng hóa (khi có đầy đủ giấy tờ phòng chống dịch theo quy định) làm các thủ tục kiểm tra tại các chốt, trạm kiểm soát. Bên cạnh việc tạo "luồng xanh" có phương án tạo luồng "ưu tiên đặc biệt” để các phương tiện vận chuyển, lưu thông hàng hóa thiết yếu giữa các địa phương thuộc Chương trình Bình ổn thị trường (trong và ngoài vùng có dịch), được lưu thông nhanh nhất, kịp thời phục vụ nhu cầu thiết yếu của nhân dân.

Theo Kinh tế môi trường

Các tin khác

fewff
fegtr
fsfds
fsfds

Nhật Bản: Dự trữ gạo trước nguy cơ nắng nóng kéo dài

Năm ngoái là năm nóng kỷ lục ở Nhật Bản, góp phần khiến sản lượng lúa gạo chất lượng cao giảm xuống mức thấp kỷ lục.

Cần Thơ: Nhiều dự án, khu công nghiệp vi phạm nghiêm trọng về môi trường

UBND thành phố Cần Thơ vừa thông báo kết luận thanh tra về công tác quản lý môi trường trên địa bàn, qua đó chỉ ra nhiều hạn chế, thiếu sót tại các dự án và khu công nghiệp (KCN).

Thanh Hoá: Di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư

UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 1671/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi đô thị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030.

Quận Tây Hồ: UBND phường Yên Phụ yêu cầu chấm dứt bãi xe không phép trên đất dự án

Tại thời điểm kiểm tra ngày 20/3/2024, của cơ quan chức năng phường Yên Phụ, đại diện Công ty TNHH Ngọc Linh (chủ đầu tư thực hiện dự án) không xuất trình được các giấy phép liên quan đến hoạt động trông giữ xe.

Công ty Cổ phần Tập đoàn Việt Phát bị phản ánh đổ thải trái phép

Theo phản ánh, Công ty Cổ phần Tập đoàn Việt Phát - Chủ đầu tư dự án Trung tâm thương mại phường Bãi Cháy (TP Hạ Long, Quảng Ninh) đã thực hiện hành vi đổ thải trái phép, gây ô nhiễm môi trường.

Đồng Nai: Nhà hàng Purli xây dựng trái phép giữa rừng cao su (Bài 2)

Sau phản ánh của Môi trường và Đô thị điện tử về Nhà hàng – hầm rượu Purli (ấp Trần Cao Vân, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất) xây dựng trái phép, đến nay, một số công trình nhà dựng tạm, cơi nới tại đây đã được tháo dỡ.