moitruongplus 14 hiệp hội các ngành hàng trong đó có Hiệp hội Dệt may Việt Nam vừa có văn bản gửi Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc kiến nghị các chính sách hỗ trợ cho người lao động và doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn do dịch bệnh Covid-19

Ngày 30/8 vừa qua, 14 hiệp hội đại diện cho nhiều ngành hàng chủ lực của Việt Nam đã có văn bản gửi Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Thủ tướng Chính phủ về việc kiến nghị các chính sách hỗ trợ cho người lao động và doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn do dịch bệnh Covid-19.

Ảnh minh họa

14 hiệp hội ngành hàng có kiến nghị với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Thủ tướng Chính phủ bao gồm: Lương thực thực phẩm TP. HCM, Thực phẩm minh bạch, Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam, Doanh nghiệp điện tử Việt Nam, Nhựa Việt Nam, Dệt may Việt Nam, Bia – rượu – nước giải khát Việt Nam, Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, Da giày – Túi xách Việt Nam, Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP. HCM, Gỗ và Lâm sản Việt Nam, Sữa Việt Nam, Giấy và bột giấy Việt Nam, Chè Việt Nam.

Theo văn bản của 14 hiệp hội trên, kết quả khảo sát tình hình thực tế hiện nay trong các ngành hàng xuất khẩu cho thấy chỉ một số ít (15-20%) các doanh nghiệp thực hiện được mô hình sản xuất "3 tại chỗ”, còn lại đa số đều buộc phải tạm ngưng sản xuất.

Các doanh nghiệp phải chấp nhận không có doanh thu nhưng vẫn phải chi trả các khoản định phí lớn như thuê kho bãi, nhà xưởng, phí tồn kho, lãi suất ngân hàng, chi trả lương chờ việc cho người lao động…

Theo tính toán sơ bộ của một công ty thủy sản quy mô trung bình, mức thua lỗ trung bình là 10 tỷ đồng/tháng khi doanh nghiệp ngưng sản xuất.

"Hầu hết các ngành hàng của chúng tôi đều sử dụng nhiều lao động, có điểm chung là chi phí cho người lao động (chi phí tiền công, tiền bảo hiểm xã hội và kinh phí công đoàn) là chi phí lớn nhất. Nay phải sản xuất cầm chừng (3 tại chỗ) hoặc dừng sản xuất – công suất, sản lượng giảm tới 70%, nhưng các chi phí liên quan người lao động (bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn...) vẫn giữ nguyên, doanh nghiệp vẫn phải trả lương ngừng việc – khiến khó khăn càng chồng chất, khó trụ vững dài ngày”, văn bản kiến nghị nêu rõ.

14 hiệp hội các ngành hàng đưa ra đưa ra 4 đề nghị đến Tổng Liên đoàn đoàn Lao động Việt Nam để mở rộng thêm nội dung hỗ trợ cho người lao động.

Thứ nhất, các hiệp hội đề nghị sửa đổi Quyết định 3089/QĐ-TLĐ ngày 24/8/2021 về việc hỗ trợ tiền ăn cho người lao động.

Thứ hai, các hiệp hội đề nghị miễn đóng kinh phí Công đoàn (2% quỹ lương) từ tháng 8/2021 đến 31/12/2021 cho các doanh nghiệp và người lao động nằm trong các khu vực đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg.

Ngoài ra, các hiệp hội cũng kiến nghị dừng thu kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn cho doanh nghiệp và người lao động trước mắt đến 30/6/2022 với các điều kiện như quy định tại Nghị quyết 68/NQ-CP về dừng nộp vào quỹ hưu trí và tử tuất (tức là áp dụng đối với doanh nghiệp có 15% lao động trở lên (kể cả lao động ngừng việc, tạm hoãn, thỏa thuận nghỉ không lương) phải tạm thời nghỉ việc thay vì 50% như quy định tại công văn số 2059/TLĐ của Tổng Liên đoàn ngày 28/5/2021).

Cuối cùng, 14 hiệp hội các ngành hàng đề xuất cho phép doanh nghiệp phối hợp với công đoàn cơ sở được sử dụng quỹ công đoàn đang kết dư tại doanh nghiệp trả chi phí test nhanh, chi phí xét nghiệm cho người lao động, hỗ trợ người lao động gặp khó khăn.

Theo MTĐT

Các tin khác

fewff
fegtr
fsfds
fsfds

Nhật Bản: Dự trữ gạo trước nguy cơ nắng nóng kéo dài

Năm ngoái là năm nóng kỷ lục ở Nhật Bản, góp phần khiến sản lượng lúa gạo chất lượng cao giảm xuống mức thấp kỷ lục.

Cần Thơ: Nhiều dự án, khu công nghiệp vi phạm nghiêm trọng về môi trường

UBND thành phố Cần Thơ vừa thông báo kết luận thanh tra về công tác quản lý môi trường trên địa bàn, qua đó chỉ ra nhiều hạn chế, thiếu sót tại các dự án và khu công nghiệp (KCN).

Thanh Hoá: Di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư

UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 1671/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi đô thị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030.

Quận Tây Hồ: UBND phường Yên Phụ yêu cầu chấm dứt bãi xe không phép trên đất dự án

Tại thời điểm kiểm tra ngày 20/3/2024, của cơ quan chức năng phường Yên Phụ, đại diện Công ty TNHH Ngọc Linh (chủ đầu tư thực hiện dự án) không xuất trình được các giấy phép liên quan đến hoạt động trông giữ xe.

Công ty Cổ phần Tập đoàn Việt Phát bị phản ánh đổ thải trái phép

Theo phản ánh, Công ty Cổ phần Tập đoàn Việt Phát - Chủ đầu tư dự án Trung tâm thương mại phường Bãi Cháy (TP Hạ Long, Quảng Ninh) đã thực hiện hành vi đổ thải trái phép, gây ô nhiễm môi trường.

Đồng Nai: Nhà hàng Purli xây dựng trái phép giữa rừng cao su (Bài 2)

Sau phản ánh của Môi trường và Đô thị điện tử về Nhà hàng – hầm rượu Purli (ấp Trần Cao Vân, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất) xây dựng trái phép, đến nay, một số công trình nhà dựng tạm, cơi nới tại đây đã được tháo dỡ.