moitruongplus Luật sư Trương Anh Tú cho rằng, một trong những giải pháp cứu cánh, mang tính chất quyết định đối với doanh nghiệp hiện nay là việc được hỗ trợ tín dụng.

Tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn ra ngày càng phức tạp trên cả nước. Nhiều doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng. Hệ luỵ là, việc hoạt động kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Mặc dù ảnh hưởng như vậy, nhưng doanh nghiệp vẫn phải đang chi trả rất nhiều chi phí như: lương, bảo hiểm xã hội, thuế...


Các doanh nghiệp tiếp tục lao đao vì dịch Covid-19. Ảnh: VGP

Theo luật sư Trương Anh Tú, Chủ tịch TAT Lawfirm, một trong những chi phí rất lớn cần phải kể đến là chi phí lãi vay, bên cạnh đó cộng đồng doanh nghiệp cần gấp gói tín dụng giá rẻ khổng lồ, để phục hồi sản xuất khi dịch bệnh qua đi.

Những chính sách cơ cấu nợ, giảm, miễn lãi cho doanh nghiệp tại thời điểm này là điều cực kỳ cần thiết, để giúp doanh nghiệp vượt qua đại dịch cũng như giúp tránh những hệ luỵ xấu cho xã hội. Một khi doanh nghiệp rơi vào tình trạng mất khả năng chi trả, nhiều khả năng là doanh nghiệp phá sản, người lao động bị mất việc làm, nhà nước mất nguồn thu thuế, thậm chí bản thân hệ thống ngân hàng cũng phải gánh chịu hậu quả từ những khoản nợ xấu này.

Luật sư Tú viện dẫn, ngay từ năm 2020, khi dịch bệnh mới bắt đầu, Ngân hàng Nhà nước đã kịp thời ban hành Thông tư số 01/2020/TT-NHNN và Thông tư số 03/2021/TT-NHNN để yêu cầu ngân hàng thương mại hỗ trợ khách hàng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, hoặc giữ nguyên nhóm nợ. Theo đó, (Điều 7 Thông tư 01/2020/TT-NHNN) yêu cầu Ngân hàng thương mại phải: "Ban hành quy định nội bộ để xác định khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; Gửi báo cáo hàng tháng về tình hình thực hiện thông tư trên về Ngân hàng nhà nước.”

Bước đầu, chính sách đã đem lại những con số hết sức tích cực. Theo số liệu báo cáo nhanh hàng tuần của các tổ chức tín dụng mà Ngân hàng Nhà nước cung cấp, đến ngày 26/7/2021, các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 198.638 khách hàng với dư nợ 309.147 tỉ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho 787.479 khách hàng với dư nợ 1.395.135 tỉ đồng; cho vay mới lãi suất thấp hơn so với trước dịch với doanh số lũy kế từ 23/1/2020 đến nay đạt 4.042.012 tỉ đồng cho 525.401 khách hàng.

"Tuy nhiên, các quy định nội bộ này thường đặt ra thủ tục, tiêu chuẩn rất cao và thực tế là, nhiều doanh nghiệp khó lòng đáp ứng được. Bên cạnh đó, có tình trạng ngân hàng thương mại không công bố rộng rãi các quy định nội bộ này, dẫn đến tình trạng nhiều khách hàng không biết các quy định nội bộ này của ngân hàng để được hỗ trợ. Mặt khác, để các ngân hàng tính toán và thu xếp các gói tài chính cho những khoản hỗ trợ, đôi khi vượt quá nguồn lực của họ. Suy đến cùng, ngân hành cũng là một doanh nghiệp, đi tìm kiếm lợi nhuận. Cho nên, để việc hỗ trợ doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn này được hiệu quả thì cần những động thái thực chất hơn, cụ thể hơn”, luật sư Trương Anh Tú phân tích..

Vẫn theo vị luật sư, quan sát các động thái của những quốc gia trên thế giới trong vấn đề giải cứu nền kinh tế bị tác động nặng nề bởi đại dịch Covid-19 cho thấy, những quốc gia này thường tung ra gói cứu trở khoảng 20% GDP quốc gia. Theo số liệu được cập nhật mới đây, Chính phủ Anh tung ra gói cứu trợ 299 tỉ bảng Anh trong khoảng thời gian 2020 đến nửa đầu năm 2021. Hoa Kỳ đã triển khai gói cứu trợ 4000 tỉ USD. Nước Đức bơm vào nền kinh tế của họ là 4.000 tỉ USD, trong khi 6 tháng đầu năm 2020, Singapore chi ra gói hỗ trợ 20% GDP tương đương 60 tỉ đô la. Ở Nhật, chỉ riêng gói cứu trợ năm 2020 của họ đã lên đến 708 tỉ đô la. Trong đó, hầu hết các nước đều chi vào nghiên cứu thuốc điều trị ngăn ngừa bệnh, hỗ trợ người nghèo và một lượng lớn số tiền đó được chi cho việc cứu trợ doanh nghiệp thông qua các gói tín dụng, chưa kể các chính sách về thuế.

Luật sư Trương Anh Tú - Chủ tịch TAT Lawfirm.

"Như vậy, với quy mô GDP như hiện nay của Việt Nam, chúng ta cần một gói cứu trợ từ 70, đến 80 tỉ USD mới đủ sức vực dậy nền kinh tế cũng như cứu trợ khẩn cấp cho người dân bị ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh”, ông Tú nhận định.

Theo con số khảo sát của VCCI, năm 2020, có tới 87,2% doanh nghiệp bị ảnh hưởng tiêu cực bởi Covid-19. Như vậy, đến thời điểm này, con số doanh nghiệp bị ảnh hưởng có thể lên tới 99%, hiện Việt Nam đã có trên 80.000 doanh nghiệp đóng cửa.

Do đó, theo luật sư Tú, phần lớn trong số các khoản vay đến hạn của các doanh nghiệp cần được khoanh lại, không tính lãi và giãn thời gian trả nợ cho đến khi các doanh nghiệp phục hồi trở lại. Việc này cũng cần phải có thời gian từ một đến hai năm sau khi kết thúc dịch bệnh. Muốn làm được điều này, Ngân hàng Nhà nước cần chi ra cho hệ thống các tổ chức tín dụng một gói hỗ trợ khổng lồ.

Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một phần sự kỳ vọng của cộng đồng doanh nghiệp đối với nhà nước. Khi các doanh nghiệp trút được gánh nặng về các khoản nợ đáo hạn, thì những khó khăn mà họ phải đối mặt sau dịch bệnh qua đi, đó là các chi phí lương bổng, BHXH, các chi phí cố định khác. Ngoài ra họ cũng cần một lượng vốn lớn để phục hồi sản xuất và để giải quyết được khó khăn này, lại đòi hỏi nhà nước hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp một gói tín dụng khổng lồ, nhưng kèm theo điều kiện lãi suất thật ưu đãi, nếu không được 0% thì cũng cần ở mức thấp hơn 5% như dự kiến của một số ngân hàng hiện nay.

Nêu quan điểm về việc phân bổ nguồn cứu trợ, theo luật sư Trương Anh Tú, trong bối cảnh nguồn lực có hạn, Chính phủ nên tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ thay vì các doanh nghiệp lớn.

Ông lấy ví dụ như việc nhà nước từng hỗ trợ cho Vietnam Airline số tiền 12.000 tỷ đồng. "Tuy nhiên, trên thực tế, số tiền lớn này cũng chưa thấm gì so với nhu cầu bổ sung nguồn vốn của doanh nghiệp này. Trong khi, với số tiền đó, chúng ta có thể "cấp cứu” cho hàng ngàn doanh nghiệp nhỏ. Hơn nữa, doanh nghiệp vừa và nhỏ là động lực phát triển chính của nền kinh tế. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng sẽ thu hút được lượng lớn nhân lực cũng như dễ dàng xoay chuyển linh hoạt trong mọi tình huống, nhất là trong bối cảnh đại dịch này, nên những doanh nghiệp loại này sẽ giúp nền kinh tế phục hồi nhanh hơn, hay nói cách khác là hiệu quả đầu tư của nhà nước sớm phát huy hiệu quả hơn”, luật sư Tú cho biết..


Cũng theo ông Tú, hiện các doanh nhiệp đang rất khó khăn trong đề nghị và thu thập chứng từ chứng minh việc bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 để thực hiện các biện pháp hỗ trợ giảm lãi suất, cơ cấu nợ theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN và Thông tư 03/2021/TT-NHNN. Lý do chính là bởi nhiều địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, việc tiếp cận khách hàng để thẩm định và hỗ trợ gặp nhiều trở ngại, người của doanh nghiệp không thể tới ngân hàng để hoàn thành thủ tục cơ cấu nợ.

Do đó, việc hỗ trợ cần phải thực sự thu hút và hấp dẫn doanh nghiệp. Theo đó, Chính phủ cần chỉ đạo xoá bỏ các thủ tục yêu cầu doanh nghiệp phải chứng minh việc bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, bởi dịch bệnh và hệ luỵ của nó là mặc nhiên gây ra khó khăn đối với doanh nghiệp.

Cuối cùng, Chính phủ cần giám sát chặt chẽ để việc hỗ trợ này đến được với những doanh nghiệp thật sự khó khăn, tránh tình trạng lợi dụng chính sách để trục lợi.

"Chính phủ cũng cần có những giải pháp thực chất hơn, mạnh mẽ hơn nữa trong việc giúp đỡ các doanh nghiệp đang gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Một gói cứu trợ đủ lớn, cũng như việc triển khai công bằng, hiệu quả, minh bạch sẽ giúp cho các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, thách thức chưa từng có trong bối cảnh đại dịch này", luật sư Trương Anh Tú kiến nghị.

Theo Kinh tế môi trường

Các tin khác

fewff
fegtr
fsfds
fsfds

Nhật Bản: Dự trữ gạo trước nguy cơ nắng nóng kéo dài

Năm ngoái là năm nóng kỷ lục ở Nhật Bản, góp phần khiến sản lượng lúa gạo chất lượng cao giảm xuống mức thấp kỷ lục.

Cần Thơ: Nhiều dự án, khu công nghiệp vi phạm nghiêm trọng về môi trường

UBND thành phố Cần Thơ vừa thông báo kết luận thanh tra về công tác quản lý môi trường trên địa bàn, qua đó chỉ ra nhiều hạn chế, thiếu sót tại các dự án và khu công nghiệp (KCN).

Thanh Hoá: Di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư

UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 1671/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi đô thị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030.

Quận Tây Hồ: UBND phường Yên Phụ yêu cầu chấm dứt bãi xe không phép trên đất dự án

Tại thời điểm kiểm tra ngày 20/3/2024, của cơ quan chức năng phường Yên Phụ, đại diện Công ty TNHH Ngọc Linh (chủ đầu tư thực hiện dự án) không xuất trình được các giấy phép liên quan đến hoạt động trông giữ xe.

Công ty Cổ phần Tập đoàn Việt Phát bị phản ánh đổ thải trái phép

Theo phản ánh, Công ty Cổ phần Tập đoàn Việt Phát - Chủ đầu tư dự án Trung tâm thương mại phường Bãi Cháy (TP Hạ Long, Quảng Ninh) đã thực hiện hành vi đổ thải trái phép, gây ô nhiễm môi trường.

Đồng Nai: Nhà hàng Purli xây dựng trái phép giữa rừng cao su (Bài 2)

Sau phản ánh của Môi trường và Đô thị điện tử về Nhà hàng – hầm rượu Purli (ấp Trần Cao Vân, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất) xây dựng trái phép, đến nay, một số công trình nhà dựng tạm, cơi nới tại đây đã được tháo dỡ.