moitruongplus Công trình nhà ở 2 tầng cùng các hạng mục khác xây dựng trái phép trong Khu công nghiệp Gia Lộc. Điều kì lạ là công trình đã hoàn thiện và sử dụng nhưng chưa hề bị cơ quan chức năng xử lý tháo dỡ, cưỡng chế theo quy định dù đã có Quyết định buộc tháo dỡ.

Theo phản ánh của người dân, nhà máy nhôm Hưng Phát của Công ty Cổ phần thương mại Phương Trung (Công ty Phương Trung) nằm ngay trong khu công nghiệp Gia Lộc có địa chỉ tại xã Hồng Hưng, huyện Gia Lộc (Hải Dương) ngang nhiên xây dựng ngôi biệt thự kiên cố cùng các hạng mục công trình khác khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép phê duyệt xây dựng.

Cũng theo người dân địa phương, Công ty Phương Trung đã mua lại đất nông nghiệp của các hộ dân với diện tích khoảng 14.000m2, đơn vị này tự ý mua lại đất và chuyển nhượng nhưng chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đáng chú ý, khu đất này đang nằm trong ranh giới thu hồi để thực hiện Dự án Khu công nghiệp Gia Lộc đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.


Nhà máy nhôm Hưng Phát của Công ty Cổ phần thương mại Phương Trung

Để có thông tin khách quan, PV đã có mặt để ghi nhận thực tế, tại khu vực Nhà máy nhôm Hưng Phát nằm trong Khu công nghiệp Gia Lộc đã tự ý xây dựng công trình nhà ở 2 tầng kiên cố với diện tích 374m2, tự đào ao nuôi trồng thủy sản với diện tích khoảng 5.000m2 cùng nhiều hạng mục công trình phụ trợ như: Sân vườn, hồ bơi, hệ thống đường giao thông nội bộ được lát đá, trồng cây cảnh với thiết kế công phu, khuôn viên có nhà chòi ngắm cảnh,… còn lại 3 mặt tiếp giáp với cánh đồng lúa. Thoạt nhìn, người xem cứ nghĩ đây là một khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng được phê duyệt chủ trương đầu tư và được cấp phép xây dựng.

Liên quan đến vấn đề trên, PV đã có cuộc trao đổi với ông Lê Đình Dũng – Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Gia Lộc, ông Dũng cho biết: "Chúng tôi đã xử lý, xử phạt và giải tỏa rồi, người ta cũng đã tháo dỡ các trang thiết bị các thứ rồi. Còn lại sau này giải phóng mặt bằng xong cứ thế bàn giao đất cho nhà đầu tư”.

Tuy nhiên trên thực tế, công trình nhà ở 2 tầng và các hạng mục xây dựng trái phép trên vẫn mặc nhiên tồn tại thách thức pháp luật chứ chưa hề tháo dỡ như lời ông Dũng nói.


Công trình nhà ở 2 tầng và các hạng mục khác được xây dựng trái phép tại nhà máy nhôm Hưng Phát nằm trong Khu công nghiệp Gia Lộc

Được biết, sai phạm của Công ty Phương Trung diễn ra từ năm 2020 đến năm 2021, công trình đã xây dựng hoàn thiện. Dù xây dựng trên đất nông nghiệp chưa được cấp phép đã hoạt động nhiều năm và nằm trong ranh giới thu hồi để thực hiện Dự án Khu công nghiệp Gia Lộc nhưng không được lực lượng chức năng xử lý. Dư luận đặt câu hỏi về trách nhiệm của chính quyền địa phương ở đâu khi để việc mua bán, chuyển nhượng đất nông nghiệp trái phép diễn ra, thậm chí để công trình trên xây dựng hoàn thiện và đưa vào sử dụng mới được phát hiện. Đồng thời khi phát hiện cũng không có động thái xử lý quyết liệt, triệt để, khôi phục lại hiện trạng ban đầu.


Hệ thống đường giao thông nội bộ được lát đá, trồng cây cảnh với thiết kế công phu, khuôn viên có nhà chòi ngắm cảnh

Từ thực tế cho thấy, công trình được xây dựng vào năm 2020, thời gian thi công diễn ra khá lâu nhưng do chính quyền địa phương buông lỏng quản lý, thiếu kiên quyết trong xử lý vi phạm nên mới để xảy ra tình trạng xây dựng một công trình trái phép trên đất nông nghiệp.

Huyện Gia Lộc là địa phương có không ít công trình vi phạm xây dựng trên đất nông nghiệp. Những bất cập trong công tác quản lý đất đai trên địa bàn cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến vi phạm của các cá nhân, tổ chức. Từ thực tế vụ việc xây dựng công trình trái phép trên đất nông nghiệp tại xã Hồng Hưng, chính quyền địa phương cần có những động thái tích cực hơn để kiên quyết xử lý dứt điểm những công trình vi phạm, bảo đảm kỷ cương pháp luật.


Đơn vị này đã tự đào ao nuôi trồng thủy sản với diện tích khoảng 5.000m2

Trước thực trạng này, Đề nghị UBND tỉnh Hải Dương chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của huyện và địa phương xử lý nghiêm các trường hợp xây dựng trái phép, sử dụng đất sai mục đích, chuyển nhượng đất đai trái quy định của pháp luật và ngăn chặn các hành vi vi phạm, tránh gây bức xúc trong dư luận.

Môi trường và Đô thị sẽ tiếp tục thông tin.


Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

dfd
egr
dbgfbg
fsgfd

Trâu Quỳ (Hà Nội): Cho thuê đất công làm kho bãi, đừng để ảnh hưởng đến môi trường

Dù là đất công, nhưng trên phố Thành Trung, thị trấn Trâu Quỳ nhiều năm nay tồn tại bãi tập kết xe, nhà kho vận chuyển hàng hóa nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường, PCCC

Đắk Lắk: Cần kiểm tra, xử lý bãi tập kết phế liệu ô nhiễm môi trường trong khu dân cư

Mặc dù bãi tập kết phế liệu chưa được chính quyền cấp cơ sở phê duyệt hay không có bất cứ giấy tờ nào về công tác bảo vệ môi trường. Nhưng cơ sở kinh doanh phế liệu trên địa bàn xã Hoà Phú – TP Buôn Ma Thuột lại tồn tại rất nhiều năm mà không bị xử lý.

Loạt bãi xe không phép “mọc” trên đất công ở quận Long Biên

Hàng nghìn m2 đất quy hoạch trên địa bàn phường Giang Biên (quận Long Biên, TP Hà Nội) bị "hô biến” thành bãi trông giữ xe ô tô không phép, gây nguy cơ mất an toàn cháy nổ, ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường đô thị.

Bắc Giang: Cần kiểm tra việc bán đất “kèm” mộ phần ở huyện Lục Nam (Bài 3)

Sau loạt bài phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam, ngày 15/4, Chủ tịch UBND huyện Lục Nam (tỉnh Bắc Giang) đã ra Quyết định thụ lý đơn tố cáo của công dân đối với lãnh đạo xã Yên Sơn.

Nghệ An: Chủ đầu tư Khu đô thị sinh thái Vinh Tân “biến” nhà BQL dự án thành nhà hàng? (Bài 2)

Hơn 1.300m2 được UBND tỉnh phê duyệt QH, thuê đất xây dựng nhà BQL dự án nhưng bị chủ đầu tư cho đơn vị khác thuê làm nhà hàng. Không chỉ cho thuê trái phép, sử dụng đất sai mục đích, hàng loạt hạng mục cũng được xây dựng không GP, vi phạm QH nghiêm trọng

Cần kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản tại dự án DMC Plaza Hạ Long

Chủ đầu tư dự án chung cư DMC Plaza Hạ Long ở phường Hồng Hải (TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) bị phản ánh dấu hiệu vi phạm Luật Xây dựng và hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, gây ô nhiễm môi trường.