moitruongplus Trước giờ mở cửa phiên giao dịch sáng nay, giá vàng trong nước đồng loạt quay đầu sụt giảm.

Giá vàng thế giới

Giá vàng trong nước sụt giảm được đánh giá là theo đúng quy luật của giá vàng thế giới. Sự giảm này cũng đưa thị trường kim loại quý trong nước trở lại vùng giá cuối tháng 7. Diễn biến này ngược chiều với giá vàng thế giới khi mỗi ounce vàng quốc tế chiều này tăng gần 5 USD, lên 1.762 USD. Quy đổi theo tỷ giá Vietcombank, mỗi lượng vàng miếng trong nước đang cao hơn thế giới khoảng 16,8 triệu đồng.

Vàng bất ngờ quay đầu giảm giá trong bối cảnh một số quan chức của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhận định tại cuộc họp diễn ra vào tháng 9/2022 cho rằng, Fed sẽ tăng thêm lãi suất cơ bản 0,5 điểm. Lập tức, đồng USD đảo chiều tăng giá so với nhiều ngoại tệ khác khiến vàng cắm đầu lao dốc.

Nhận định về tình hình giá vàng thế giới trong thời gian tới, nhiều chuyên gia cho rằng, các nhà đầu tư nên chú ý đến nguồn cung của thị trường. Theo đó, nguồn cung vàng và bạc giảm sẽ hỗ trợ lâu dài cho giá khi nhu cầu thị trường vẫn mạnh mẽ. Từ năm 2016 đến năm 2021, sản lượng khai thác vàng đã giảm 7%.

Bên cạnh đó, thị trường vàng tiếp tục chịu áp lực bán kỹ thuật vững chắc nhưng phần lớn đã bỏ qua hoạt động mạnh hơn dự kiến ​​trong lĩnh vực dịch vụ của Mỹ, theo báo cáo mới nhất từ ​​Viện Quản lý Cung ứng (ISM).


Ảnh: Internet

Giá vàng trong nước

Trước giờ mở cửa phiên giao dịch sáng nay, giá vàng trong nước đồng loạt quay đầu sụt giảm.

Cụ thể, giá vàng SJC tại thị trường TP.HCM là 66,00-67,00 triệu đồng/lượng, giảm mạnh 1,4 triệu đồng so với cùng thời điểm phiên trước.

Giá vàng Doji tại thị trường Hà Nội giảm mạnh hơn sau khi mất 2,35 triệu đồng mua vào và 1,85 triệu đồng bán ra về còn 65,00-66,50 triệu đồng/lượng.

Trong khi đó, hai thương hiệu còn lại chỉ điều chỉnh nhẹ: Giá vàng 24K Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu 52,79-53,54 triệu đồng/lượng.

Và giá vàng 9999 thương hiệu NPQ của Phú Quý cũng giảm 100 nghìn đồng hai chiều về 52,60-53,40 triệu đồng/lượng mua vào và bán ra…

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

dfd
egr
dbgfbg
fsgfd

Trâu Quỳ (Hà Nội): Cho thuê đất công làm kho bãi, đừng để ảnh hưởng đến môi trường

Dù là đất công, nhưng trên phố Thành Trung, thị trấn Trâu Quỳ nhiều năm nay tồn tại bãi tập kết xe, nhà kho vận chuyển hàng hóa nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường, PCCC

Đắk Lắk: Cần kiểm tra, xử lý bãi tập kết phế liệu ô nhiễm môi trường trong khu dân cư

Mặc dù bãi tập kết phế liệu chưa được chính quyền cấp cơ sở phê duyệt hay không có bất cứ giấy tờ nào về công tác bảo vệ môi trường. Nhưng cơ sở kinh doanh phế liệu trên địa bàn xã Hoà Phú – TP Buôn Ma Thuột lại tồn tại rất nhiều năm mà không bị xử lý.

Loạt bãi xe không phép “mọc” trên đất công ở quận Long Biên

Hàng nghìn m2 đất quy hoạch trên địa bàn phường Giang Biên (quận Long Biên, TP Hà Nội) bị "hô biến” thành bãi trông giữ xe ô tô không phép, gây nguy cơ mất an toàn cháy nổ, ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường đô thị.

Bắc Giang: Cần kiểm tra việc bán đất “kèm” mộ phần ở huyện Lục Nam (Bài 3)

Sau loạt bài phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam, ngày 15/4, Chủ tịch UBND huyện Lục Nam (tỉnh Bắc Giang) đã ra Quyết định thụ lý đơn tố cáo của công dân đối với lãnh đạo xã Yên Sơn.

Nghệ An: Chủ đầu tư Khu đô thị sinh thái Vinh Tân “biến” nhà BQL dự án thành nhà hàng? (Bài 2)

Hơn 1.300m2 được UBND tỉnh phê duyệt QH, thuê đất xây dựng nhà BQL dự án nhưng bị chủ đầu tư cho đơn vị khác thuê làm nhà hàng. Không chỉ cho thuê trái phép, sử dụng đất sai mục đích, hàng loạt hạng mục cũng được xây dựng không GP, vi phạm QH nghiêm trọng

Cần kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản tại dự án DMC Plaza Hạ Long

Chủ đầu tư dự án chung cư DMC Plaza Hạ Long ở phường Hồng Hải (TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) bị phản ánh dấu hiệu vi phạm Luật Xây dựng và hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, gây ô nhiễm môi trường.