moitruongplus Dự án KN Paradise nằm trong 46 dự án được UBND tỉnh Khánh Hòa giao đất, không qua đấu giá quyền sử dụng đất. Đây là dự án có nguồn gốc đất quốc phòng với tổng diện tích sử dụng "siêu khủng” gần 800ha.

Ông Nguyễn Văn Đồng, Giám đốc Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Khánh Hoà vừa ký văn bản số 165/TTr-STNMT-CCQLĐĐ gửi Hội đồng Thẩm định giá đất tỉnh, về phương án giá đất cụ thể tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với dự án khu đô thị nghỉ dưỡng The Lotus Cam Ranh (KN Paradise).

Đây là dự án tọa lạc tại Nam bán đảo Cam Ranh, thuộc phường Cam Nghĩa, TP.Cam Ranh có vị trí " đắc địa” nằm sát bãi biển thuộc địa phận Bãi Dài xinh đẹp cạnh sân bay Cam Ranh và Căn cứ Hải quân vùng IV.


Phối cảnh siêu dự án KN Paradise

Dự án KN Paradise do Công ty TNHH KN Cam Ranh - thành viên Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh Golf Long Thành làm chủ đầu tư. Theo những thông tin được công bố, tổng nguồn vốn đầu tư dự án là trên 46.371 tỷ đồng. Đây là dự án có diện tích sử dụng đất lớn nhất tỉnh Khánh Hòa từ trước đến nay với tổng diện tích sử dụng đất gần 800ha.

Theo quy hoạch xây dựng, dự án này gồm 3 phân khu chính bao gồm: phân khu sân golf 27 lỗ có diện tích khoảng 90ha; phân khu đô thị có diện tích khoảng 545ha; phân khu nghỉ dưỡng có diện tích khoảng 158 ha.

Phân khu đất ở đô thị sẽ hình thành trên 13.800 căn hộ chung cư, gần 1.000 nhà ở biệt thự, khoảng 8.000 nhà ở liền kề. Đặc biệt, ở phân khu nghỉ dưỡng, ngoài 10.000 căn hộ du lịch, 835 biệt thự nghỉ dưỡng còn có thêm khu casino với khoảng 200 bàn và hơn 2.000 máy trò chơi.

Về nguồn gốc đất ban đầu, trong kế hoạch sử dụng đất 2011 – 2015 của TP Cam Ranh được UBND tỉnh Khánh Hòa xét duyệt vào tháng 12/2013. Tất cả diện tích đất gần 800ha thời điểm đó được quy hoạch là đất quốc phòng.


Dự án KN chào bán tràn lan trên mạng xã hội

Vào tháng 7/2015, Thủ tướng Chính phủ đã có chủ trương cho phép Bộ Quốc phòng phối hợp với UBND tỉnh Khánh Hòa thực hiện việc bàn giao diện tích đất quốc phòng không còn nhu cầu sử dụng đất cho địa phương quản lý, sử dụng.

Đến tháng 8/2015, UBND tỉnh Khánh Hòa đã ban hành quyết định thu hồi gần 800 ha đất do Quân chủng Hải quân sử dụng để quản lý và thực hiện các thủ tục về đầu tư đất đai.


Dù chưa được triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng đã được chào bán rầm rộ

Ngày 31/12/2015, dự án Khu đô thị nghỉ dưỡng The Lotus Cam Ranh đã được UBND tỉnh Khánh Hòa đưa vào quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016 – 2020.

Đến ngày 31/5/2016, UBND tỉnh Khánh Hòa đã ban hành quyết định phê duyệt Đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 dự án Khu đô thị và nghỉ dưỡng The Lotus Cam Ranh.

Đến ngày 14/6/2016 ông Lê Đức Vinh (nguyên Chủ tịch UBND tỉnh) đã ký văn bản số 1678/ QĐ-UBND về việc giao đất và cho thuê đất để Công ty TNHH KN Cam Ranh thực hiện dự án.

Mục tiêu của dự án là để đầu tư xây dựng: Khu phức hợp nhà ở, biệt thự, resort nghỉ dưỡng, khu chung cư kết hợp thương mại – dịch vụ, trung tâm thương mại, sân golf, kinh doanh Casino.

Vào năm 2020, UBND tỉnh Khánh Hòa cũng đã chỉ đạo các sở ngành rà soát điều chỉnh, bổ sung quyết định giao đất và cho thuê đất ở dự án KN Paradise.


Đường vào nhà máy X52 quân chủng Hải quân và Cảng Quốc tế Cam Ranh nay là cổng KN Paradise.

Có thể thấy, đây là " tiến trình thần tốc” từ lựa chọn nhà đầu tư, thủ tục giao đất, phê duyệt quy hoạch 1/500 cũng như những thủ tục khác mà các nhà đầu tư dự án phải ao ước. Dư luận trong giới đầu tư bất động sản nghi vấn:  phải chăng quỹ đất dự án này thực chất đã được Quân chủng Hải quân bàn giao từ trước nhưng do bị "tuýt còi” nên các thủ tục sau này chỉ là thực hiện lại cho phù hợp quy trình mà thôi?

Theo văn bản của Ban Nội chính Trung ương ngày 04/9/2019, thì ‘siêu dự án’ KN Paradise đang nằm trong 46 dự án, được UBND tỉnh Khánh Hòa, thực hiện giao đất, cho thuê đất, không qua thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, một số dự án nhà ở, không thực hiện đấu giá dự án theo quy định của pháp luật, có dấu hiệu gây thất thoát ngân sách Nhà nước, vi phạm luật hiện hành, việc huy động vốn trái phép, thi công có dấu hiệu lấn biển… cần sự vào cuộc của cơ quan chức năng.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

dfd
egr
dbgfbg
fsgfd

Trâu Quỳ (Hà Nội): Cho thuê đất công làm kho bãi, đừng để ảnh hưởng đến môi trường

Dù là đất công, nhưng trên phố Thành Trung, thị trấn Trâu Quỳ nhiều năm nay tồn tại bãi tập kết xe, nhà kho vận chuyển hàng hóa nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường, PCCC

Đắk Lắk: Cần kiểm tra, xử lý bãi tập kết phế liệu ô nhiễm môi trường trong khu dân cư

Mặc dù bãi tập kết phế liệu chưa được chính quyền cấp cơ sở phê duyệt hay không có bất cứ giấy tờ nào về công tác bảo vệ môi trường. Nhưng cơ sở kinh doanh phế liệu trên địa bàn xã Hoà Phú – TP Buôn Ma Thuột lại tồn tại rất nhiều năm mà không bị xử lý.

Loạt bãi xe không phép “mọc” trên đất công ở quận Long Biên

Hàng nghìn m2 đất quy hoạch trên địa bàn phường Giang Biên (quận Long Biên, TP Hà Nội) bị "hô biến” thành bãi trông giữ xe ô tô không phép, gây nguy cơ mất an toàn cháy nổ, ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường đô thị.

Bắc Giang: Cần kiểm tra việc bán đất “kèm” mộ phần ở huyện Lục Nam (Bài 3)

Sau loạt bài phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam, ngày 15/4, Chủ tịch UBND huyện Lục Nam (tỉnh Bắc Giang) đã ra Quyết định thụ lý đơn tố cáo của công dân đối với lãnh đạo xã Yên Sơn.

Nghệ An: Chủ đầu tư Khu đô thị sinh thái Vinh Tân “biến” nhà BQL dự án thành nhà hàng? (Bài 2)

Hơn 1.300m2 được UBND tỉnh phê duyệt QH, thuê đất xây dựng nhà BQL dự án nhưng bị chủ đầu tư cho đơn vị khác thuê làm nhà hàng. Không chỉ cho thuê trái phép, sử dụng đất sai mục đích, hàng loạt hạng mục cũng được xây dựng không GP, vi phạm QH nghiêm trọng

Cần kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản tại dự án DMC Plaza Hạ Long

Chủ đầu tư dự án chung cư DMC Plaza Hạ Long ở phường Hồng Hải (TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) bị phản ánh dấu hiệu vi phạm Luật Xây dựng và hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, gây ô nhiễm môi trường.