moitruongplus Smartphone sắp ra mắt của Google, tai nghe mới nhất của Apple sẽ được sản xuất tại Trung Quốc thay vì Việt Nam như kế hoạch trước đây.


Đợt dịch Covid-19 thứ tư đang phá vỡ kế hoạch chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam của Apple, Google, Amazon và các nhà cung cấp chủ lực của họ.

Ví dụ như smartphone Pixel 6 của Google sẽ được sản xuất tại Trung Quốc, dù công ty này đã lên kế hoạch sản xuất thiết bị di động này ở miền Bắc từ cuối năm ngoái, theo nguồn tin của Nikkei. Cũng như Pixel 5, mẫu điện thoại sắp ra mắt của Google sẽ được láp ráp tại Thâm Quyến do nguồn lực kỹ thuật hạn chế tại Việt Nam và những khó khăn trong việc đi lại.

Hai nguồn tin thân cận với vấn đề cho Nikkei biết Apple sẽ bắt đầu sản xuất hàng loạt tai nghe AirPods mới nhất ở Trung Quốc thay vì ở Việt Nam như kế hoạch trước đó. Dù vậy, táo khuyết vẫn hy vọng sau này sẽ chuyển khoảng 20% sản lượng AirPods mới sang Việt Nam.


Mẫu AirPods Pro được sản xuất tại Việt Nam. Ảnh: Huy Nguyễn

Cả hai mẫu AirPods bình dân và cao cấp là những sản phẩm sớm nhất mà Apple lắp ráp với số lượng đáng kể tại Việt Nam, sau khi chuyển sản xuất khoảng hai năm trước khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung lên cao.

Apple cũng có kế hoạch mang dây chuyền sản xuất MacBook, iPad sang Việt Nam Tuy nhiên, kế hoạch này đang bị hoãn lại do thiếu nguồn lực kỹ thuật, chuỗi cung ứng máy tính xách tay chưa hoàn thiện và tình hình dịch bệnh phức tạp.

Việc sản xuất chuông cửa thông minh, camera an ninh và loa thông minh cho Amazon cũng phải bị chậm trễ kể từ tháng 5 khi dịch bùng phát ở một số địa phương tại miền Bắc.

Nhờ lực lượng lao động trẻ và vị trí gần Trung Quốc, Việt Nam có điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà sản xuất công nghệ khi Washington áp thuế trừng phạt đối với hàng hóa do Trung Quốc sản xuất vào năm 2018. Các nhà cung cấp của Apple, Google, Amazon, Microsoft và Dell đã thiết lập hoặc mở rộng nhà máy tại Việt Nam trong vài năm qua.

Tuy nhiên, việc xây dựng một chuỗi cung ứng khu vực mới cũng đòi hỏi các kỹ sư có kinh nghiệm và công nhân địa phương được đào tạo. Một giám đốc điều hành chuỗi cung ứng của Apple và Google chia sẻ cả Trung Quốc và Việt Nam đều đã áp dụng các biện pháp kiểm soát biên giới chặt chẽ hơn trong năm nay - điều này đã làm chậm quá trình chuyển dịch sản xuất giữa hai nước.

"Lực lượng kỹ sư tại Việt Nam vẫn thiếu. Với các lệnh hạn chế đi lại hiện tại, việc sản xuất các sản phẩm ở Việt Nam mà đã được lắp ráp hàng loại tại các nơi khác là khả thi hơn sản xuất những sản phẩm sắp ra mắt", ông nói.

Theo các nguồn tin của Nikkei, việc đưa người lao động nhập cảnh Việt Nam cũng khó khăn hơn sau đợt dịch bùng phát hồi tháng 5. Cùng với đó, để đối phó với dịch bệnh, nhiều địa phương đã phải yêu cầu các nhà máy tạm ngưng sản xuất trừ khi họ có phương án cho công nhân ăn, ngủ tại nhà máy hoặc đưa đón công nhân tập trung. Samsung Electronics đã dừng sản xuất tại TP HCM và cắt giảm lao động do dịch phức tạp. Hồi tháng 5, các nhà cung cấp của Apple như Foxconn, Luxshare và Goertek cũng phải dừng sản xuất ở miền Bắc.

Dù vậy, Annabelle Hsu, nhà phân tích của hãng nghiên cứu IDC nhận định bất kỳ trở ngại nào đối với Việt Nam – quốc gia vốn đã nổi lên như một địa điểm sản xuất thay thế quan trọng cho Trung Quốc có thể chỉ là tạm thời.

"Chúng tôi nhận thấy có một số tác động đến dây chuyền sản xuất và sự chậm lại trong chuyển dịch năng lực sản xuất do dịch Covid-19 bùng phát trở lại và các biện pháp của chính phủ. Tuy nhiên, chúng tôi không nghĩ rằng chính phủ Việt Nam sẽ áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt như vậy trong thời gian dài, nếu không sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế và sức mạnh sản xuất đang tăng lên", Hsu nói.

Theo Nike

Các tin khác

fewff
fegtr
fsfds
fsfds

Nhật Bản: Dự trữ gạo trước nguy cơ nắng nóng kéo dài

Năm ngoái là năm nóng kỷ lục ở Nhật Bản, góp phần khiến sản lượng lúa gạo chất lượng cao giảm xuống mức thấp kỷ lục.

Cần Thơ: Nhiều dự án, khu công nghiệp vi phạm nghiêm trọng về môi trường

UBND thành phố Cần Thơ vừa thông báo kết luận thanh tra về công tác quản lý môi trường trên địa bàn, qua đó chỉ ra nhiều hạn chế, thiếu sót tại các dự án và khu công nghiệp (KCN).

Thanh Hoá: Di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư

UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 1671/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi đô thị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030.

Quận Tây Hồ: UBND phường Yên Phụ yêu cầu chấm dứt bãi xe không phép trên đất dự án

Tại thời điểm kiểm tra ngày 20/3/2024, của cơ quan chức năng phường Yên Phụ, đại diện Công ty TNHH Ngọc Linh (chủ đầu tư thực hiện dự án) không xuất trình được các giấy phép liên quan đến hoạt động trông giữ xe.

Công ty Cổ phần Tập đoàn Việt Phát bị phản ánh đổ thải trái phép

Theo phản ánh, Công ty Cổ phần Tập đoàn Việt Phát - Chủ đầu tư dự án Trung tâm thương mại phường Bãi Cháy (TP Hạ Long, Quảng Ninh) đã thực hiện hành vi đổ thải trái phép, gây ô nhiễm môi trường.

Đồng Nai: Nhà hàng Purli xây dựng trái phép giữa rừng cao su (Bài 2)

Sau phản ánh của Môi trường và Đô thị điện tử về Nhà hàng – hầm rượu Purli (ấp Trần Cao Vân, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất) xây dựng trái phép, đến nay, một số công trình nhà dựng tạm, cơi nới tại đây đã được tháo dỡ.