moitruongplus Những năm gần đây Ba Vì luôn là điểm nóng về bất động sản, đặc biệt là tình trạng sai phạm trong công tác quản lý đất đai.

Những ngôi nhà ở kiên cố, hàng loạt biệt thự nguy nga tráng lệ, resort được xây dựng trên đất Nông trường Việt Mông thuộc thôn Việt Hoà (xã Vân Hoà, huyện Ba Vì, TP Hà Nội) là một ví dụ điển hình.

Đất nông trường bị "xà xẻo”, biệt thự nghỉ dưỡng mọc lên

Cụ thể, theo thông tin của người dân tại thôn Việt Hoà (xã Vân Hoà, huyện Ba Vì, TP Hà Nội) trên địa bàn đang tồn tại nhiều căn biệt thự được xây dựng và hoạt động trái với Luật xây dựng và Luật đất đai. Nhiều cá nhân còn tự ý san gạt đất đồi và có dấu hiệu phân lô bán nền. Đáng chú ý, phần lớn các sai phạm đều nằm trên đất Nông trường Việt Mông.




Biệt thự 2, 3 tầng rộng hàng trăm mét vuông nằm trên đất Nông trường Việt Mông

Người dân cho biết, sau khi giải thể, Nông trường Việt Mông đã giao khoán đất cho cho các cán bộ nhân viên của nông trường. Trong mỗi mảnh đất giao khoán thì có 300m đất thổ cư, còn lại là đất sản xuất.

Theo bản đồ quốc gia, quả đồi 91 thuộc Nông trường Việt Mông nằm trên địa bàn xã Vân Hoà (huyện Ba Vì) và xã Kim Sơn (thị xã Sơn Tây). Đồi 91 vốn được phủ xanh, tầm nhìn ra hồ rất đẹp và thoáng thì nay đã bị "xà xẻo”, khai thác và san gạt thành bãi đất trống, có dấu hiệu chia tách thành từng lô.

Bên cạnh đó, nằm ngay sát lòng hồ 91 gần mặt đường tỉnh lộ 84 là hai công trình xây dựng kiên cố dạng biệt thự với quy mô hàng trăm mét vuông đang được xây dựng dang dở.

Cách đó khoảng 1km ngay mặt đường tỉnh lộ 84, trên một mảnh đất được nông trường giao khoán mà có hai công trình với diện tích mỗi công trình lên đến hàng trăm mét cũng đang được xây dựng.


Khu nghỉ dưỡng Rubic Home 4000m được xây dựng và hoạt động không phép

Người dân cũng cho biết, ngoài các công trình riêng lẻ trên, ngay cạnh UBND xã Vân Hoà là khu nghỉ dưỡng Rubic Homestay cũng đã xây dựng và hoạt động không phép.

Theo quan sát của phóng viên và quảng cáo trên page Facebook, Rubic Home là khu nghỉ dưỡng đa sắc vừa khai trương nằm trên đồi, view ra cánh đồng rộng lớn. Khu nghỉ dưỡng có 4 dãy nhà hiện đại, diện tích lên đến 4000m2 có sức chứa 60 người với các loại phòng. Nơi đây có cả căn villa cho khách gia đình, khách tập thể, khách đôi... giá mỗi phòng lên đến vài triệu một ngày. Bên cạnh đó, khu nghỉ dưỡng Rubic Home có cả bể bơi, sân cỏ để phục vụ các hoạt động như đốt lửa trại và nấu nướng ngoài trời.

Không chỉ xây dựng và hoạt động không phép, khu nghỉ dưỡng Rubic Home  còn "mượn" đất của sân bóng Vân Hoà để mở đường đi cho du khách đến tham quan và nghỉ dưỡng.

Thừa nhận sai phạm!

Sau khi nắm bắt thông tin, phóng viên đã liên hệ với ông Nguyễn Phi Long - Chủ tịch UBND xã Vân Hoà.

Trao đổi với phóng viên Môi trường và Đô thị, ông Nguyễn Phi Long cho biết: "Cả ba công trình xây dựng nói trên đều thuộc đất Nông trường Việt Mông. Các công trình đều được xây dựng không phép nhưng do anh Tuệ (nguyên Chủ tịch UBND xã Vân Hoà) và anh Uớc (Phó Chủ tịch UBND xã) không quyết liệt, không đình chỉ ngay từ đầu. UBND huyện đã thành lập đoàn Thanh tra để thanh tra về việc này nhưng do dịch nên đến giờ vẫn chưa có kết luận gì của Thanh tra".


Một trong hai công trình nằm trong cùng một mảnh đất nông trường được giao khoán ngay mặt đường 
 tỉnh lộ 84

Theo ông Long, Nông trường Việt Mông được giải thể từ năm 2008 nhưng đất được giao khoán cho công nhân từ những năm chín mấy. Khi Nông trường giải thể, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cho phép nông trường giao khoán đất cho cán bộ nông, lâm trường. Để đảm bảo quyền lợi và an sinh xã hội, trong hợp đồng giao khoán có 300m đất xây dựng chứ không phải đất thổ cư. Thế nhưng giai đoạn trước dân còn nghèo nên đã làm nhà tạm để ở, sau họ mới phát triển và xây dựng thêm. Đến nay tất cả toàn bộ diện tích đất vẫn là đất nông trường, chưa một ai được chuyển đổi.

"Năm 2017, Sở Tài nguyên & Môi trường TP Hà Nội đã có văn bản việc giao đất của Nông trường Việt Mông trái với quy định của Luật đất đai. Bám sát vào văn bản đó thành phố và huyện không cho họ xây dựng công trình nhà to nhưng vì an sinh xã hội nên cũng có những thời điểm, giai đoạn có tạo điều kiện cho người dân". – Ông Long cho biết.




Một phần của đồi 91 bị san gạt và có dấu phân lô

Về hồ sơ của các công trình sai phạm, ông Long cho biết, mình vừa nhận cương vị mới và đoàn Thanh tra của huyện đã lưu lại toàn bộ hồ sơ giấy tờ liên quan nên không nắm được, kể cả người đứng tên của các công trình. Ông chỉ biết các công trình vi phạm được xây dựng khoảng cuối năm 2020, đầu năm 2021.

Còn đối với khu nghỉ dưỡng Rubic Home ông Long cho biết: "Lúc họ xây dựng, đồng chí Tuệ là Chủ tịch, đồng chí Uớc là Phó Chủ tịch. Khi đó họ có đến nói chuyện và báo cáo với đồng chí Tuệ, đồng chí Ước là xây dựng để ở. Sau đó anh Tuệ cũng xin nghỉ. Con đường họ mở đi qua sân bóng là "mượn" để làm lối đi".

Rõ ràng tình trạng xây dựng trái phép, sử dụng đất sai mục đích đã tồn tại từ nhiệm kỳ của Chủ tịch trước tới nay, Chủ tịch UBND xã Vân Hòa hiện tại cũng biết rõ thực trạng này.

Vậy đến bao giờ chính quyền địa phương mới dứt điểm xử lý sai phạm theo đúng chức trách, nhiệm vụ?

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

dfd
egr
dbgfbg
fsgfd

Trâu Quỳ (Hà Nội): Cho thuê đất công làm kho bãi, đừng để ảnh hưởng đến môi trường

Dù là đất công, nhưng trên phố Thành Trung, thị trấn Trâu Quỳ nhiều năm nay tồn tại bãi tập kết xe, nhà kho vận chuyển hàng hóa nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường, PCCC

Đắk Lắk: Cần kiểm tra, xử lý bãi tập kết phế liệu ô nhiễm môi trường trong khu dân cư

Mặc dù bãi tập kết phế liệu chưa được chính quyền cấp cơ sở phê duyệt hay không có bất cứ giấy tờ nào về công tác bảo vệ môi trường. Nhưng cơ sở kinh doanh phế liệu trên địa bàn xã Hoà Phú – TP Buôn Ma Thuột lại tồn tại rất nhiều năm mà không bị xử lý.

Loạt bãi xe không phép “mọc” trên đất công ở quận Long Biên

Hàng nghìn m2 đất quy hoạch trên địa bàn phường Giang Biên (quận Long Biên, TP Hà Nội) bị "hô biến” thành bãi trông giữ xe ô tô không phép, gây nguy cơ mất an toàn cháy nổ, ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường đô thị.

Bắc Giang: Cần kiểm tra việc bán đất “kèm” mộ phần ở huyện Lục Nam (Bài 3)

Sau loạt bài phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam, ngày 15/4, Chủ tịch UBND huyện Lục Nam (tỉnh Bắc Giang) đã ra Quyết định thụ lý đơn tố cáo của công dân đối với lãnh đạo xã Yên Sơn.

Nghệ An: Chủ đầu tư Khu đô thị sinh thái Vinh Tân “biến” nhà BQL dự án thành nhà hàng? (Bài 2)

Hơn 1.300m2 được UBND tỉnh phê duyệt QH, thuê đất xây dựng nhà BQL dự án nhưng bị chủ đầu tư cho đơn vị khác thuê làm nhà hàng. Không chỉ cho thuê trái phép, sử dụng đất sai mục đích, hàng loạt hạng mục cũng được xây dựng không GP, vi phạm QH nghiêm trọng

Cần kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản tại dự án DMC Plaza Hạ Long

Chủ đầu tư dự án chung cư DMC Plaza Hạ Long ở phường Hồng Hải (TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) bị phản ánh dấu hiệu vi phạm Luật Xây dựng và hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, gây ô nhiễm môi trường.