moitruongplus Những năm qua, Quảng Ninh đã có nhiều chính sách tập trung xây dựng các thiết chế cho người lao động, đặc biệt là quy hoạch, bố trí quỹ đất để xây dựng nhà ở.

Những năm qua, Quảng Ninh đã có nhiều chính sách tập trung xây dựng các thiết chế cho người lao động, đặc biệt là quy hoạch, bố trí quỹ đất để xây dựng nhà ở, đồng thời ban hành nhiều nghị quyết, chương trình phát triển nhà ở cho công nhân.

Tuy nhiên, đến nay, việc đáp ứng nhà ở cho công nhân, người lao động vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đề ra. Riêng ngành than có số lượng lao động lớn nhất trên địa bàn tỉnh với trên 70.000 người nhưng vẫn còn 9.000 người chưa có chỗ ở ổn định.

Dự báo đến năm 2025, công nhân, lao động ngành than và khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có nhu cầu nhà ở khoảng 46.000 căn hộ.

Mục tiêu của Quảng Ninh đặt ra là đến năm 2025 sẽ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu nhà ở cho nhóm đối tượng này.


Ảnh minh hoạ

Với quan điểm xây dựng nhà ở cho công nhân, người lao động phải đảm bảo chi phí phù hợp nhất cùng điều kiện đi lại thuận lợi, nhằm giúp người lao động tiếp cận dễ dàng với quỹ nhà ở công nhân, nhà ở xã hội, cũng như thu hút đầu tư, Quảng Ninh đang tập trung tìm các giải pháp trong công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Đồng thời, nâng cao tinh thần trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương trong việc tạo điều kiện thuận lợi nhất để thu hút các nhà đầu tư triển khai các dự án nhà ở công nhân, nhà ở xã hội trên địa bàn.

Tỉnh cũng sẽ chú trọng đẩy nhanh tiến độ các dự án và thu hút các nhà đầu tư triển khai dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân; điều chỉnh quy hoạch; đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện một số nội dung liên quan đến cơ chế, chính sách về nhà ở xã hội; đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư phát triển nhà ở.

Quảng Ninh sẽ huy động tổng hợp nguồn lực từ nhà nước và các nhà đầu tư, doanh nghiệp kinh doanh khu công nghiệp, kinh doanh sản xuất, kinh doanh khu đô thị để phát triển nhà ở cho công nhân, lao động ngành than và khu công nghiệp.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

fsfds
jkhkh
vffbbg
dfd

Quận Tây Hồ: UBND phường Yên Phụ yêu cầu chấm dứt bãi xe không phép trên đất dự án

Tại thời điểm kiểm tra ngày 20/3/2024, của cơ quan chức năng phường Yên Phụ, đại diện Công ty TNHH Ngọc Linh (chủ đầu tư thực hiện dự án) không xuất trình được các giấy phép liên quan đến hoạt động trông giữ xe.

Công ty Cổ phần Tập đoàn Việt Phát bị phản ánh đổ thải trái phép

Theo phản ánh, Công ty Cổ phần Tập đoàn Việt Phát - Chủ đầu tư dự án Trung tâm thương mại phường Bãi Cháy (TP Hạ Long, Quảng Ninh) đã thực hiện hành vi đổ thải trái phép, gây ô nhiễm môi trường.

Đồng Nai: Nhà hàng Purli xây dựng trái phép giữa rừng cao su (Bài 2)

Sau phản ánh của Môi trường và Đô thị điện tử về Nhà hàng – hầm rượu Purli (ấp Trần Cao Vân, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất) xây dựng trái phép, đến nay, một số công trình nhà dựng tạm, cơi nới tại đây đã được tháo dỡ.

Trâu Quỳ (Hà Nội): Cho thuê đất công làm kho bãi, đừng để ảnh hưởng đến môi trường

Dù là đất công, nhưng trên phố Thành Trung, thị trấn Trâu Quỳ nhiều năm nay tồn tại bãi tập kết xe, nhà kho vận chuyển hàng hóa nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường, PCCC

Đắk Lắk: Cần kiểm tra, xử lý bãi tập kết phế liệu ô nhiễm môi trường trong khu dân cư

Mặc dù bãi tập kết phế liệu chưa được chính quyền cấp cơ sở phê duyệt hay không có bất cứ giấy tờ nào về công tác bảo vệ môi trường. Nhưng cơ sở kinh doanh phế liệu trên địa bàn xã Hoà Phú – TP Buôn Ma Thuột lại tồn tại rất nhiều năm mà không bị xử lý.

Loạt bãi xe không phép “mọc” trên đất công ở quận Long Biên

Hàng nghìn m2 đất quy hoạch trên địa bàn phường Giang Biên (quận Long Biên, TP Hà Nội) bị "hô biến” thành bãi trông giữ xe ô tô không phép, gây nguy cơ mất an toàn cháy nổ, ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường đô thị.