moitruongplus Một số cá nhân doanh nghiệp thu mua gom đất, san gạt hạ tầng, đào đắp xây dựng kè suối sau đó phân lô bán nền.

Loạn phân lô, bán nền "núp bóng” tách thửa

Thời gian qua, việc phân lô tách thửa san lấp để xây dựng hạ tầng đường giao thông, vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn một số quận huyện, thị xã nhận được phản ánh rất nhiều. Ngày 22/3/2022, Phó Giám đốc Lê Thanh Nam -  Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội ký quyết định 1685/STNMT-ĐKTKĐĐ ký ngày về việc đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước trong thực hiện thủ tục tách thửa, hợp thửa đất. Trong nội dung quyết định này đề nghị Ủy ban các quận, huyện, thị xã thực hiện kiểm tra, rà soát báo cáo việc phân lô, tách thửa đất, san gạt hạ tầng để xây dựng đường giao thông trên địa bàn trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/217 đến 31/1/2022 đối với thửa đất có diện tích lớn hơn 500m2.  

Nhưng thực tế theo khảo sát của phóng viên Môi trường và Đô thị Việt Nam, tại một số huyện ven trung tâm TP Hà Nội đất có hiện tượng chuyển đổi mục đích từ đất trồng cây lâu năm sang đất ở. Nhiều cá nhân công ty, cá nhân gom đất xin tách thửa, gộp thửa rồi tách thửa, rồi sau quảng cáo và tô vẽ như những khu sinh thái, khu dân cư.


Hình ảnh quảng cáo của "khu sinh thái" 108 lô Bãi Dài, Tiến Xuân

Đơn cử, tại hai xã Tiến Xuân và Tân Xã (huyện Thạch Thất) xảy ra tình trạng tạch thửa, phân lô hàng nghìn m2 đất trồng cây lâu năm và đất ở. Sau đó lập thành những dự án khu dân cư, khu sinh thái "ảo” rao bán rầm rộ trên mạng xã hội và các trang diễn đàn bất động sản…

Đi dọc theo con đường Bãi Dài (xã Tiến Xuân) khoảng hơn 1,5km PV ghi nhận, nhiều khu đất được tách từ chục đến hàng trăm lô, bám chằng chịt lấy hai bên trục đường.

Đặc biệt, có 2 khu đất 108 lô và khu hơn 30 lô. Khu 108 lô được quảng cáo chào bán là khu đô thị sinh thái với nhiều tiện ích, suối tự nhiên, đường dạo bộ bên suối, quảng trường đón gió, vườn hoa…khu vui chơi trẻ em…

Cách đó không xa, cũng trên trục đường Bãi Dài là khu đất hơn 30 lô đã được san gạt, trải thảm nhựa mới tinh, làm hạ tầng, xây tường bao quanh, như một dự án hoành tráng. Một số vị trí đã tách thửa thành các lô nhỏ còn lại đang đợi một vài tháng nữa sẽ tách sau.


Khu 30 lô Bãi Dài đang trong quá trình hoàn thiện hạ tầng đợi tách thửa

Khu đất được quảng cáo là khu sinh thái 108 lô trên thực tế đây chỉ là một bãi đất trống.  Đã được phân tách thành các lô thửa nhỏ diện tích từ 60m2 đến hơn 100m2 không có hoạt động xây dựng và để cỏ mọc hoang. Theo tìm hiểu "dự án ảo” này được hoàn thiện và rao bán từ năm 2020 đến nay đã bán gần hết.

Trong quá trình đi ghi nhận thực tế ngày 6 và 8/4 Phóng viên phát hiện tại khu đất 108 lô (thôn Bãi Dài, xã Tiến Xuân huyện Thạch Thất), có nhiều máy móc và phương tiện đang đào đắp, xây dựng kè suối như một đại công trường. Máy xúc đào đất móng khoét sâu sát lòng suối, nhiều xe tải nối nhau chở đất rầm rập làm thay đổi hiện trạng khu đất.


Các phương tiện đang đào đắp, xây dựng bờ kè như một đại công trường.


Đất được các xe tải chở vận chuyển san gạt để làm kè suối. 


Hiện trạng kè suối đang thi công. 

Điều đáng nói, việc xây dựng, đào đắp kè này đã diễn ra trong khoảng thời gian dài san lấp rầm rộ từ ngày này qua tháng khác. Nhưng phải đợi cho đến khi PV liên hệ với xã Tiến Xuân, thậm chí thúc giục xã cho người đi kiểm tra nhưng vẫn chây ì không nhận được sự phối hợp. PV liên hệ trực tiếp với Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất – Nguyễn Minh Hồng  lúc đó mới có chỉ đạo xuống phòng Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) huyện Thạch Thất phối hợp với xã để lập biên bản kiểm tra hiện trạng.

Tương tự cũng xảy ra tình trạng loạn phân lô bán nền tại thôn 8 (xã Tân Xã) đi vào sâu luồn lách qua các con ngõ nhỏ trong khu dân cư xuất hiện khu đất 21 lô, cũng đã san gạt hạ tầng, làm đường giao thông ra hàng chào bán. Đặc biệt theo lời quảng cáo khu này đã có kế hoạch tiếp tục san gạt để mở rộng khu. Với những lời quảng cáo " sổ đỏ từng lô, thanh khoản nhanh chóng”


Khu đất 21 lô, cũng đã san gạt hạ tầng, làm đường giao thông ra hàng chào bán

Theo tìm hiểu nguồn cơn của những dự án trăm lô, rao bán rầm rộ này là do một số doanh nghiệp hoặc cá nhân mua gom đất của các gia đình sau đó phân lô, tách thửa rao bán cho người khác, nhằm thu lời.

Chính quyền báo cáo cho "có lệ”  

Để thông tin được rõ ràng khách quan PV đã có buổi làm việc với ông Quách Đình Thắng – Phó chủ tịch xã Tiến Xuân cho biết: Việc xây dựng bờ kè tại khu "sinh thái” 108 lô đã được chủ đất xin ý kiến của ông chủ tịch xã cũ. Những việc này lại không được báo cáo lên UBND huyện – ông Thắng khẳng định.

Theo tại liệu tại văn bản báo cáo số 25/BC-UBND ngày 12/4/2022 của UBND xã Tiến Xuân do ông Quách Đình Thắng ký được biết khu vực 108 lô thuộc tờ bản đồ 67 diện tích 5542m2 (đất ở 3022,5m2 + 2519,8m2 đất trồng cây lâu năm), thuộc sở hữu của bà Lê Thị Thanh Hà. Sau đó bà Hà đã hiến một phần diện tích đất để làm đường đi chung là 2165,7m2 (trong đó có 161,8m đất ở và 2003,9m2 đất trồng cây lâu năm). Tuy nhiên, năm 2020 phần diện tích đất kè có chiều dài 80m, rộng 6m được bà Hà hiến đất với mục đích để làm đường đi chung, nhưng sau đó lại sử dụng làm bờ kè không đúng với mục đích xin hiến đất ban đầu.

Trao đổi thêm về việc đào đắp, xây dựng bờ kè có được sự cấp phép của cơ quan chức năng có thẩm quyền hay không nhưng ông Thắng từ chối trả lời và nói sẽ kiểm tra lại. Còn về tình trạng phân lô, tách thửa đang diễn ra tại thửa đất này ông cũng không năm được

Trong một diễn biến khác, tại buổi làm việc với ông Nguyễn Ngọc Quang – Phó chủ tịch UBND xã Tân Xã cho biết khu đất 21 lô PV đang phản ánh có tình trạng đang phân lô, bán nền ông Quang có nắm bắt được vấn đề này.  Khu đất 21 lô này theo thông tin ông Quang cung cấp thuộc chủ sở hữu của bà Nguyễn Minh Anh diện tích 2182m2, sau khi tách thửa đã trở thành một khu dân cư "trên giấy”.

Tuy nhiên khi được hỏi về việc báo cáo lên UBND huyện Thạch Thất khi đã nắm bắt được tình hình phân lô tách thửa ông Quang xác nhận cán bộ địa chính chỉ báo cáo "bằng miệng” trong cuộc họp và không có văn bản cụ thể. Ông Quang cũng cho biết thêm tại khu đất này cũng có những sai phạm liên quan.

Có thể thấy Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo rõ ràng vậy nhưng công tác quản lý dưới địa phương vẫn có dấu hiệu lỏng lẻo để vi phạm diễn ra. Vậy cơ quan thẩm quyền nào sẽ đứng ra kiểm tra, làm rõ và xử lý những dấu hiệu vi phạm trên.

Chúng tôi đang chờ những câu trả lời cụ thể hơn của UBND huyện Thạch Thất và Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội để tiếp tục thông tin tới bạn đọc.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

fsfds
jkhkh
vffbbg
dfd

Quận Tây Hồ: UBND phường Yên Phụ yêu cầu chấm dứt bãi xe không phép trên đất dự án

Tại thời điểm kiểm tra ngày 20/3/2024, của cơ quan chức năng phường Yên Phụ, đại diện Công ty TNHH Ngọc Linh (chủ đầu tư thực hiện dự án) không xuất trình được các giấy phép liên quan đến hoạt động trông giữ xe.

Công ty Cổ phần Tập đoàn Việt Phát bị phản ánh đổ thải trái phép

Theo phản ánh, Công ty Cổ phần Tập đoàn Việt Phát - Chủ đầu tư dự án Trung tâm thương mại phường Bãi Cháy (TP Hạ Long, Quảng Ninh) đã thực hiện hành vi đổ thải trái phép, gây ô nhiễm môi trường.

Đồng Nai: Nhà hàng Purli xây dựng trái phép giữa rừng cao su (Bài 2)

Sau phản ánh của Môi trường và Đô thị điện tử về Nhà hàng – hầm rượu Purli (ấp Trần Cao Vân, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất) xây dựng trái phép, đến nay, một số công trình nhà dựng tạm, cơi nới tại đây đã được tháo dỡ.

Trâu Quỳ (Hà Nội): Cho thuê đất công làm kho bãi, đừng để ảnh hưởng đến môi trường

Dù là đất công, nhưng trên phố Thành Trung, thị trấn Trâu Quỳ nhiều năm nay tồn tại bãi tập kết xe, nhà kho vận chuyển hàng hóa nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường, PCCC

Đắk Lắk: Cần kiểm tra, xử lý bãi tập kết phế liệu ô nhiễm môi trường trong khu dân cư

Mặc dù bãi tập kết phế liệu chưa được chính quyền cấp cơ sở phê duyệt hay không có bất cứ giấy tờ nào về công tác bảo vệ môi trường. Nhưng cơ sở kinh doanh phế liệu trên địa bàn xã Hoà Phú – TP Buôn Ma Thuột lại tồn tại rất nhiều năm mà không bị xử lý.

Loạt bãi xe không phép “mọc” trên đất công ở quận Long Biên

Hàng nghìn m2 đất quy hoạch trên địa bàn phường Giang Biên (quận Long Biên, TP Hà Nội) bị "hô biến” thành bãi trông giữ xe ô tô không phép, gây nguy cơ mất an toàn cháy nổ, ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường đô thị.