moitruongplus Tổng mức đầu tư của dự án được đề nghị điều chỉnh sẽ tăng thêm từ 1.757,776 tỷ đồng thành 2.347,151 tỷ đồng do tăng chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng.

Ngày 23/3 vừa qua, UBND tỉnh Thái Nguyên đã có Tờ trình về việc thông qua điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Sông Công II diện tích 250ha. Theo đó, do chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng tăng nên tổng mức đầu tư của dự án được đề nghị điều chỉnh sẽ tăng thêm gần 600 tỷ đồng (từ 1.757,776 tỷ đồng thành 2.347,151 tỷ đồng). 

Theo chủ đầu tư của dự án, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đến nay đã thực hiện được hơn 235ha trên tổng 250ha (ước tính đạt 94%). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện phần chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng ước tính 1.229.694.485.026 đồng (tăng 712.694.485.026 đồng so với quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư), dẫn đến vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt.

Nguyên nhân: Trong quá trình triển khai thực hiện, đơn giá các loại đất trên địa bàn được phê duyệt có sự điều chỉnh, thay đổi theo từng giai đoạn; chính sách bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn cũng có sự điều chỉnh Quá trình thống kê, kê khai kiểm đếm, phê duyệt phương án cho thấy số liệu thống kê có sự chênh lệch với phương án sơ bộ ban đầu. Do đó dẫn đến vượt giá trị dự toán chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Nguồn vốn đầu tư cũng được điều chỉnh thành vốn ngân sách Nhà nước và vốn huy động từ nguồn vận động nhà đầu tư ứng trước tiền thuê đất do thực tế không phát hành được trái phiếu chính quyền địa phương (200 tỷ đồng) để thực hiện dự án thay vì các phương án vốn đã được phê duyệt: Nhà đầu tư ứng trước tiền thuê đất giai đoạn 1 (50ha đầu tiên); Ngân sách địa phương dùng để đền bù, giải phóng mặt bằng 50ha đầu tiên 200 tỷ đồng; Nguồn vốn phát hành trái phiếu chính quyền địa phương 200 tỷ đồng; Nguồn vốn vận động ứng trước của 50ha đầu tiên 555 tỷ đồng. Các giai đoạn tiếp theo của dự án, tỉnh thực hiện theo phương thức cuốn chiếu, lấy nguồn vốn vận động nhà đầu tư ứng trước của giai đoạn 1 để triển khai dự án.

Ngoài ra, Ban Quản lý các Khu công nghiệp Thái Nguyên đã sử dụng nguồn ứng trước tiền thuê đất cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng kỹ thuật dự án.

UBND tỉnh Thái Nguyên cũng đề xuất điều chỉnh thời gian thực hiện dự án từ năm 2017 đến năm 2023 thay vì tiến độ dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước đó từ năm 2017 đến năm 2020.


Ảnh minh hoạ

Dự án Xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Sông Công 2 tại thành phố Sông Công (tỉnh Thái Nguyên) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư vào tháng 3/2017 với quy mô 250ha, tổng số vốn đầu tư lên đến hơn 1.757 tỷ đồng và thời gian thực hiện từ năm 2017 đến năm 2020.

Đến năm 2021, mặc dù hạ tầng khu công nghiệp chưa hoàn thành 100%, nhưng diện tích đất công nghiệp đã được các nhà đầu tư đăng ký lấp đầy với 16 dự án, trong đó: 09 dự án FDI, 07 dự án DDI. Tổng số vốn đăng ký 1,3 tỷ USD và 750 tỷ đồng, tỷ lệ lấp đầy đạt 100%. Các dự án tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực sản xuất như: Cơ khí chế tạo máy; cơ khí, sản xuất, lắp ráp ôtô; sản phẩm hàng điện tử...

Tại kỳ họp thứ hai, Hội đồng nhân dân tỉnh tỉnh Thái Nguyên khóa XIV (8/2021) đã thông qua thông qua đồ án quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Sông Công II - giai đoạn 2 và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án.

Đánh giá của các chuyên gia cho thấy: Khu công nghiệp Sông Công II có vị trí rất thuận lợi về giao thông, cách sân bay quốc tế Nội Bài 29km, cách biên giới Trung Quốc 220km, và cảng Hải Phòng 159km, cảng Cái Lân Quảng Ninh 177km. Thái Nguyên còn là điểm nút giao lưu thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt kết nối với các tỉnh thành, đường Quốc lộ 3 cũ nối Hà Nội đi Bắc Kạn; Cao Bằng và cửa khẩu Việt Nam - Trung Quốc; Quốc lộ 1B Lạng Sơn; Quốc lộ 3 mới nối Quốc lộ 18 đi Nội Bài, Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Phòng; Quốc lộ 37 nối với Bắc Ninh, Bắc Giang. Hệ thống đường sông Đa Phúc - Hải Phòng; đường sắt Thái Nguyên- Hà Nội - Lạng Sơn./.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

dfd
egr
dbgfbg
fsgfd

Trâu Quỳ (Hà Nội): Cho thuê đất công làm kho bãi, đừng để ảnh hưởng đến môi trường

Dù là đất công, nhưng trên phố Thành Trung, thị trấn Trâu Quỳ nhiều năm nay tồn tại bãi tập kết xe, nhà kho vận chuyển hàng hóa nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường, PCCC

Đắk Lắk: Cần kiểm tra, xử lý bãi tập kết phế liệu ô nhiễm môi trường trong khu dân cư

Mặc dù bãi tập kết phế liệu chưa được chính quyền cấp cơ sở phê duyệt hay không có bất cứ giấy tờ nào về công tác bảo vệ môi trường. Nhưng cơ sở kinh doanh phế liệu trên địa bàn xã Hoà Phú – TP Buôn Ma Thuột lại tồn tại rất nhiều năm mà không bị xử lý.

Loạt bãi xe không phép “mọc” trên đất công ở quận Long Biên

Hàng nghìn m2 đất quy hoạch trên địa bàn phường Giang Biên (quận Long Biên, TP Hà Nội) bị "hô biến” thành bãi trông giữ xe ô tô không phép, gây nguy cơ mất an toàn cháy nổ, ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường đô thị.

Bắc Giang: Cần kiểm tra việc bán đất “kèm” mộ phần ở huyện Lục Nam (Bài 3)

Sau loạt bài phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam, ngày 15/4, Chủ tịch UBND huyện Lục Nam (tỉnh Bắc Giang) đã ra Quyết định thụ lý đơn tố cáo của công dân đối với lãnh đạo xã Yên Sơn.

Nghệ An: Chủ đầu tư Khu đô thị sinh thái Vinh Tân “biến” nhà BQL dự án thành nhà hàng? (Bài 2)

Hơn 1.300m2 được UBND tỉnh phê duyệt QH, thuê đất xây dựng nhà BQL dự án nhưng bị chủ đầu tư cho đơn vị khác thuê làm nhà hàng. Không chỉ cho thuê trái phép, sử dụng đất sai mục đích, hàng loạt hạng mục cũng được xây dựng không GP, vi phạm QH nghiêm trọng

Cần kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản tại dự án DMC Plaza Hạ Long

Chủ đầu tư dự án chung cư DMC Plaza Hạ Long ở phường Hồng Hải (TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) bị phản ánh dấu hiệu vi phạm Luật Xây dựng và hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, gây ô nhiễm môi trường.