moitruongplus UBND tỉnh Long An đã có quyết định bãi bỏ quyết định thành lập đối với cụm công nghiệp Hựu Thạnh – Liên Á, cụm công nghiệp Phát Hải và cụm công nghiệp thực phẩm Vissan.


Khu công nghiệp Hựu Thạnh. (Nguồn: idico.com.vn)

Mới đây, UBND tỉnh Long An đã có quyết định bãi bỏ quyết định thành lập đối với 3 dự án cụm công nghiệp gồm cụm công nghiệp Hựu Thạnh – Liên Á, cụm công nghiệp Phát Hải và cụm công nghiệp thực phẩm Vissan.

Nguyên nhân bãi bỏ bãi bỏ quyết định thành lập đối với 3 cụm công nghiệp nói trên là do cụm công nghiệp Phát Hải chuyển đổi mục tiêu đầu tư sang làm khu dân cư. Hai dự án cụm công nghiệp còn lại chỉ là tổ hợp các phân xưởng, nhà máy trực thuộc một doanh nghiệp, không thực hiện tiếp nhận nhà đầu tư thứ cấp nên nếu tiếp tục thực hiện cụm công nghiệp sẽ không phù hợp.

Như vậy, sau khi hủy bỏ quyết định thành lập đối với 3 cụm công nghiệp nói trên, Long An còn 59 cụm công nghiệp nằm trong quy hoạch phát triển cụm công nghiệp và cụm công nghiệp Hải Sơn - Đức Hòa Đông (diện tích 261 ha) đang thực hiện thủ tục chuyển thành khu công nghiệp; trong đó, có 22 cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động và đã thu hút 657 dự án, tỷ lệ lấp đầy đạt 88,72%; các cụm công nghiệp khác đang trong quá trình triển khai các thủ tục thực hiện dự án.

Sở Công Thương Long An đang tiếp tục rà soát để trình cấp có thẩm quyền xem xét hủy bỏ hoặc bổ sung thêm một số dự án cụm công nghiệp, đảm bảo phù hợp với quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021 -2030. Đồng thời, tiến hành rà soát, cập nhật tiến độ thực hiện các cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động và đang triển khai thực hiện.

Ngoài ra, Sở Công Thương Long An còn tăng cường nắm bắt, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện các dự án cụm công nghiệp; kiểm tra, đôn đốc chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng. Năm 2022, tỉnh Long An phấn đấu có thêm 2 cụm công nghiệp đi vào hoạt động, góp phần tạo quỹ đất sạch để thu hút đầu tư vào địa bàn; kịp thời xử lý đối với các dự án chậm triển khai, chủ đầu tư hạ tầng không đảm bảo năng lực thực hiện dự án.

Bên cạnh đó, Sở Công Thương Long An sẽ tích cực phối hợp với các sở, ngành liên quan tăng cường thực hiện các giải pháp thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

dfd
egr
dbgfbg
fsgfd

Trâu Quỳ (Hà Nội): Cho thuê đất công làm kho bãi, đừng để ảnh hưởng đến môi trường

Dù là đất công, nhưng trên phố Thành Trung, thị trấn Trâu Quỳ nhiều năm nay tồn tại bãi tập kết xe, nhà kho vận chuyển hàng hóa nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường, PCCC

Đắk Lắk: Cần kiểm tra, xử lý bãi tập kết phế liệu ô nhiễm môi trường trong khu dân cư

Mặc dù bãi tập kết phế liệu chưa được chính quyền cấp cơ sở phê duyệt hay không có bất cứ giấy tờ nào về công tác bảo vệ môi trường. Nhưng cơ sở kinh doanh phế liệu trên địa bàn xã Hoà Phú – TP Buôn Ma Thuột lại tồn tại rất nhiều năm mà không bị xử lý.

Loạt bãi xe không phép “mọc” trên đất công ở quận Long Biên

Hàng nghìn m2 đất quy hoạch trên địa bàn phường Giang Biên (quận Long Biên, TP Hà Nội) bị "hô biến” thành bãi trông giữ xe ô tô không phép, gây nguy cơ mất an toàn cháy nổ, ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường đô thị.

Bắc Giang: Cần kiểm tra việc bán đất “kèm” mộ phần ở huyện Lục Nam (Bài 3)

Sau loạt bài phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam, ngày 15/4, Chủ tịch UBND huyện Lục Nam (tỉnh Bắc Giang) đã ra Quyết định thụ lý đơn tố cáo của công dân đối với lãnh đạo xã Yên Sơn.

Nghệ An: Chủ đầu tư Khu đô thị sinh thái Vinh Tân “biến” nhà BQL dự án thành nhà hàng? (Bài 2)

Hơn 1.300m2 được UBND tỉnh phê duyệt QH, thuê đất xây dựng nhà BQL dự án nhưng bị chủ đầu tư cho đơn vị khác thuê làm nhà hàng. Không chỉ cho thuê trái phép, sử dụng đất sai mục đích, hàng loạt hạng mục cũng được xây dựng không GP, vi phạm QH nghiêm trọng

Cần kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản tại dự án DMC Plaza Hạ Long

Chủ đầu tư dự án chung cư DMC Plaza Hạ Long ở phường Hồng Hải (TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) bị phản ánh dấu hiệu vi phạm Luật Xây dựng và hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, gây ô nhiễm môi trường.