moitruongplus Sau nhiều nỗ lực của các nhà khoa học cùng chính quyền các cấp và nhân dân, sâm Nam núi Dành đã hồi sinh được nhiều khách hàng khắp nơi biết tới.

Theo tương truyền cùng các tư liệu lịch sử, sâm Nam núi Dành được phát hiện từ thời vua Tự Đức, khi ấy mẹ ông trở bệnh dẫn đến mờ lòa cả hai mắt. Chạy chữa nhiều nơi không khỏi, năm đó, nhờ lấy được củ sâm Nam trên đỉnh núi Dành đem về chữa cho đôi mắt bà sáng trở lại.

Hàng năm, sâm Nam núi Dành được săn tìm dâng lên tiến Vua. Tiếng lành đồn xa, nhiều người cất công lên núi Dành tìm kiếm, khiến sâm Nam ngày càng khan hiếm. Sau nhiều nỗ lực của các nhà khoa học cùng chính quyền các cấp và nhân dân, sâm Nam núi Dành đã hồi sinh được nhiều khách hàng khắp nơi biết tới. Mấy năm gần đây, nhiều hộ gia đình trên địa bàn 02 xã Liên Chung và Việt Lập, huyện Tân Yên ( Bắc Giang) phát triển kinh tế mô hình sản xuất, chế biến kinh doanh sâm Nam núi Dành cho nguồn thu nhập hàng chục tỷ đồng mỗi năm.  

Trời mùa Đông những ngày cuối năm cận kề giáp tết Nhâm dần năm 2022, tiết trời như càng thấy rét ngọt hơn, tôi có dịp cùng chị Nguyễn Thị Kim Dung, Cán bộ Khuyến Nông xã Liên Chung kiêm Giám đốc Hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ Sâm Nam núi Dành Liên Chung về tìm hiểu nguồn gốc loài sâm Nam quý hiếm có trên núi Dành nằm trên địa bàn 02 xã Liên Chung và Việt Lập, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang cách trung tâm thành phố Bắc Giang khoảng 15 km về hướng Tây Bắc, với độ cao khoảng 117 m so với mực nước biển ( núi Dành là đỉnh núi cao thứ hai sau núi Đót ở xã Phúc Sơn, huyện Tân Yên). Núi Dành xưa kia thường gọi là Núi Chung Sơn, phần lớn diện tích núi nằm trên địa bàn xã Liên Chung và một phần của xã Việt Lập.  

Chị Nguyễn Thị Kim Dung Chủ nhiệm HTX sản xuất và tiêu thụ sản phẩm sâm Nam núi Dành Liên Chung cùng xã viên Nguyễn Văn Điện thôn Lãn Chanh 1 kiểm tra cây giống sâm Nam trước khi xuất vườn bán cho khách.

Đúng 8 giờ 00’ phút sáng, chúng tôi có mặt tại cơ sở sản xuất, kinh doanh sâm Nam núi Dành của xã viên Nguyễn Văn Điện, sinh năm 1986, tại thôn Lãn Chanh 1, xã Liên Chung. Biết chúng tôi muốn tìm hiểu về cây sâm Nam núi Dành anh Điện phấn khởi chia xẻ: " Năm 2012, em ruột tôi là Nguyễn Văn Biên, sinh năm 1989, mua 50 gốc sâm Nam núi Dành giống của ông Dương Văn Viên (người cùng thôn) giá 35.000 đồng/gốc về trồng dưới tán vườn bưởi. Thấy cây hợp thổ nhưỡng và khí hậu vùng này phát triển rất tốt và ít bị sâu bệnh. Năm 2019, Công ty giống cây trồng Bắc Giang về địa phương hướng dẫn kỹ thuật vào bầu ươm cây giống bằng dây thân cây sâm, anh em tôi và mọi người trong xã học tập áp dụng làm theo rất hiệu quả. Giá thành cây giống xuất vườn rẻ hơn 1/3 so với gieo ươm cây sâm giống từ củ. Vào bầu cây giống phải lấy đất tơi xốp trộn lẫn với phân trâu, bò lợn hoai mục, tưới nước đủ độ ẩm và làm cỏ sạch là cây phát triển rất nhanh. Trồng sâm chỉ cần chịu khó tâm huyết là thành công”.  Anh Điện cười, rót nước trà hoa sâm nóng mời chúng tôi thưởng thức, mùi trà hoa sâm khô được sao vàng bốc hương thơm nghi ngút. Nhấp một ngụm, tôi đã cảm nhận ngay cái vị ngòn ngọt thanh mát nơi đầu lưỡi như đang lan tỏa ngấm sâu vào trong cơ thể. 

Anh Điện đưa chúng tôi ra thăm khu vườn trồng sâm Nam của gia đình hai anh em nằm trên đỉnh ngọn đồi mâm xôi liền kề phía sau nhà dưới chân ngọn núi Dành. Anh giới thiệu, khu vườn sâm có tổng diện tích là 7.200 m2, vườn có lứa cho củ sâm già nhất là 6 năm tuổi. Gặp anh Biên đang chỉnh vòi nước tưới cho những luống sâm, nói về thu nhập từ sản phẩm sâm Nam núi Dành anh tâm sự: " Năm 2020, số tiền bán sâm giống và sâm củ của ga đình hai anh em được 2,1 tỷ đồng.

Hiện nay, khách hàng các tỉnh Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Hòa Bình và huyện Ba Vì (TP Hà Nội) đặt mua cây sâm giống rất lớn. Hai anh em phải thuê thêm từ 04 - 05 lao động người địa phương để làm cây giống”. Anh Biên còn dành thời gian đưa chúng tôi đến thăm gia đình ông Dương Văn Viên, 68 tuổi, người cùng thôn, ông Viên kể lại: " Năm 1983, biết trên núi Dành thỉnh thoảng vẫn có người tìm thấy rất ít cây sâm Nam bố, mẹ hiếm, nên tôi cũng lặn lội lên rừng đi tìm mất mấy ngày trời mới đào được 01 gốc, đem về trồng vào góc vườn. Đến năm 1991-1992, tôi khai thác lấy củ, cắt ươm gây giống trồng thêm. Cây sâm Nam núi Dành dây leo bò thân như dây cây khoai lang, mỗi đoạn dây dài khoảng một gang tay là nảy ra một "mắt” khi trồng vào bầu đất thì ra rễ, đủ tháng cắt dây tách ra đem trồng xuống đất dần hình thành nên củ. Củ sâm lớn chậm, năm đầu tiên chỉ nhỏ như chiếc đũa, 6 - 8 năm sau củ mới lớn bằng chuôi liềm, chuôi dao. Xưa nay, khi nói về sâm người ta thường nhắc đến sâm của xứ sở Kim Chi chứ chẳng mấy ai biết tại Bắc Giang cũng có loại thần dược quý này”, ông Viên cười, sảng khoái rồi đưa chúng tôi ra thăm khu vườn sâm của gia đình có diện tích 3.200 m2 được xây tường rào bảo vệ chắc chắn.

Những cây sâm về mùa Đông vẫn chịu giá lạnh bởi thời tiết, dây sâm vẫn phát triển vươn ra trên giàn xanh tốt chống chịu với giá lạnh và sương muối. Ông Viên còn kể tên những cụ cao niên nay còn sống trong xã ngày xưa lặn lội lên rừng núi Dành tìm được những cây sâm mang dòng bố mẹ về làm giống như cụ: Nguyễn Văn Chải nay đã gần 90 tuổi; cụ Nguyễn Khắc Lưu 70 tuổi, nay gia đình các cụ vẫn duy trì với nghề trồng sâm phát triển kinh tế.  

Nói về tiềm năng phát triển loài cây sâm Nam núi Dành, ông Nguyễn Đắc Văn, Phó Chủ tịch UBND xã Liên Chung cho hay: "Vùng trồng sâm Nam núi Dành hiện nay tập trung phân bố nhiều trên địa bàn 02 xã Liên Chung, Việt Lập, huyện Tân Yên, đây là vùng chuyển tiếp giữa vùng đồng bằng và vùng núi, nhiệt độ nằm trong ngưỡng 25- 25,3oC (thấp nhất huyện Tân Yên), lượng mưa ở mức thấp (1.400-1.700 mm/năm), độ ẩm 82-83% , thấp hơn các xã khác trong vùng. Khu vực núi Dành được bao bọc bởi các dãy núi cao nên tạo thành các tiểu vùng khí hậu đặc thù cùng thổ nhưỡng địa chất rất thích hợp với trồng cây sâm Nam. Hiện nay trên địa bàn xã Liên Chung có khoảng trên 100 hộ gia đình/10 thôn trong xã trồng sâm Nam núi Dành với tổng diện tích khoảng trên 12 ha. Các thôn nằm liền giáp với chân núi Dành phát triển trồng nhiều hơn như: Thôn Lãn Chanh 1; Lãn Chanh 2; thôn Hậu; thôn Hương. Nhiều hộ gia đình phát triển kinh tế bằng trồng cây sâm Nam núi Dành cho thu nhập từ vài chục triệu đến hàng tỷ đồng mỗi năm, nhiều hộ gia đình mua sắm được ô tô cùng các đồ dùng sinh hoạt cao cấp, đắt tiền và xây được nhà mới khang trang”. 

"Sau khi nghiên cứu các yếu tố thổ nhưỡng, khí hậu kết hợp theo dõi quá trình sinh trưởng và phát triển cây sâm Nam núi Dành, năm 2020 Trung tâm giống cây trồng - Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bắc Giang đã Quyết định Ban hành quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sâm Nam núi Dành. Cho cán bộ về địa phương tổ chức 05 lớp tập huấn kiến thức, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sâm Nam núi Dành cho bà con xã viên với trên 200 lượt người tham gia, lớp tập huấn rất bổ ích, hiệu quả và thiết thực. Cây sâm Nam núi Dành hợp với địa chất và khí hậu các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc nước ta. Hợp tác xã luôn đảm bảo duy trì có hàng chục vạn cây sâm giống phục vụ nhu cầu khách hàng và bao tiêu luôn sản phẩm sâm củ cho các chủ vườn bằng hình thức liên kết bao tiêu sản phẩm theo giá thị trường ổn định”, chị Nguyễn Thị Kim Dung, Giám đốc Hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ Sâm Nam núi Dành Liên Chung tâm sự với chúng tôi. 

Chúng tôi tiếp tục hành trình đến thăm mô hình trồng sâm Nam núi Dành của gia đình ông Thân Hải Đăng ở thôn Đồng Sen, xã Việt Lập nằm sát dưới sườn chân núi Dành. Gặp gia đình ông đang chọn lọc cọ rửa những củ sâm như vừa được khai thác. Ông Đăng phấn khởi mời chúng tôi uống nước và thông tin vừa thu hoạch lứa sâm trồng 5 năm tuổi đang làm sạch để gửi vào cho khách ở Thành phố Hồ Chí Minh đặt mua. 

Những chùm sâm củ căng tròn xòe ra như những ngón tay có màu sắc vàng chắc thịt với nhiều kích thước khác nhau có độ dài bình quân từ  20 - 50 cm, có những củ dài nhất lên tới hơn 70 cm. Đường kính từ củ từ 1,5 - 06 cm. Theo ông Đăng ông phải thuê máy xúc để khai thác đào sâm củ để bị gãy, đứt.. Nói về nguồn gốc cây sâm tổ ông nhớ lại: "Năm đó bà ngoại tôi lấy được cây sâm Nam từ trên núi Dành về trồng ở góc vườn. Bấy giờ, chỉ biết theo truyền miệng nó là giống sâm quý  được tiến Vua chứ không ai biết phát triển như bây giờ. Bà chỉ để làm thuốc dùng trong nhà hoặc giúp hàng xóm bị sốt cao, cảm mạo chỉ cần thái mấy lát đun nước uống lập tức hạ nhiệt giảm sốt rất hiệu quả ngay”. Gốc sâm tổ được bố ông để lại trong góc vườn, ông không giữ cho riêng mình tiếp tục kế thừa phát triển. Năm 2008, ông quyết định đem nhân giống đồng thời hướng dẫn bà con trong vùng trồng thêm để "hồi sinh” loại dược liệu quý hiếm này. Giờ đây, vườn cây sâm tổ giống của ông Đăng được trồng bảo tồn nguồn gien ngay liền trước sân nhà, đến nay gia đình ông đã quy hoạch được vườn trồng sâm Nam giống và sâm củ với diện tích khoảng 01 ha. Từ năm 2019 đến nay, gia đình ông thu nhập từ khai thác bán sâm củ, sâm giống và trà hoa sâm được số tiền khoảng 1 tỷ đồng/năm. Hiện nay, với cương vị Giám đốc Hợp tác xã (HTX) sản xuất và tiêu thụ Sâm Nam núi Dành Việt Lập với 11 hộ gia đình xã viên. Toàn xã Việt Lập có khoảng trên 100 hộ trồng cây sâm Nam núi Dành thì có khoảng 30 hộ gia đình có quy mô trồng tập trung với tổng diện tích trên 08 ha, còn lại các hộ gia đình cá nhân trồng rải rác nhỏ lẻ. 

Theo các kết quả nghiên cứu cho thấy, hàm lượng Saponin (chất quyết định để xác định, đánh giá chất lượng một giống sâm), cây sâm núi Dành càng lớn tuổi thì càng cao. Ở củ sâm 5 tuổi, Saponin đạt tới 3,8% khối lượng khô. Saponin trong sâm Nam núi Dành có tác dụng cung cấp nhiều dưỡng chất quý cho cơ thể như axit amin, vitamin, khoáng chất, dầu thơm… giúp tăng cường sinh lực, tăng khả năng miễn dịch, chống oxy hóa, ngừa lão hóa; chữa ho làm long đờm; tăng khả năng tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất; chống viêm, kháng khuẩn, kháng nấm, ức chế virus và một số saponin có mặt trong sâm có tác dụng chống lại các tế bào ung thư.

Trò chuyện với ông Nguyễn Thế Huy, Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Yên cho biết: "Năm 2021, Cục sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho UBND huyện Tân Yên cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý "Núi Dành” cho sản phẩm sâm Nam.

Với lợi thế tiềm năng sẵn có cây sâm Nam núi Dành đã hình thành chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu dùng ổn định. Hiện nay, giá tiêu thụ bán sâm củ loại 1 hiện nay là 2.000.000 đồng/kg; trà hoa sâm khô 700.000 đồng/kg; cây sâm Nam giống có giá dao động từ 15.000 đồng - 25.000 đồng/gốc ( tùy theo số lượng tiêu thụ ). Trên địa bàn 02 xã Liên Chung và Việt Lập có diện tích trồng sâm Nam núi Dành khoảng trên 20 ha, hàng năm cho thu nhập lên tới hàng chục tỷ đồng.

Trước mắt, củ sâm Nam núi Dành cần các nhà khoa học nghiên cứu chuyên sâu hơn về thành phần, khối lượng, dược chất và tác dụng hữu hiệu của nó đối với sức khỏe con người. So sánh với các giống sâm khác để khẳng định đẳng cấp, thứ hạng của loài sâm này. Hiện nay, huyện đang cho quy hoạch vùng trồng sâm với diện tích khoảng 200 ha chủ yếu ở xã Liên Chung, Việt Lập đồng thời tiếp tục đầu tư quy hoạch ở các xã An Dương, Tân Trung, Lan Giới đồng thời xây dựng "Đề án phát triển cây sâm Nam núi Dành”. Để cây sâm phát triển nhanh, hiệu quả bền vững, huyện sẽ kêu gọi các doanh nghiệp, nhà đầu tư về liên kết trồng, thu mua chế biến nâng cao giá trị cây Sâm và quảng bá cho sản phẩm sâm Nam núi Dành đáp ứng mang tầm cỡ khu vực và quốc tế biết đến”, ông Huy trăn trở./.                                                                                                          

Trần Ngọc Sơn
(Hạt Kiểm lâm Tân - Việt - Hòa)

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

dfd
egr
dbgfbg
fsgfd

Trâu Quỳ (Hà Nội): Cho thuê đất công làm kho bãi, đừng để ảnh hưởng đến môi trường

Dù là đất công, nhưng trên phố Thành Trung, thị trấn Trâu Quỳ nhiều năm nay tồn tại bãi tập kết xe, nhà kho vận chuyển hàng hóa nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường, PCCC

Đắk Lắk: Cần kiểm tra, xử lý bãi tập kết phế liệu ô nhiễm môi trường trong khu dân cư

Mặc dù bãi tập kết phế liệu chưa được chính quyền cấp cơ sở phê duyệt hay không có bất cứ giấy tờ nào về công tác bảo vệ môi trường. Nhưng cơ sở kinh doanh phế liệu trên địa bàn xã Hoà Phú – TP Buôn Ma Thuột lại tồn tại rất nhiều năm mà không bị xử lý.

Loạt bãi xe không phép “mọc” trên đất công ở quận Long Biên

Hàng nghìn m2 đất quy hoạch trên địa bàn phường Giang Biên (quận Long Biên, TP Hà Nội) bị "hô biến” thành bãi trông giữ xe ô tô không phép, gây nguy cơ mất an toàn cháy nổ, ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường đô thị.

Bắc Giang: Cần kiểm tra việc bán đất “kèm” mộ phần ở huyện Lục Nam (Bài 3)

Sau loạt bài phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam, ngày 15/4, Chủ tịch UBND huyện Lục Nam (tỉnh Bắc Giang) đã ra Quyết định thụ lý đơn tố cáo của công dân đối với lãnh đạo xã Yên Sơn.

Nghệ An: Chủ đầu tư Khu đô thị sinh thái Vinh Tân “biến” nhà BQL dự án thành nhà hàng? (Bài 2)

Hơn 1.300m2 được UBND tỉnh phê duyệt QH, thuê đất xây dựng nhà BQL dự án nhưng bị chủ đầu tư cho đơn vị khác thuê làm nhà hàng. Không chỉ cho thuê trái phép, sử dụng đất sai mục đích, hàng loạt hạng mục cũng được xây dựng không GP, vi phạm QH nghiêm trọng

Cần kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản tại dự án DMC Plaza Hạ Long

Chủ đầu tư dự án chung cư DMC Plaza Hạ Long ở phường Hồng Hải (TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) bị phản ánh dấu hiệu vi phạm Luật Xây dựng và hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, gây ô nhiễm môi trường.