moitruongplus Tối 24.7, thông tin từ Bộ Công thương cho biết, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cùng Tổ công tác đặc biệt Bộ Công thương đã có chuyến khảo sát tại 3 chợ đầu mối Thủ Đức, Hóc Môn và Bình Điền của TP.HCM.

Theo Tổ công tác Bộ Công thương,  việc tận dụng cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực hiện có của các chợ đầu mối này để tham gia hoạt động phân phối hàng hóa thiết yếu, cũng như đầu ra cho nông sản của các tỉnh, thành phố phía nam là giải pháp quan trọng và cần thiết.

Qua khảo sát thực tế và tham khảo ý kiến đại diện Bộ NN-PTNT, các doanh nghiệp, ban quản lý chợ và địa phương, hai Bộ nhất trí việc sớm mở các điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa tại 3 chợ đầu mối của thành phố và đề nghị UBND TP.HCM chỉ đạo các sở, ngành liên quan căn cứ điều kiện thực tế, đặc thù của từng chợ để nghiên cứu, tổ chức thực hiện trên cơ sở đảm bảo tuyệt đối các quy định của các cấp có thẩm quyền, ngành y tế về phòng, chống dịch Covid-19.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết: trước mắt nên tập trung vào việc mở một số địa điểm tập kết hàng hóa trung chuyển ngay tại các chợ đầu mối để giảm tải cho hệ thống siêu thị và trung tâm thương mại.
"Bộ Công thương và Bộ NN-PTNT đồng thuận với TP.HCM, căn cứ vào thực tế đặc thù của từng chợ đầu mối để sớm mở những địa điểm tập kết trung chuyển hàng hóa. Tuy nhiên, chúng tôi nhấn mạnh là trong mọi trường hợp vẫn phải đảm bảo các điều kiện quy định về phòng, chống dịch Covid-19”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh.

Trước đó, làm việc với Tổ công tác Bộ Công thương, đại diện chợ đầu mối Hóc Môn, chợ Thủ Đức đều cho hay, các khu tập kết, trung chuyển đã sẵn sàng. Ông Nguyễn Văn Huây - Giám đốc quản lý chợ đầu mối nông sản Thủ Đức cho biết lượng hàng về khu vực trung chuyển nay còn 50 - 60 tấn mỗi ngày, chủ yếu là trái cây và rau củ quả. Tương tự, khu vực trạm trung chuyển chợ đầu mối Hóc Môn rộng 5.000 m2, dự kiến sẽ có sức chứa từ 120 - 150 tấn thực phẩm/ngày.

Thời điểm bình thường (không có dịch Covid-19) lượng khách ra vào 3 chợ khoảng 12.000 đến 15.000 lượt khách/đêm, thời gian cao điểm từ 20.000 - 30.000 lượt khách/đêm. Ngày thường, cả 3 chợ có khoảng 3.000 thương nhân và hơn 18.000 người lao động với lượng hàng khoảng 8.500 - 8.700 tấn/ngày đêm, chủ yếu là thực phẩm tươi sống, thiết yếu (như: thịt gia súc, thịt gia cầm, thủy hải sản, rau củ quả, trái cây).

Theo Báo Thanh Niên

Các tin khác

fewff
fegtr
fsfds
fsfds

Nhật Bản: Dự trữ gạo trước nguy cơ nắng nóng kéo dài

Năm ngoái là năm nóng kỷ lục ở Nhật Bản, góp phần khiến sản lượng lúa gạo chất lượng cao giảm xuống mức thấp kỷ lục.

Cần Thơ: Nhiều dự án, khu công nghiệp vi phạm nghiêm trọng về môi trường

UBND thành phố Cần Thơ vừa thông báo kết luận thanh tra về công tác quản lý môi trường trên địa bàn, qua đó chỉ ra nhiều hạn chế, thiếu sót tại các dự án và khu công nghiệp (KCN).

Thanh Hoá: Di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư

UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 1671/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi đô thị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030.

Quận Tây Hồ: UBND phường Yên Phụ yêu cầu chấm dứt bãi xe không phép trên đất dự án

Tại thời điểm kiểm tra ngày 20/3/2024, của cơ quan chức năng phường Yên Phụ, đại diện Công ty TNHH Ngọc Linh (chủ đầu tư thực hiện dự án) không xuất trình được các giấy phép liên quan đến hoạt động trông giữ xe.

Công ty Cổ phần Tập đoàn Việt Phát bị phản ánh đổ thải trái phép

Theo phản ánh, Công ty Cổ phần Tập đoàn Việt Phát - Chủ đầu tư dự án Trung tâm thương mại phường Bãi Cháy (TP Hạ Long, Quảng Ninh) đã thực hiện hành vi đổ thải trái phép, gây ô nhiễm môi trường.

Đồng Nai: Nhà hàng Purli xây dựng trái phép giữa rừng cao su (Bài 2)

Sau phản ánh của Môi trường và Đô thị điện tử về Nhà hàng – hầm rượu Purli (ấp Trần Cao Vân, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất) xây dựng trái phép, đến nay, một số công trình nhà dựng tạm, cơi nới tại đây đã được tháo dỡ.