moitruongplus UBND tỉnh Bắc Giang vừa quyết định thành lập Khu công nghiệp Yên Lư có diện tích 377 ha tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.

Chủ đầu tư là Công ty cổ phần bất động sản Capella (Capella Land) với tổng vốn đầu tư gần 2.692 tỷ đồng. Thời hạn hoạt động của dự án phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp là 50 năm, kể từ ngày được cấp quyết định chủ trương đầu tư (ngày 31/12/2021).

Khu công nghiệp Yên Lư, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang được thành lập và hoạt động theo quy định pháp luật hiện hành, đồng thời chịu sự quản lý nhà nước trực tiếp của Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang.

Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp có trách nhiệm tổ chức quản lý, đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Yên Lư, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang theo quy hoạch đã được phê duyệt và các quy định pháp luật hiện hành của Nhà nước.

Ảnh:Internet

Ngoài khu công nghiệp Yên Lư thì tháng 12/2021, UBND tỉnh Bắc Giang cũng quyết định thành lập khu công nghiệp Tân Hưng có diện tích 105,3 ha thuộc xã Tân Hưng và xã Xương Lâm với tổng vốn đầu tư 1.185 tỷ đồng. Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Tân Hưng là Công ty cổ phần Lideco 1 (Hà Nội). Thời hạn hoạt động của dự án phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp này 50 năm.

Như vậy đến thời điểm này tỉnh Bắc Giang có 8 khu công nghiệp gồm Vân Trung, Đình Trám, Quang Châu, Việt Hàn (huyện Việt Yên); Hòa Phú ở huyện Hiệp Hòa, Song Khê - Nội Hoàng (huyện Yên Dũng, TP Bắc Giang) và Tân Hưng (huyện Lạng Giang) và Yên Lư (huyện Yên Dũng). Trong các khu công nghiệp đang hoạt động hiện có khoảng 385 doanh nghiệp với hơn 190 nghìn lao động. Những doanh nghiệp tại đây chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và gia công linh kiện điện tử. Mỗi năm đóng góp cho ngân sách khoảng 1 nghìn tỷ đồng.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

fsfds
fsfds
jkhkh
vffbbg

Thanh Hoá: Di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư

UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 1671/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi đô thị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030.

Quận Tây Hồ: UBND phường Yên Phụ yêu cầu chấm dứt bãi xe không phép trên đất dự án

Tại thời điểm kiểm tra ngày 20/3/2024, của cơ quan chức năng phường Yên Phụ, đại diện Công ty TNHH Ngọc Linh (chủ đầu tư thực hiện dự án) không xuất trình được các giấy phép liên quan đến hoạt động trông giữ xe.

Công ty Cổ phần Tập đoàn Việt Phát bị phản ánh đổ thải trái phép

Theo phản ánh, Công ty Cổ phần Tập đoàn Việt Phát - Chủ đầu tư dự án Trung tâm thương mại phường Bãi Cháy (TP Hạ Long, Quảng Ninh) đã thực hiện hành vi đổ thải trái phép, gây ô nhiễm môi trường.

Đồng Nai: Nhà hàng Purli xây dựng trái phép giữa rừng cao su (Bài 2)

Sau phản ánh của Môi trường và Đô thị điện tử về Nhà hàng – hầm rượu Purli (ấp Trần Cao Vân, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất) xây dựng trái phép, đến nay, một số công trình nhà dựng tạm, cơi nới tại đây đã được tháo dỡ.

Trâu Quỳ (Hà Nội): Cho thuê đất công làm kho bãi, đừng để ảnh hưởng đến môi trường

Dù là đất công, nhưng trên phố Thành Trung, thị trấn Trâu Quỳ nhiều năm nay tồn tại bãi tập kết xe, nhà kho vận chuyển hàng hóa nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường, PCCC

Đắk Lắk: Cần kiểm tra, xử lý bãi tập kết phế liệu ô nhiễm môi trường trong khu dân cư

Mặc dù bãi tập kết phế liệu chưa được chính quyền cấp cơ sở phê duyệt hay không có bất cứ giấy tờ nào về công tác bảo vệ môi trường. Nhưng cơ sở kinh doanh phế liệu trên địa bàn xã Hoà Phú – TP Buôn Ma Thuột lại tồn tại rất nhiều năm mà không bị xử lý.