moitruongplus Theo thống kê của Sở TN&MT Hà Tĩnh, trong 21 cụm công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn toàn tỉnh thì có 7 cụm chưa được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, 7 cụm chưa đầu tư hạ tầng công trình bảo vệ môi trường.

Trong những năm gần đây tại Hà Tĩnh, nhiều công nghệ mới đã được nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng mang lại hiệu quả trong xử lý môi trường. Tuy nhiên, công tác ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) trong xử lý môi trường của các cụm công nghiệp còn nhiều tồn tại, chưa được giải quyết dứt điểm.


Nhà máy bê tông Viết Hải thuộc Cum công nghiệp Phù Việt. Ảnh: TL

Tại huyện Thạch Hà, cụm công nghiệp Phù Việt xử lý rác thải bằng cách dựng một hồ chứa thu gom nước thải từ các đơn vị sản xuất trong khu công nghiệp, phân tầng chứa tại các ao lắng và khi đầy sẽ chảy theo đường ống ra môi trường.

Đây cũng là tình trạng khá phổ biến của hầu hết các cụm công nghiệp còn lại trên địa bàn Hà Tĩnh. Theo thống kê của Sở TN&MT Hà Tĩnh, trong 21 cụm công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn toàn tỉnh thì có 7 cụm chưa được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, 7 cụm chưa đầu tư hạ tầng công trình bảo vệ môi trường. Hầu hết các cụm công nghiệp đều do UBND huyện trực tiếp làm chủ đầu tư.

Đại diện phòng TN&MT huyện Thạch Hà cho rằng: Việc quản lý cụm công nghiệp tại địa phương còn nhiều khó khăn, quá trình kiểm tra, giám sát, địa phương chỉ có thẩm quyền từ hệ thống nước thải phía ngoài vào đến hồ điều hòa, còn quá trình sản xuất bên trong sẽ phối hợp với Sở TN&MT khi có dấu hiệu bất thường.

Đối với cụm công nghiệp Bắc Cẩm Xuyên (huyện Cẩm Xuyên) cũng xảy ra tình trạng tương tự, các doanh nghiệp trong cụm này chủ yếu hoạt động về lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, bao bì, dược, thiết bị y tế, sản xuất bánh kẹo…, dù đã đi vào hoạt động khá lâu (hoạt động từ năm 2014) nhưng đến nay cụm này vẫn chưa có hệ thống thu gom xử lý nước thải theo quy định. Việc xả thải tại đây diễn ra hết sức tùy tiện, doanh nghiệp mạnh ai người nấy làm. Mỗi ngày, hàng trăm mét khối nước thải từ cụm công nghiệp này ngang nhiên chảy thẳng ra môi trường.

Con kênh dẫn nước chảy ra sông Ngàn Mọ (xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) từng là nơi sinh hoạt của người dân trong xã. Thế nhưng, từ khi cụm công nghiệp Bắc Cẩm Xuyên đi vào hoạt động thì không hiểu vì sao con kênh này ô nhiễm nghiêm trọng.

Có thể nói, nhận thức về trách nhiệm bảo vệ môi trường của các tổ chức cá nhân, doanh nghiệp trong khu công nghiệp chưa cao. Phần nhiều vẫn đang chú trọng lợi ích kinh tế, xem nhẹ công tác bảo vệ môi trường. Tình trạng nước thải có hay không được đổ thẳng ra môi trường hoặc xử lý không theo quy chuẩn diễn ra từ nhiều năm nay.

Lý giải về vấn đề này, đại diện Sở TN&MT Hà Tĩnh cho biết: Sở đang yêu cầu các huyện, thị rà soát và phân loại các khu, cụm công nghiệp để tổng hợp và kiểm tra trong thời gian tới. Nếu khu cụm công nghiệp thuộc địa bàn huyện nào chưa làm đúng theo quy định của pháp luật thì sẽ xử lý vi phạm hành chính, đồng thời tiếp tục hướng dẫn để huyện sớm đầu tư kinh phí xây dựng hệ thống xử lý và vận hành đạt yêu cầu.

Để hoàn thiện hệ thống hạ tầng các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn, HĐND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành Nghị quyết số 86/2018 về một số chính sách phát triển CN-TTCN đến năm 2025 và những năm tiếp theo, tỉnh sẽ ưu tiên đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các khu, cụm công nghiệp.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

fewff
fegtr
fsfds
fsfds

Nhật Bản: Dự trữ gạo trước nguy cơ nắng nóng kéo dài

Năm ngoái là năm nóng kỷ lục ở Nhật Bản, góp phần khiến sản lượng lúa gạo chất lượng cao giảm xuống mức thấp kỷ lục.

Cần Thơ: Nhiều dự án, khu công nghiệp vi phạm nghiêm trọng về môi trường

UBND thành phố Cần Thơ vừa thông báo kết luận thanh tra về công tác quản lý môi trường trên địa bàn, qua đó chỉ ra nhiều hạn chế, thiếu sót tại các dự án và khu công nghiệp (KCN).

Thanh Hoá: Di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư

UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 1671/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi đô thị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030.

Quận Tây Hồ: UBND phường Yên Phụ yêu cầu chấm dứt bãi xe không phép trên đất dự án

Tại thời điểm kiểm tra ngày 20/3/2024, của cơ quan chức năng phường Yên Phụ, đại diện Công ty TNHH Ngọc Linh (chủ đầu tư thực hiện dự án) không xuất trình được các giấy phép liên quan đến hoạt động trông giữ xe.

Công ty Cổ phần Tập đoàn Việt Phát bị phản ánh đổ thải trái phép

Theo phản ánh, Công ty Cổ phần Tập đoàn Việt Phát - Chủ đầu tư dự án Trung tâm thương mại phường Bãi Cháy (TP Hạ Long, Quảng Ninh) đã thực hiện hành vi đổ thải trái phép, gây ô nhiễm môi trường.

Đồng Nai: Nhà hàng Purli xây dựng trái phép giữa rừng cao su (Bài 2)

Sau phản ánh của Môi trường và Đô thị điện tử về Nhà hàng – hầm rượu Purli (ấp Trần Cao Vân, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất) xây dựng trái phép, đến nay, một số công trình nhà dựng tạm, cơi nới tại đây đã được tháo dỡ.