moitruongplus Trạm bê tông Asphalt của Công ty TNHH Hạnh Toàn bị phản ánh hoạt động không phép tại Cụm cảng Cẩm Hải, nguyên nhân được chủ đầu tư ‘đổ lỗi’ do UBND TP Cẩm Phả chậm trễ trong việc cấp phép, hoàn thiện các thủ tục pháp lý?!

Mặc dù không được cấp phép hoạt động, thậm chí bị  UBND TP Cẩm Phả yêu cầu dừng xây dựng, nhưng trạm bê tông nhựa nóng (trạm Asphalt – PV) tại Cụm cảng Cẩm Hải vẫn ‘phớt lờ’ lệnh cấm, ồ ạt thi công xây dựng và hoạt động rầm rộ gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, gây bức xúc dư luận.


Cần làm rõ trách nhiệm của chính quyền địa phương và Công ty TNHH Hạnh Toàn khi để trạm Asphalt này lắp đặt, hoạt động không phép gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường trong suốt thời gian qua.

Thông tin tới PV Môi trường và Đô thị Việt Nam, người dân xã Cẩm Hải (TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh) cho biết, hàng ngày, hoạt động của trạm Asphalt đóng trên địa bàn thường xuyên nhả khói bụi đen mù mịt, gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và sức khoẻ của người dân địa phương.

Điều đáng nói, chủ đầu tư trạm Asphalt này chính là đơn vị đang vận hành, quản lý và đầu tư Cụm cảng Cẩm Hải - Công ty TNHH Hạnh Toàn.

Có mặt tại khu vực trạm Asphalt, theo ghi nhận thực tế của PV Môi trường và Đô thị Việt Nam, cho thấy những phản ánh của người dân là hoàn toàn có cơ sở.

Cụ thể, hàng trăm mét vuông đất nằm trong Cụm cảng Cẩm Hải được chủ đầu tư sử dụng để xây dựng một trạm Asphalt quy mô lớn. Tại đây, phương tiện máy móc, vật liệu xây dựng được tập kết thành bãi lớn để phục vụ sản xuất. Phía sau trạm là những bồn chứa hóa chất, nhựa đường "khủng”. Quá trình hoạt động, các máy nghiền, máy trộn hoạt động gầm rú ầm ĩ, mùi nhựa đường khét lẹt bốc lên nồng nặc, dù đứng xa hàng trăm mét nhưng PV vẫn cảm thấy bị váng đầu.

Ông N.V.B, một người dân sống gần khu vực trạm Asphalt cho biết, trạm trộn này được lắp đặt và hoạt động ở đây cũng hơn một năm rồi. Hàng ngày phát tán mùi khét rất khó chịu, khói đen mù mịt bao quanh cả khu dân cư. Trời không có gió thì quẩn quanh khu vực, chỉ ảnh hưởng đến một số hộ trong khu, nhưng khi có gió thì khói quẩn ra ngoài khiến các hộ dọc trục đường Quốc lộ 18 đều phải hứng chịu mùi khét lẹt, nồng nặc.


Hàng loạt phương tiện, máy móc, bể hóa chất, vật liệu xây dựng được tập kết để phục vụ hoạt động, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Trả lời PV Môi trường và Đô thị Việt Nam về việc xây dựng, hoạt động sản xuất của trạm Asphalt, ông Nguyễn Văn Phúc – Giám đốc Công ty TNHH Hạnh Toàn, cho biết: Trạm bê tông Asphalt đặt tại đây phục vụ triển khai thi công Dự án tuyến đường chuyên dùng, đấu nối từ khu mỏ Bàng Nâu, Khe Chè, Dương Huy đến Cụm cảng Cẩm Hải, khoảng hơn 10km từ Km 00 – Km 10. Trong quá trình xây dựng, chúng tôi đã làm văn bản trình UBND thành phố Cẩm Phả để hướng dẫn phương án, cấp giấy phép hoạt động nhằm triển khai dự án cho đúng tiến độ theo chủ trương được phê duyệt, thẩm định từ các sở ban ngành của tỉnh Quảng Ninh. Sở Xây dựng ý kiến, sau khi dự án tuyến đường tránh xong thì sẽ phải tự dỡ bỏ toàn bộ trạm.

Tuy nhiên, khi PV đặt câu hỏi về hồ sơ pháp lý cấp phép  hoạt động của trạm Asphalt, ông Phúc khẳng định, thủ tục pháp lý chúng tôi trình rồi, UBND TP Cẩm Phả hướng dẫn như nào chúng tôi làm như thế. Tôi gửi ông (UBND TP Cẩm Phả - PV) không phê duyệt thì tôi vẫn làm vì doanh nghiệp không chờ, tôi đã làm theo hướng dẫn rồi?!

Cũng theo ông Phúc, khi chúng tôi đợi hướng dẫn một thời gian dài mà không có phản hồi, do quá chậm trễ trong việc cấp các thủ tục pháp lý, chúng tôi tiến hành xây dựng thì bên phía UBND TP Cẩm Phả đã kiểm tra và xử phạt lỗi vi phạm hành chính liên quan đến hành vi xây dựng khi chưa có giấy phép?!

Ở một diễn biến khác, trao đổi với PV liên quan đến hoạt động của trạm Asphalt trên, ông Nguyễn Đình Khánh – Chủ tịch UBND xã Cẩm Hải cho biết, xã có nắm được thủ tục pháp lý của trạm và có báo cáo thành phố. Trạm này chưa có giấy phép, nhưng họ phải làm trạm tạm để làm tuyến đường đó.

Liên quan đến việc kiểm tra hoạt động của trạm này, ông Khánh cho biết, xã cũng có phối hợp với Đội Thanh tra xây dựng, trật tự xây dựng kiểm tra để hướng dẫn họ theo quy định.

Trước thực trạng trên, chúng tôi kính đề nghị UBND tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo các Sở, ngành liên quan tiến hành kiểm tra, ra soát lại quy trình, thủ tục cấp phép đối với trạm Asphalt của Công ty TNHH Hạnh Toàn, qua đó làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của đơn vị, tổ chức và cá nhân khi để trạm Asphalt hoạt động không phép, gây ảnh hưởng rất xấu đến môi trường và đời sống người dân địa phương.

Môi trường và Đô thị Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin.

Được biết, năm 2008, UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành Quyết định số 2704 ngày 27/8/2008 về việc phê duyệt mặt bằng tuyến đường ô tô chuyên dụng vận chuyển than, hàng hóa với chiều dài 9,5km đi qua địa bàn phường Mông Dương nối ra cụm cảng tại xã Cẩm Hải, TP.Cẩm Phả.

Dự án có tổng diện tích đất chiếm dụng là 29,56ha, trong đó có 20,04ha chiếm dụng vĩnh viễn. Theo thiết kế, tuyến đường chuyên dụng sau khi hoàn thành, đáp ứng được lưu lượng 1.200 lượt ô tô vận tải/ngày với lượng hàng hóa vận tải khoảng 1,5- 2 triệu tấn/năm.

Sau nhiều lần điều chỉnh quy hoạch, cũng như tiến độ thi công dự án bị chậm tiến độ, UBND tỉnh Quảng Ninh đã có văn bản số 604 ngày 5/2/2020, yêu cầu Công ty TNHH Hạnh Toàn phải hoàn thành toàn bộ dự án trong năm 2020. Tuy nhiên, đến nay, tuyến đường chuyên dụng này vẫn đang thi công dang dở.

Việc chậm trễ trong xây dựng tuyến đường chuyên dụng không chỉ gây khó khăn cho công tác quy hoạch, quản lý đất đai của địa phương mà còn làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của nhiều gia đình tại tổ 6, khu 9, phường Mông Dương là các hộ có diện tích đất nằm trong diện phải GPMB để xây dựng tuyến đường.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

dfd
egr
dbgfbg
fsgfd

Trâu Quỳ (Hà Nội): Cho thuê đất công làm kho bãi, đừng để ảnh hưởng đến môi trường

Dù là đất công, nhưng trên phố Thành Trung, thị trấn Trâu Quỳ nhiều năm nay tồn tại bãi tập kết xe, nhà kho vận chuyển hàng hóa nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường, PCCC

Đắk Lắk: Cần kiểm tra, xử lý bãi tập kết phế liệu ô nhiễm môi trường trong khu dân cư

Mặc dù bãi tập kết phế liệu chưa được chính quyền cấp cơ sở phê duyệt hay không có bất cứ giấy tờ nào về công tác bảo vệ môi trường. Nhưng cơ sở kinh doanh phế liệu trên địa bàn xã Hoà Phú – TP Buôn Ma Thuột lại tồn tại rất nhiều năm mà không bị xử lý.

Loạt bãi xe không phép “mọc” trên đất công ở quận Long Biên

Hàng nghìn m2 đất quy hoạch trên địa bàn phường Giang Biên (quận Long Biên, TP Hà Nội) bị "hô biến” thành bãi trông giữ xe ô tô không phép, gây nguy cơ mất an toàn cháy nổ, ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường đô thị.

Bắc Giang: Cần kiểm tra việc bán đất “kèm” mộ phần ở huyện Lục Nam (Bài 3)

Sau loạt bài phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam, ngày 15/4, Chủ tịch UBND huyện Lục Nam (tỉnh Bắc Giang) đã ra Quyết định thụ lý đơn tố cáo của công dân đối với lãnh đạo xã Yên Sơn.

Nghệ An: Chủ đầu tư Khu đô thị sinh thái Vinh Tân “biến” nhà BQL dự án thành nhà hàng? (Bài 2)

Hơn 1.300m2 được UBND tỉnh phê duyệt QH, thuê đất xây dựng nhà BQL dự án nhưng bị chủ đầu tư cho đơn vị khác thuê làm nhà hàng. Không chỉ cho thuê trái phép, sử dụng đất sai mục đích, hàng loạt hạng mục cũng được xây dựng không GP, vi phạm QH nghiêm trọng

Cần kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản tại dự án DMC Plaza Hạ Long

Chủ đầu tư dự án chung cư DMC Plaza Hạ Long ở phường Hồng Hải (TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) bị phản ánh dấu hiệu vi phạm Luật Xây dựng và hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, gây ô nhiễm môi trường.