moitruongplus Trong quá trình hoạt động, quán Ruby Coffee and Karaoke đã có hành vi xây dựng công trình lấn chiếm đất thuộc hành lang an toàn sông Krông Nô đoạn qua xã Đạ Rsal, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng

Tình trạng xâm hại, lấn chiếm, xây dựng trái phép, vi phạm hành lang bảo vệ an toàn đối với các công trình thủy lợi, sông, suối tại một số nơi của tỉnh Lâm Đồng thời gian qua chưa được xử lý triệt để. Điều này tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn, nhất là trong mùa mưa lũ đang cận kề.


Phần kè và hành lang an toàn bờ sông đã bị xây dựng lấn chiếm

Cụ thể, mới đây, toà soạn Môi trường và Đô thị Việt Nam nhận được phản ánh của người dân xã Đạ Rsal, huyện Đam Rông về vi phạm lang bảo vệ công trình thủy lợi Sông Krông Nô để xây dựng công trình trái phép. Ngạy khu vực Sông Krông Nô điểm giao giữa là Cầu số 26 thuộc 2 xã Krông Nô huyện Lăk tỉnh Đắk Lắk và xã Đạ Rsal huyện Đam Rông tỉnh Lâm Đồng xuất hiện công trình thuộc quán Ruby Coffee and Karaoke đang xây dựng và có hành vi lấn chiếm hành lang bảo vệ an toàn sông Krông Nô. Chính quyền biết nhưng công trình sai phạm vẫn tồn tại.

Phóng viên đã có mặt để ghi nhận hiện trạng thì đúng như người dân phản ánh. Công trình xây dựng kè chủ quán Ruby Coffe and Karaoke đã tự ý xây vượt chỉ giới, lấn chiếm phần đất và không gian xung quanh thuộc hành lang bảo vệ an toàn bên bờ Sông để mở rộng diện tích. Quán Ruby Coffe and Karaoke nằm ngay điểm tập trung khu dân cư, có quy mô khá lớn, một phần đã thi công xong và đã đưa vào sử dụng, một phần đang tiếp tục xây dựng, tiếp giáp mép nước, lấn chiếm khá rộng đất hành lang an toàn bờ Sông Krông Nô. Điều đáng nói, công trình vi phạm này nằm ngay trục đường chính có trụ sở UBND xã Đạ Rsal. Nhưng không hiểu sao công trình hiên ngang vẫn được tồn tại?  


Công trình  quán Ruby Coffe and Karaoke tọa lạc gần UBND xã Đạ Rsal, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng vi phạm lâu nay chưa bị xử lý

Theo quan sát của phóng viên, từ trên Cầu 26 nhìn xuống cho thấy, công trình này đang thực hiện xây dựng như kè đá làm trụ bê tông, mở không gian, xây dựng công trình kè đá khá kiên cố, trong quá trình xây dựng chủ quán Ruby Coffe and Karaoke đã tự ý xây vượt chỉ giới, lấn chiếm phần đất và không gian xung quanh thuộc hành lang bảo vệ an toàn bờ Sông.

Điều đáng nói công trình nằm ngay trên đường quốc lộ 27 đối diện với Chợ và UBND xã Đạ Rsal. Với công trình đồ sộ xuất hiện mà vẫn đang thi công mặc dù vi phạm rõ ràng về xây dựng lấn chiếm khá nhiều diện tích vào an toàn hành lang bờ sông Krong Nô nhưng không hiểu vì sao vẫn không bị xử lý khi mùa mưa lũ đang cận kề.

Từ những nội dung trên phóng viên đã liên hệ UBND xã Đạ Sral. Trao đổi với phóng viên, ông Phùng Văn Thiều – Phó Chủ tịch UBND xã Đạ Rsal, huyện Đam Rông xác nhận: "Công trình hành lang bờ kè của cơ sở kinh doanh dịch vụ Ruby Coffe and Karaoke này đã xây dựng lấn chiếm hành lang an toàn bờ Sông và đã được chính quyền yêu cầu chủ nhà dừng thi công”. Nhưng khi phóng viên hỏi về việc tổ chức kiểm tra thực tế và biên bản làm việc và quyết định xử phạt thì vị này cho biết:  "Chỉ nhắc nhở thôi chứ việc làm này không ảnh hưởng gì nhiều nên chỉ nhắc nhở thôi…”.

Khi chúng tôi xin tiếp cận hồ sơ pháp lý về có sở kinh doanh này thì ông Thiều cho biết hiện tại cán bộ địa chính đi vắng chưa thể cung cấp. Sau đó nhiều lần chúng tôi đã liên hệ làm việc nhưng vị này đều từ chối cung cấp thông tin không hiểu lý do vì sao?


Chính quyền UBND xã Đạ Rsal huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng 

Hành lang bảo vệ nguồn nước sông, suối, kênh, rạch có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân. Hàng lang này giúp bảo vệ sự ổn định của bờ, phòng, chống các hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái nguồn nước, góp phần bảo vệ, bảo tồn và phát triển hệ sinh thái thủy sinh, các loài động, thực vật tự nhiên ven nguồn nước,...

Căn cứ theo như quy định của Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, có thể hiểu hành vi lấn chiếm hành lang sông, suối, kênh, rạch là việc người sử dụng đất tự ý chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng vượt quá vào quy định về phạm vi tối thiểu của hành lang bảo vệ nguồn nước mà không được sự cho phép của cơ quan nhà nước về quản lý đất đai.

Và để bảo đảm sự ổn định của nguồn nước thì pháp luật nước ta đã nghiếm cấm những hành vi được quy định tại Điều 6 Nghị định số 43/2015/NĐ- CP, cụ thể như sau:

- Các hành vi gây đe dọa, làm suy giảm chức năng của hành lang bảo vệ nguồn nước; gây sạt, lở bờ sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng, uy hiếp đến sự ổn định, an toàn của sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa.

- Lấn chiếm, sử dụng trái phép đất thuộc phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước; sử dụng đất không đúng mục đích đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Hành vi xây dựng mới hoặc mở rộng quy mô bệnh viện, cơ sở y tế điều trị bệnh truyền nhiễm, nghĩa trang, bãi chôn lấp chất thải, cơ sở sản xuất hóa chất độc hại, cơ sở sản xuất, chế biến có nước thải nguy hại gần sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa. 

Do đó, khi vi phạm thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 26 Nghị định 36/2020/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản, như sau:

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không có biện pháp xử lý, kiểm soát, giám sát chất lượng nước thải, chất thải trước khi thải ra đất, nguồn nước đối với cơ sở đang hoạt động trong hành lang bảo vệ nguồn nước.
Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi khai thác khoáng sản, khoan, đào, xây dựng công trình kiến trúc trong hành lang bảo vệ nguồn nước gây sạt, lở bờ sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa.
Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây mà không có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường, trừ các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi: 
a) Xây dựng kho, bãi, bến cảng, cầu, đường giao thông, các công trình ngầm và công trình kết cấu hạ tầng khác;
b) San, lấp, kè bờ sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo, trừ trường hợp xây dựng công trình cấp bách phục vụ phòng, chống, khắc phục thiên tai, công trình phòng, chống sạt lở, chỉnh trị ở các tuyến sông có đê, công trình phòng, chống thiên tai;
c) Khoan, đào phục vụ hoạt động điều tra, khảo sát địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản, xử lý nên móng công trình, tháo khô mỏ;
d) Khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng.
Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng mới bệnh viện, cơ sở y tế điều trị bệnh truyền nhiễm, nghĩa trang, bãi chôn lấp chất thải, cơ sở sản xuất hóa chất độc hại, cơ sở sản xuất, chế biến có nước thải nguy hại trong hành lang bảo vệ nguồn nước."
Bên cạnh đó theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 03/2022/NĐ-CP:

"Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi lấn chiếm bãi sông, lòng sông, suối, kênh, rạch, bờ biển làm tăng rủi ro thiên tai mà không có biện pháp xử lý, khắc phục."

Như vậy thì đối với hành vi lấn chiếm hành lang bảo vệ nguồn nước sông, suối, kênh, rạch thì sẽ bị phạt hành chính tùy theo mức độ vi phạm có thể lên tới 180.000.000 đồng với cá nhân, còn tổ chức thì gấp 02 lần đối với các mức phạt. 

Ngoài ra thì còn có các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật như: 

- Buộc tháo dỡ công trình vi phạm quy định về hành lang bảo vệ nguồn nước sông, suối, kênh, rạch

- Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, đất đối với các hành vi vi phạm quy định về hành lang bảo vệ nguồn nước trong trường hợp hành vi vi phạm gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng đất, nguồn nước. 

Liên quan đến các công trình vi phạm, thiết nghĩ, cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng cần sớm vào cuộc kiểm tra, xử lý dứt điểm tình trạng này đồng thời có hình thức xử lý đối với lãnh đạo địa phương, người được giao quản lý địa bàn vì đã buông lỏng quản lý để xảy ra vi phạm mà không kịp thời phát hiện, báo cáo xử lý theo quy định pháp luật.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin !

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

dfd
egr
dbgfbg
fsgfd

Trâu Quỳ (Hà Nội): Cho thuê đất công làm kho bãi, đừng để ảnh hưởng đến môi trường

Dù là đất công, nhưng trên phố Thành Trung, thị trấn Trâu Quỳ nhiều năm nay tồn tại bãi tập kết xe, nhà kho vận chuyển hàng hóa nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường, PCCC

Đắk Lắk: Cần kiểm tra, xử lý bãi tập kết phế liệu ô nhiễm môi trường trong khu dân cư

Mặc dù bãi tập kết phế liệu chưa được chính quyền cấp cơ sở phê duyệt hay không có bất cứ giấy tờ nào về công tác bảo vệ môi trường. Nhưng cơ sở kinh doanh phế liệu trên địa bàn xã Hoà Phú – TP Buôn Ma Thuột lại tồn tại rất nhiều năm mà không bị xử lý.

Loạt bãi xe không phép “mọc” trên đất công ở quận Long Biên

Hàng nghìn m2 đất quy hoạch trên địa bàn phường Giang Biên (quận Long Biên, TP Hà Nội) bị "hô biến” thành bãi trông giữ xe ô tô không phép, gây nguy cơ mất an toàn cháy nổ, ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường đô thị.

Bắc Giang: Cần kiểm tra việc bán đất “kèm” mộ phần ở huyện Lục Nam (Bài 3)

Sau loạt bài phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam, ngày 15/4, Chủ tịch UBND huyện Lục Nam (tỉnh Bắc Giang) đã ra Quyết định thụ lý đơn tố cáo của công dân đối với lãnh đạo xã Yên Sơn.

Nghệ An: Chủ đầu tư Khu đô thị sinh thái Vinh Tân “biến” nhà BQL dự án thành nhà hàng? (Bài 2)

Hơn 1.300m2 được UBND tỉnh phê duyệt QH, thuê đất xây dựng nhà BQL dự án nhưng bị chủ đầu tư cho đơn vị khác thuê làm nhà hàng. Không chỉ cho thuê trái phép, sử dụng đất sai mục đích, hàng loạt hạng mục cũng được xây dựng không GP, vi phạm QH nghiêm trọng

Cần kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản tại dự án DMC Plaza Hạ Long

Chủ đầu tư dự án chung cư DMC Plaza Hạ Long ở phường Hồng Hải (TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) bị phản ánh dấu hiệu vi phạm Luật Xây dựng và hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, gây ô nhiễm môi trường.