moitruongplus Các KCN trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá hiện nằm khá gần các khu dân cư nên việc thực hiện và bảo đảm công tác vệ sinh môi trường là điều kiện tối quan trọng.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và sự cam kết của từng doanh nghiệp, tăng cường công tác kiểm tra để kịp thời phát hiện và xử lý những vi phạm là giải pháp quan trọng mà TP Thanh Hóa đã và đang thực hiện nhằm bảo đảm công tác vệ sinh môi trường tại các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn.

Ảnh minh hoạ

Theo thống kê, đến nay, trên địa bàn TP Thanh Hóa có 321 doanh nghiệp với 65.000 lao động đang sản xuất, kinh doanh tại KCN Đình Hương - Tây Bắc Ga, KCN Lễ Môn và KCN Hoàng Long. Các KCN này hiện nằm khá gần với các khu dân cư, bởi vậy, việc thực hiện và bảo đảm công tác vệ sinh môi trường là một trong những điều kiện có tính quyết định đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của bất cứ doanh nghiệp nào.

Trong số đó, KCN Đình Hương - Tây Bắc Ga hiện nằm trong khu vực "rất nhạy cảm” khi liền kề với các khu dân cư. Các doanh nghiệp trong KCN này hoạt động ở nhiều lĩnh vực, ngành sản xuất khác nhau như cơ khí, sửa chữa ô tô, sản xuất bao bì, gạch men, đồ gỗ nội thất, dược phẩm, thực phẩm... do đó vẫn có một lượng rác thải, nước thải lớn được xả ra hàng ngày. Qua khảo sát, tùy từng lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, mỗi doanh nghiệp đều phải thực hiện đầy đủ, nghiêm túc công tác bảo đảm vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật dưới sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng cấp tỉnh và UBND TP Thanh Hóa. Các doanh nghiệp bên cạnh việc bắt buộc xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải, rác thải trước khi xả ra môi trường hàng ngày; còn phải thực hiện nghiêm túc khối lượng xả ra theo quy định của pháp luật về điều kiện sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, UBND TP Thanh Hóa đã phối hợp với các đơn vị chức năng của Sở Tài nguyên và Môi trường thường xuyên kiểm tra hiện trạng thực tế và việc chấp hành của các doanh nghiệp trong KCN.

Trong 2 năm trở lại đây, hầu hết các doanh nghiệp trong KCN Đình Hương - Tây Bắc Ga đã cơ bản chấp hành tốt các quy định về bảo đảm vệ sinh môi trường. Cơ quan chức năng của TP Thanh Hóa và ngành tài nguyên và môi trường cũng đã phát hiện một số vi phạm, tuy nhiên đây đều là những vi phạm nhỏ lẻ, đã được nhắc nhở kịp thời. Các doanh nghiệp đều tự giác khắc phục, rút kinh nghiệm và cam kết không tái phạm. Nhờ đó, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCN Đình Hương - Tây Bắc Ga được bảo đảm, công tác vệ sinh môi trường không trở thành vấn đề nóng, không tác động tiêu cực tới các khu dân lân cận. Mặc dù vậy, hiện nay vẫn còn tình trạng đổ rác thải bừa bãi tại một số tuyến đường nội bộ của KCN, gây ra tình trạng nhếch nhác, ô nhiễm ngay bên ngoài tường rào của các doanh nghiệp. Qua tìm hiểu, các doanh nghiệp đều khẳng định, không rõ số rác thải nói trên từ đâu mà ra. Bên cạnh đó, lượng rác thải này bị đổ ở khu vực nằm ngoài phạm vi của các doanh nghiệp nên trách nhiệm thuộc về chính quyền địa phương (phường Đông Thọ). Vấn đề này đã gây ra sự bức xúc không nhỏ trong dư luận Nhân dân trên địa bàn do kéo dài khá lâu mà không được xử lý triệt để.

Trong khi đó, các KCN Lễ Môn, Hoàng Long là nơi tập trung các doanh nghiệp lớn về may mặc, sản xuất thực phẩm, phân bón, gạch men, thiết bị nội thất – văn phòng... Nhiều năm trước kia, tại các khu vực này đã từng xảy ra những vụ vi phạm về môi trường và đã bị cơ quan chức năng xử lý nghiêm. Kinh nghiệm rút ra từ những vụ vi phạm trước kia là cơ sở để TP Thanh Hóa cùng với các cơ quan chức năng của tỉnh quyết tâm chấn chỉnh, tăng cường xử lý. Tất cả các doanh nghiệp đều phải cam kết thực hiện nghiêm túc công tác bảo đảm vệ sinh môi trường. Lực lượng chức năng đã kiểm tra thực tế từ điều kiện về cơ sở vật chất, hệ thống xử lý nước thải, quá trình thu gom, xử lý rác thải ở từng doanh nghiệp. Nếu không bảo đảm đúng theo quy định sẽ buộc phải tạm dừng và chỉ được hoạt động trở lại khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định. Chẳng hạn với các doanh nghiệp may mặc, đều đã xây dựng và vận hành hệ thống thu gom, phân loại và xử lý rác thải theo quy định trước khi được vận chuyển đi; việc xả nước thải, khí thải, được các cơ quan chức năng giám sát thường xuyên việc thực hiện xả thải theo đúng khối lượng đã được quy định để kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm.

Thời gian tới, TP Thanh Hóa tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các KCN tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm. Bên cạnh đó, TP Thanh Hóa giao trách nhiệm cho các phòng, ban chuyên môn, UBND phường, xã nơi đặt các KCN trong công tác giám sát việc chấp hành Luật Bảo vệ môi trường, các quy định của tỉnh Thanh Hóa cũng như việc thực hiện theo cam kết. Đồng thời căn cứ mức độ, hành vi vi phạm, TP Thanh Hóa sẽ kiến nghị, đề xuất các hình thức xử lý nghiêm minh như tạm đình chỉ hoạt động, tước giấy phép kinh doanh...

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

fewff
fegtr
fsfds
fsfds

Nhật Bản: Dự trữ gạo trước nguy cơ nắng nóng kéo dài

Năm ngoái là năm nóng kỷ lục ở Nhật Bản, góp phần khiến sản lượng lúa gạo chất lượng cao giảm xuống mức thấp kỷ lục.

Cần Thơ: Nhiều dự án, khu công nghiệp vi phạm nghiêm trọng về môi trường

UBND thành phố Cần Thơ vừa thông báo kết luận thanh tra về công tác quản lý môi trường trên địa bàn, qua đó chỉ ra nhiều hạn chế, thiếu sót tại các dự án và khu công nghiệp (KCN).

Thanh Hoá: Di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư

UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 1671/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi đô thị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030.

Quận Tây Hồ: UBND phường Yên Phụ yêu cầu chấm dứt bãi xe không phép trên đất dự án

Tại thời điểm kiểm tra ngày 20/3/2024, của cơ quan chức năng phường Yên Phụ, đại diện Công ty TNHH Ngọc Linh (chủ đầu tư thực hiện dự án) không xuất trình được các giấy phép liên quan đến hoạt động trông giữ xe.

Công ty Cổ phần Tập đoàn Việt Phát bị phản ánh đổ thải trái phép

Theo phản ánh, Công ty Cổ phần Tập đoàn Việt Phát - Chủ đầu tư dự án Trung tâm thương mại phường Bãi Cháy (TP Hạ Long, Quảng Ninh) đã thực hiện hành vi đổ thải trái phép, gây ô nhiễm môi trường.

Đồng Nai: Nhà hàng Purli xây dựng trái phép giữa rừng cao su (Bài 2)

Sau phản ánh của Môi trường và Đô thị điện tử về Nhà hàng – hầm rượu Purli (ấp Trần Cao Vân, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất) xây dựng trái phép, đến nay, một số công trình nhà dựng tạm, cơi nới tại đây đã được tháo dỡ.