moitruongplus Tiếp nhận thông tin về việc người dân nuôi cá lóc trên cát, xả thẳng nước thải ra môi trường không qua xử lý ở xã Ngư Thủy Bắc, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình).

Video: Nuôi cá lóc trên cát, người dân xả thẳng nước thải không qua xử lý ra môi trường.

Xả thải trực tiếp ra môi trường

Tại địa phận thôn Bắc Hòa, xã Ngư Thủy Bắc, phóng viên chứng kiến cảnh người dân đang hút nước trong hồ nuôi cá xả ra mương nước bên hồ không qua xử lý. Khu vực mương, tình trạng nước ứ đọng, chuyển màu, mặt nước có lớp rêu, tảo dày, bốc mùi hôi tanh.


Ao nuôi cá lóc trên cát của người dân tại xã Ngư Thủy Bắc, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình).

Tiếp tục đến một hồ cá khác trên địa bàn xã Ngư Thủy Bắc, người dân ở đây đang thu hoạch cá. Nước từ trong hồ nuôi cá được bơm thẳng vào mương nước chảy vào rừng phi lao mà chưa qua xử lý.

Quá trình nghi nhận, PV phát hiện trên địa bàn xã Ngư Thủy Bắc có nhiều mương nước chảy gần các hồ nuôi cá lóc có màu bất thường hướng chảy ra bờ biển.


Người dân bơm trực tiếp nước từ hồ nuôi ra môi trường không qua xử lý.

Lãnh đạo xã Ngư Thủy xác nhận với phóng viên việc người dân nuôi cá lóc trên cát trên địa bàn xã không có hệ thống xử lý nước thải. Khi cho cá ăn xong người dân hút nước hồ xả thẳng ra khu vực xung quanh. Sau đó người dân đợi nước từ cát rò ra hoặc sử dụng hệ thống bơm, hút nước ngầm để cung cấp nguồn nước mới cho hồ.

"Cái khó của người dân là có thể họ nhận thấy việc xả nước thải ra không qua xử lý cũng sẻ ảnh hưởng xấu tới môi trường. Nhưng người dân không còn hướng khác để làm ăn. Trên vùng đất cát này chỉ có chăn nuôi, trồng trọt thì hiệu quả kinh tế thấp.

Hiện xã cũng chưa thể xác định mức độ ảnh hưởng của nước thải nuôi cá vì không có quan trắc môi trường để kiểm tra. Thực ra địa phương cũng trăn trở nhưng chưa thấy chỗ nào họ xử lý nước thải nuôi cá cả", Chủ tịch UBND xã Ngư Thủy Bắc Trần Kim Trung nói.




Thực trạng môi trường khu vực mương nước người dân xả nước thải nuôi cá.

Cần có giải pháp để vừa phát triển kinh tế, vừa đảm bảo môi trường

Ông Trần Kim Trung, Chủ tịch UBND xã Ngư Thủy Bắc cho biết, là vùng bãi ngang ven biển, người dân nơi đây sinh sống khó khăn trên vùng cát trắng. Sống gần biển, từ bao đời người dân mưu sinh bằng những chuyến đi lộng trên thuyền công suất nhỏ. Thế nhưng, khi lượng hải sản ngày càng khan hiếm, giá xăng dầu tăng cao, thu nhập của người dân theo đó cũng dần đi xuống và không còn được ổn định.

Nhiều người dân trên địa bàn đã tìm hướng đi mới bằng việc nuôi trồng thủy sản. Việc đào ao nuôi cá lóc đã xuất hiện từ nhiều năm trước nhưng còn nhỏ lẻ, diện tích cũng không đáng kể, chủ yếu theo lối tận dụng đất và thức ăn. Khi thấy việc nuôi cá lóc trên cát không quá khó, hiệu quả kinh tế cao lại mang tính bền vững nên mô hình nở rộ.


Nhiều ao cá được đào trên nền cát để nuôi cá lóc.

Được biết trên địa bàn xã Ngư Thủy Bắc hiện có khoảng 100 hộ thực hiện mô hình nuôi cá lóc trên cát. Hộ có diện tích nuôi lớn nhất khoảng 1ha. Theo thống kê, sản lượng mỗi năm của toàn xã Ngư Thủy Bắc đạt khoảng 2.500 tấn cá cho nguồn thu khoảng 250 tỉ đồng.

"Trước đây có một số hộ nuôi cá lóc theo dạng nhỏ lẻ. Từ sau đợt ảnh hưởng do ô nhiễm môi trường biển 2016, nhiều người dân chuyển đổi từ đi biển, trồng hoa màu sang nuôi trồng cá nước ngọt, cho lợi nhuận cao trên vùng cát. Khu vực nuôi chủ yếu nằm tại thôn Bắc Hòa và Tân Hải. Chủ tịch Xã Ngư Thủy Bắc cho biết.


Để phát triển việc chăn nuôi cá nước ngọt trên cát lâu dài, bền vững gắn với bảo vệ môi trường địa phương này cần kiểm soát được chất lượng nước thải ra môi trường.

Để phát triển việc chăn nuôi cá nước ngọt trên cát lâu dài, bền vững gắn với bảo vệ môi trường địa phương này cần kiểm soát được chất lượng nước thải ra môi trường. Địa phương này mong muốn các cơ quan chức năng liên quan tìm ra phương án nhằm giúp bà con vừa phát triển kinh tế vừa đảm bảo môi trường.

"Sắp tới xã sẽ đề xuất cơ quan chức năng vào cuộc lấy mẫu nước đi kiểm tra, coi thử nước thải ra có đảm bảo hay không, có gì gây độc hại cho môi trường hay không. Sau khi kiểm tra nếu các nguồn xả thải gây ô nhiễm thì chỉ có vận động bà con lấp hồ, trải bạt nuôi cá như hệ thống nuôi tôm. Cùng với đó xây dựng hồ lắng để xử lý nước thải. Nhưng như vậy cần nguồn vốn lớn, người dân cũng gặp khó", ông Trần Kim Trung, Chủ tịch UBND xã Ngư Thủy Bắc cho biết thêm.


Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

dfd
egr
dbgfbg
fsgfd

Trâu Quỳ (Hà Nội): Cho thuê đất công làm kho bãi, đừng để ảnh hưởng đến môi trường

Dù là đất công, nhưng trên phố Thành Trung, thị trấn Trâu Quỳ nhiều năm nay tồn tại bãi tập kết xe, nhà kho vận chuyển hàng hóa nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường, PCCC

Đắk Lắk: Cần kiểm tra, xử lý bãi tập kết phế liệu ô nhiễm môi trường trong khu dân cư

Mặc dù bãi tập kết phế liệu chưa được chính quyền cấp cơ sở phê duyệt hay không có bất cứ giấy tờ nào về công tác bảo vệ môi trường. Nhưng cơ sở kinh doanh phế liệu trên địa bàn xã Hoà Phú – TP Buôn Ma Thuột lại tồn tại rất nhiều năm mà không bị xử lý.

Loạt bãi xe không phép “mọc” trên đất công ở quận Long Biên

Hàng nghìn m2 đất quy hoạch trên địa bàn phường Giang Biên (quận Long Biên, TP Hà Nội) bị "hô biến” thành bãi trông giữ xe ô tô không phép, gây nguy cơ mất an toàn cháy nổ, ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường đô thị.

Bắc Giang: Cần kiểm tra việc bán đất “kèm” mộ phần ở huyện Lục Nam (Bài 3)

Sau loạt bài phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam, ngày 15/4, Chủ tịch UBND huyện Lục Nam (tỉnh Bắc Giang) đã ra Quyết định thụ lý đơn tố cáo của công dân đối với lãnh đạo xã Yên Sơn.

Nghệ An: Chủ đầu tư Khu đô thị sinh thái Vinh Tân “biến” nhà BQL dự án thành nhà hàng? (Bài 2)

Hơn 1.300m2 được UBND tỉnh phê duyệt QH, thuê đất xây dựng nhà BQL dự án nhưng bị chủ đầu tư cho đơn vị khác thuê làm nhà hàng. Không chỉ cho thuê trái phép, sử dụng đất sai mục đích, hàng loạt hạng mục cũng được xây dựng không GP, vi phạm QH nghiêm trọng

Cần kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản tại dự án DMC Plaza Hạ Long

Chủ đầu tư dự án chung cư DMC Plaza Hạ Long ở phường Hồng Hải (TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) bị phản ánh dấu hiệu vi phạm Luật Xây dựng và hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, gây ô nhiễm môi trường.