moitruongplus Ban quản lý an toàn thực phẩm (BQLATTP) là mô hình mới, được Thủ tướng cho phép TP.HCM thí điểm 03 năm, bắt đầu từ tháng 12/2016. Ngày 1/4/2020, Thủ tướng tiếp tục cho phép kéo dài thêm 03 năm...

An toàn thực phẩm – điều cần thiết cho môi trường sống

Trong hơn một thập kỷ qua, khi mà nền kinh tế của đất nước có những chuyển biến tích cực, đời sống của đại đa số người dân được nâng cao thì nhu cầu ăn no đã nhường chỗ cho sự ăn ngon và hợp khẩu vị. Lượng thực phẩm ngày càng dồi dào, nhiều lúc cung không đủ cầu nên đã xuất hiện rất nhiều trường hợp thực phẩm không đảm bảo vệ sinh hoặc hôi thiu, quá hạn sử dụng…tuồn ra thị trường, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sống của người dân, nhất là các vụ ngộ độc thực phẩm phải đưa đến nhiều cơ sở y tế điều trị, có trường hợp phải trả giá bằng cả tính mạng.


Văn phòng BQLATTP HCM.

Là một thành phố công nghiệp, tốc độ đô thị hóa nhanh, người nhập cư ngày càng nhiều, TP.HCM không chỉ phát triển đa dạng các dịch vụ mua bán thực phẩm mà còn có số lượng lớn nhà hàng, quán ăn, các công ty phục vụ suất ăn công nghiệp, các cửa hàng bán thức ăn nhanh…Từ các con đường lớn đến tận ngõ hẻm sâu, đâu đâu cũng thấy hàng quán chi chít. Có nhiều con đường chỉ hơn 100m đã thấy vài chục quán ăn, quán nhậu, từ bình dân đến cao cấp, đếm không xuể.

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) cho khoảng gần 10 triệu dân như ở TP.HCM hiện nay là điều không hề dễ dàng. Việc quản lý nhà nước về ATTP trước dây là do Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm trực thuộc Sở Y tế, TP.HCM là đơn vị đầu tiên trong cả nước được thí điểm thành lập Ban quản lý An toàn thực phẩm trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố theo quyết định số 2349/QĐ-TTg ngày 05/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

Nhân sự được tiếp nhận về từ Sở Y tế, Sở Công thương và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Nhiệm vụ của Ban là giúp UBND thành phố tổ chức, thực thi pháp luật về an toàn, vệ sinh thực phẩm trên địa bàn.

Với đội ngũ nhân sự hiện tại hơn 300 người (khi mới thành lập khoảng 400 người), BQLATTP cũng tương đương 01 Sở chuyên môn. Việc quản lý, tham mưu cho UBND thành phố HCM để đảm bảo ATVSTP cho 22 quận huyện (đã bao gồm TP Thủ Đức) cũng khá nhiều công việc.

Ghi nhận lớn nhất của BQLATTP trong những năm qua là không để xảy ra các vụ tai nạn đáng tiếc về vi phạm ATTP đồng thời tổ chức tuyên truyền, tập huấn nâng cao kiến thức cho cán bộ các quận huyện về ATTP để triển khai sâu rộng trong nhân dân và thường xuyên đẩy mạnh công tác giám sát kiểm tra ATTP trên địa bàn.


Quyết định xử phạt do bà Lan ký.

Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính có đúng thẩm quyền?

Bên cạnh những nỗ lực của đội ngũ cán bộ, nhân viên của BQLATTP trong quá trình kiểm tra, giám sát, đảm bảo ATTP cho người dân thì việc một số lãnh đạo Ban đã ký, ban hành nhiều quyết định xử phạt vi phạm hành chính gây nên nhiều bức xúc cho các đơn vị, chủ doanh nghiệp, nhà hàng… Bởi lẽ, theo Nghị định 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 có hiệu lực thi hành ngày 20/10/2018 quy định về Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính: ":

1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 28 29, 30, 31, 32, 33 và 34 của Nghị định này theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

2. Công chức, viên chức thuộc các ngành: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương và công chức, viên chức, người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, trong các cơ quan được quy định tại Điều 28, 29, 30, 31, 32, 33 và 34 của Nghị định này đang thi hành công vụ, nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao về lĩnh vực an toàn thực phẩm”.

Cụ thể, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và thẩm quyền xử phạt hành chính là của Chủ tịch UBND các cấp, Thanh tra chuyên ngành, các lực lượng: Công an nhân dân, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan và Quản lý thị trường. Nghị định này thay thế Nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về ATTP. Căn cứ theo nghị định 115 của Chính phủ thì BQLATTP không có chức năng.


Quyết định xử phạt.

Tuy nhiên, trong rất nhiều năm, bà Phạm Khánh Phong Lan (Trưởng ban) và ông Lê Minh Hải (Phó ban) đã ký hàng loạt quyết định xử phạt vi phạm hành chính về ATTP đối với nhiều tổ chức, cá nhân, tạo nên sự bất bình trong dư luận.

Đó là chưa kể nhiều quyết định phạt tiền sai với kết luận hành vi, sai điều khoản và sai luật. Thậm chí, có vụ việc, đoàn kiểm tra do ông đội phó đội 1 Lê Phúc Đảm làm trưởng đoàn đã tự ý sửa biên bản, không giao biên bản vi phạm hành chính cho người bị kiểm tra nhưng ông Lê Minh Hải lại ra quyết định xử phạt. Sau khi bị khiếu nại, bà Phạm Khánh Phong Lan phải ra quyết định hủy, thành lập lại đoàn kiểm tra…

Tất cả các quyết định xử phạt VPHC về ATTP mà BQLATTP ký, ban hành đều có dấu hiệu vi phạm pháp luật vì BQLATTP là cơ quan tham mưu cho UBND TP.HCM, không được chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.

Dư luận câu hỏi đặt ra là số tiền xử phạt hành chính lên đến nhiều tỷ đồng mà BQLATTP đã xử phạt không đúng thẩm quyền trong những năm qua được xử lý như thế nào ?

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

dfd
egr
dbgfbg
fsgfd

Trâu Quỳ (Hà Nội): Cho thuê đất công làm kho bãi, đừng để ảnh hưởng đến môi trường

Dù là đất công, nhưng trên phố Thành Trung, thị trấn Trâu Quỳ nhiều năm nay tồn tại bãi tập kết xe, nhà kho vận chuyển hàng hóa nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường, PCCC

Đắk Lắk: Cần kiểm tra, xử lý bãi tập kết phế liệu ô nhiễm môi trường trong khu dân cư

Mặc dù bãi tập kết phế liệu chưa được chính quyền cấp cơ sở phê duyệt hay không có bất cứ giấy tờ nào về công tác bảo vệ môi trường. Nhưng cơ sở kinh doanh phế liệu trên địa bàn xã Hoà Phú – TP Buôn Ma Thuột lại tồn tại rất nhiều năm mà không bị xử lý.

Loạt bãi xe không phép “mọc” trên đất công ở quận Long Biên

Hàng nghìn m2 đất quy hoạch trên địa bàn phường Giang Biên (quận Long Biên, TP Hà Nội) bị "hô biến” thành bãi trông giữ xe ô tô không phép, gây nguy cơ mất an toàn cháy nổ, ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường đô thị.

Bắc Giang: Cần kiểm tra việc bán đất “kèm” mộ phần ở huyện Lục Nam (Bài 3)

Sau loạt bài phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam, ngày 15/4, Chủ tịch UBND huyện Lục Nam (tỉnh Bắc Giang) đã ra Quyết định thụ lý đơn tố cáo của công dân đối với lãnh đạo xã Yên Sơn.

Nghệ An: Chủ đầu tư Khu đô thị sinh thái Vinh Tân “biến” nhà BQL dự án thành nhà hàng? (Bài 2)

Hơn 1.300m2 được UBND tỉnh phê duyệt QH, thuê đất xây dựng nhà BQL dự án nhưng bị chủ đầu tư cho đơn vị khác thuê làm nhà hàng. Không chỉ cho thuê trái phép, sử dụng đất sai mục đích, hàng loạt hạng mục cũng được xây dựng không GP, vi phạm QH nghiêm trọng

Cần kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản tại dự án DMC Plaza Hạ Long

Chủ đầu tư dự án chung cư DMC Plaza Hạ Long ở phường Hồng Hải (TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) bị phản ánh dấu hiệu vi phạm Luật Xây dựng và hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, gây ô nhiễm môi trường.