moitruongplus Công ty TNHH Nhà máy gạch ngói Lâm Viên khai thác khoáng sản "chui” đã 10 năm tại xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng, nhưng không hiểu sao cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng không phát hiện, xử lý.

10 năm khai thác khoáng sản không phép

Theo UBND huyện Đức Trọng, từ năm 2004 đến 2011, Công ty TNHH Nhà máy gạch ngói Lâm Viên (Công ty Lâm Viên), được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp 3 giấy phép tận thu, khai thác khoáng sản sét gạch ngói. Sau khi hết thời hạn, từ tháng 11/2012 đến nay, Công ty Lâm Viên tiếp tục khai thác trái phép khoáng sản sét gạch ngói, cát xây dựng đi kèm tại 08 nơi nằm ngoài vị trí đã được cấp giấy phép khai thác khoáng sản trước đây.

Cụ thể, 08 vị trí khai thác khoáng sản sét gạch ngói, cát xây dựng này có tổng diện tích khoảng 16,4 ha nằm trong diện tích đất do Học viện Lục quân quản lý đã được Sở Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tổng khối lượng khoáng sản khai thác trái phép là 640.583 m3 (trong đó sét gạch ngói là 611.082 m3 và cát xây dựng đi kèm là 29.501m3). Đồng thời, không thực hiện nghĩa vụ tài chính với số tiền hơn 11 tỷ đồng.

Ngoài ra, theo quy định Luật Khoáng sản năm 2010 và Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ, đối với giấy phép khai thác khoáng sản đã hết hạn tháng 10/2012 cho đến nay, Công ty Lâm Viên vẫn chưa lập hồ sơ đóng cửa mỏ và chưa thực hiện đóng cửa mỏ, cải tạo, phục hồi theo quy định.


Công ty Lâm Viên khai thác khoáng sản "chui” trong phần đất của Học viện Lục quân.

Không lập hồ sơ bảo vệ môi trường

Đáng chú ý, ngoài việc khai thác "chui” tại 08 vị trí trên, Công ty Lâm Viên cũng không thực hiện lập lại hồ sơ cam kết bảo vệ môi trường và dự án cải tạo, phục hồi môi trường trình cơ quan chức năng phê duyệt.

Ông Lê Nguyên Hoàng, Phó Chủ tịch UBND huyện Đức Trọng, cho biết, với những hành động trên, Công ty Lâm Viên đã thực hiện 02 hành vi vi phạm hành chính: Khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp mà không có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền với khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 50 m3 trở lên, mức phạt vi phạm hành chính từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng. Hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu toàn bộ khoáng sản được quy đổi bằng tiền đối với tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác của Công ty khoảng 640.583 m3.

Ngoài ra, DN này còn bị xử phạt hành chính với các lỗi vi phạm như: không lập đề án đóng cửa mỏ đối với khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh, vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản, với mức phạt tiền từ 50 đến 70 triệu đồng; Không báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có quy mô, công suất tương đương với mức phạt tiền từ 150 đến 200 triệu đồng; Không có phương án cải tạo, phục hồi môi trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, mức phạt tiền từ 150 đến 200 triệu đồng.


Báo cáo của UBND huyện Đức Trọng.

Như vậy, những sai phạm của Công ty Lâm Viên đã rõ. Điều khiến dư luận quan tâm là tại sao trong suốt thời gian dài DN này khai thác khoáng sản không phép, ảnh hưởng đến môi trường nghiêm trọng như vậy, nhưng chính quyền huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng và Học viện Lục quân không phát hiện, xử lý?!

Để ngăn chặn tình trạng khai thác khoáng sản trái phép gây ảnh hưởng đến môi trường, đề nghị cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng sớm kiểm tra, xác định rõ vi phạm, trách nhiệm của tập thể, cá nhân huyện Đức Trọng và Công ty Lâm Viên để xử lý theo quy định.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

dfd
egr
dbgfbg
fsgfd

Trâu Quỳ (Hà Nội): Cho thuê đất công làm kho bãi, đừng để ảnh hưởng đến môi trường

Dù là đất công, nhưng trên phố Thành Trung, thị trấn Trâu Quỳ nhiều năm nay tồn tại bãi tập kết xe, nhà kho vận chuyển hàng hóa nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường, PCCC

Đắk Lắk: Cần kiểm tra, xử lý bãi tập kết phế liệu ô nhiễm môi trường trong khu dân cư

Mặc dù bãi tập kết phế liệu chưa được chính quyền cấp cơ sở phê duyệt hay không có bất cứ giấy tờ nào về công tác bảo vệ môi trường. Nhưng cơ sở kinh doanh phế liệu trên địa bàn xã Hoà Phú – TP Buôn Ma Thuột lại tồn tại rất nhiều năm mà không bị xử lý.

Loạt bãi xe không phép “mọc” trên đất công ở quận Long Biên

Hàng nghìn m2 đất quy hoạch trên địa bàn phường Giang Biên (quận Long Biên, TP Hà Nội) bị "hô biến” thành bãi trông giữ xe ô tô không phép, gây nguy cơ mất an toàn cháy nổ, ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường đô thị.

Bắc Giang: Cần kiểm tra việc bán đất “kèm” mộ phần ở huyện Lục Nam (Bài 3)

Sau loạt bài phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam, ngày 15/4, Chủ tịch UBND huyện Lục Nam (tỉnh Bắc Giang) đã ra Quyết định thụ lý đơn tố cáo của công dân đối với lãnh đạo xã Yên Sơn.

Nghệ An: Chủ đầu tư Khu đô thị sinh thái Vinh Tân “biến” nhà BQL dự án thành nhà hàng? (Bài 2)

Hơn 1.300m2 được UBND tỉnh phê duyệt QH, thuê đất xây dựng nhà BQL dự án nhưng bị chủ đầu tư cho đơn vị khác thuê làm nhà hàng. Không chỉ cho thuê trái phép, sử dụng đất sai mục đích, hàng loạt hạng mục cũng được xây dựng không GP, vi phạm QH nghiêm trọng

Cần kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản tại dự án DMC Plaza Hạ Long

Chủ đầu tư dự án chung cư DMC Plaza Hạ Long ở phường Hồng Hải (TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) bị phản ánh dấu hiệu vi phạm Luật Xây dựng và hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, gây ô nhiễm môi trường.