moitruongplus Ngoài việc đổ thải trái phép gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn giao thông, nhà thầu dự án Đường cứu hộ, cứu nạn tại xã Tân Phong, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình còn bị ‘tố’ thi công ẩu, sai thiết kế gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

Trước đó, ngày 24/3, Môi trường và Đô thị Việt Nam đăng tải bài viêt "Thái Bình: Dấu hiệu đổ thải trái phép gây ô nhiễm tại dự án trọng điểm ở huyện Vũ Thư” (https://www.moitruongvadothi.vn/thai-binh-dau-hieu-do-thai-trai-phep-gay-o-nhiem-tai-du-an-trong-diem-o-huyen-vu-thu-a126397.html). Nội dung bài viết phản ánh quá trình thi công Dự án đường cứu hộ, cứu nạn tại xã Tân Phong, huyện Vũ Thư, hàng loạt xe tải chở đất, bùn thải dự án đi tiêu thụ trái phép nhưng không giăng bạt, che đậy gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn giao thông.

Được xác định là dự án trọng điểm phục vụ dân sinh và công tác cứu hộ, cứu nạn, nên các hạng mục dự án được đầu tư thiết kế bền vững. Nhưng, Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng (Ban QLDAĐTXD) huyện Vũ Thư còn bị tố có dấu hiệu buông lỏng quản lý, giám sát, khi ngay từ giai đoạn đầu thi công công trình, nhà thầu thi công là Công ty TNHH Quang Trung đã bị phản ánh có dấu hiệu thi công ẩu, sai thiết kế, "rút ruột” công trình, cụ thể:


Kè bê tông liệu có đảm bảo chất lượng khi nước và bùn thải vẫn còn lênh láng ngập ngang mặt kè?

Ở hạng mục kè, gia cố mái taluy theo thiết kế phải nạo vét hết bùn, đóng cọc tre ngập hết dưới đất sau đó lót đá dăm và đổ bê tông, nhưng đơn vị thi công đã không đóng cọc tre ngập hết dưới đất, không lót đá dăm, đổ bê tông khi lòng sông vẫn còn rất nhiều bùn và nước.

Tại hạng mục xây kè đá, theo thiết kế trên tấm vải địa kỹ thuật là lớp đá dăm và lớp vữa xây, ở giữa các khe đá hộc chèn đá dăm và trát vữa. Nhưng đơn vị thi công đã không lót lớp đá dăm, lót vữa, mà chỉ xếp đá hộc lên trên tấm vải địa sau đó trát vữa trên bề mặt các khe đá. 


Ở hạng mục thi công cống, rãnh thoát nước, theo thiết kế đệm móng bằng lớp đá dăm, chèn thân cống bằng cát; nhưng đơn vị thi công lại sử dụng đá base để thi công, lấy đất tạp để chèn thân cống.

Tiếp đến, ở hạng mục thi công cống, rãnh thoát nước, theo thiết kế phải đệm móng bằng lớp đá dăm, chèn thân cống bằng cát nhưng đơn vị thi công lại sử dụng đá base để thi công, lấy đất tạp để chèn thân cống. Bên cạnh đó, lớp bê tông đổ bổ sung tại chỗ trên thân cống với lớp bê tông ở phần thân cống đúc sẵn, khi đổ bê tông xong không được tưới nước bảo dưỡng, dẫn đến hiện tượng bị nứt nẻ…

Với hạng mục đóng cọc bê tông dài 8m dưới lòng sông, đơn vị thi công sử dụng nhiều cọc bê tông đúc không đúng quy chuẩn để đóng, đóng cả những cọc bê tông mà trên thân cột có nhiều đoạn vẫn lộ ra cốt thép. Nhà thầu có dấu hiệu dùng nguồn đất tạp, cát không đúng chủng loại để thi công hạng mục thi công nền đường.


Cọc bê tông không đảm bảo chất lượng vẫn được đưa ra để sử dụng

Để làm rõ những ‘vấn đề’ trên, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã có buổi làm việc với ông Trần Mạnh Đạt – Phó Giám đốc Ban QLDAĐTXD huyện Vũ Thư.

Về vai trò giám sát dự án, ông Đạt cho biết, thông qua hình thức đấu thầu qua mạng, Công ty Cổ phần tư vấn Đầu tư xây dựng & thương mại Nam Bình trúng gói thầu tư vấn giám sát. Công ty này đăng ký với chủ đầu tư 18 cán bộ giám sát ở các hạng mục khác nhau. Hàng ngày, chủ đầu tư có yêu cầu một là ông tư vấn giám sát trưởng hoặc phó phải có mặt thường xuyên tại công trường. Về việc thi công hạng mục nào thì giám sát hạng mục đó phải yêu cầu cán bộ phải có mặt. Tuy nhiên, ông Đạt khẳng định, không phải lúc nào cũng đầy đủ.

Cũng tại buổi làm việc, ông Trần Ngọc Miên, cán bộ Ban QLDA được giao phụ trách dự án, cho biết 1 đến 2 ngày tôi xuống công trường một lần để kiểm tra tiến độ, chất lượng thi công và kiểm tra sự có mặt của đơn vị tư vấn giám sát.

Lý giải tại sao 1-2 ngày cán bộ giám sát của Ban mới xuống kiểm tra 1 lần, ông Đạt nói: Mỗi đồng chí ở đây phụ trách 1-2 công trình và việc cơ quan nên không phải ngày nào cũng có mặt tại công trường được.

Trả lời câu hỏi về việc đơn vị thi công có đổ thải có đúng vị trí được đăng ký? ông Đạt cho hay, vị trí đó (vị trí đổ thải hiện nay – PV) đơn vị thi công đã làm văn bản thuê lại ao của một hộ dân để đổ tạm bùn lỏng, bởi bùn đó nếu vận chuyển chở ngoài đường sẽ bị vương vãi, mà đơn vị thi công lại không có xe đặc chủng để vận chuyển, nên tập kết tạm tại vị trí đó để sau khi khô mới vận chuyển đi và hoàn trả lại mặt bằng theo đúng hiện trạng.


Hạng mục xây kè đá, theo thiết kế trên tấm vải địa kỹ thuật là lớp đá dăm và lớp vữa xây, ở giữa các khe đá hộc chèn đá dăm và trát vữa. Nhưng đơn vị thi công đã không lót lớp đá dăm, lót vữa, mà chỉ xếp đá hộc lên trên tấm vải địa sau đó trát vữa trên bề mặt các khe đá.

Về văn bản cho thuê ao để tập kết tạm chất thải dự án, ông Đạt cho biết, giữa đơn vị thi công và hộ dân có ao đã xin xác nhận của xã. Tuy nhiên, việc xã có đủ thẩm quyền để xác nhận việc cho thuê hay không thì ông Đạt không trả lời được.

Về việc nhà thầu mang đất thải dự án đi bán cho người dân ở xã Tân Phong, Tân Hòa, huyện Vũ Thư mà Môi trường và Đô thị Việt Nam đã phản ánh. Ông Đạt nói không biết, đồng thời khẳng định quan điểm của Ban là không bao giờ cho phép vận chuyển đất tận dụng đi bất kể vị trí nào khác, vì đất ở đây là đất điều phối, bắt buộc phải để tại công trường để điều phối từ vị trí này sang vị trí khác.


Xe tải ngang nhiên chở chất thải dự án đi bán cho người dân trên địa bàn huyện Vũ Thư

Mặc dù vị lãnh đạo Ban khẳng định là vậy, nhưng thực tế những hình ảnh, thông tin mà PV Môi trường và Đô thị Việt Nam ghi nhận được đủ cơ sở chứng minh nhà thầu đã mang đất thải dự án đi bán cho người dân trên địa bàn huyện Vũ Thư. Nội dung này chúng tôi sẵn sàng phối hợp, cung cấp thông tin với cơ quan chức năng khi nhận được đề nghị.

Để đảm bảo chất lượng công trình khi đưa vào sử dụng, đồng thời sử dụng hiệu quả, tránh thất thoát nguồn vốn ngân sách Nhà nước đầu tư vào dự án, chúng tôi kính đề nghị UBND tỉnh Thái Bình, chính quyền huyện Vũ Thư chỉ đạo các đơn vị liên quan tiến hành kiểm tra, xác minh nội dung phản ánh của người dân, báo chí liên quan đến dấu hiệu vi phạm tại dự án.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

dfd
egr
dbgfbg
fsgfd

Trâu Quỳ (Hà Nội): Cho thuê đất công làm kho bãi, đừng để ảnh hưởng đến môi trường

Dù là đất công, nhưng trên phố Thành Trung, thị trấn Trâu Quỳ nhiều năm nay tồn tại bãi tập kết xe, nhà kho vận chuyển hàng hóa nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường, PCCC

Đắk Lắk: Cần kiểm tra, xử lý bãi tập kết phế liệu ô nhiễm môi trường trong khu dân cư

Mặc dù bãi tập kết phế liệu chưa được chính quyền cấp cơ sở phê duyệt hay không có bất cứ giấy tờ nào về công tác bảo vệ môi trường. Nhưng cơ sở kinh doanh phế liệu trên địa bàn xã Hoà Phú – TP Buôn Ma Thuột lại tồn tại rất nhiều năm mà không bị xử lý.

Loạt bãi xe không phép “mọc” trên đất công ở quận Long Biên

Hàng nghìn m2 đất quy hoạch trên địa bàn phường Giang Biên (quận Long Biên, TP Hà Nội) bị "hô biến” thành bãi trông giữ xe ô tô không phép, gây nguy cơ mất an toàn cháy nổ, ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường đô thị.

Bắc Giang: Cần kiểm tra việc bán đất “kèm” mộ phần ở huyện Lục Nam (Bài 3)

Sau loạt bài phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam, ngày 15/4, Chủ tịch UBND huyện Lục Nam (tỉnh Bắc Giang) đã ra Quyết định thụ lý đơn tố cáo của công dân đối với lãnh đạo xã Yên Sơn.

Nghệ An: Chủ đầu tư Khu đô thị sinh thái Vinh Tân “biến” nhà BQL dự án thành nhà hàng? (Bài 2)

Hơn 1.300m2 được UBND tỉnh phê duyệt QH, thuê đất xây dựng nhà BQL dự án nhưng bị chủ đầu tư cho đơn vị khác thuê làm nhà hàng. Không chỉ cho thuê trái phép, sử dụng đất sai mục đích, hàng loạt hạng mục cũng được xây dựng không GP, vi phạm QH nghiêm trọng

Cần kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản tại dự án DMC Plaza Hạ Long

Chủ đầu tư dự án chung cư DMC Plaza Hạ Long ở phường Hồng Hải (TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) bị phản ánh dấu hiệu vi phạm Luật Xây dựng và hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, gây ô nhiễm môi trường.