moitruongplus Từ loạt bài phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam, UBND huyện Văn Lâm đã ra quyết định cưỡng chế hàng loạt công trình, biệt thự biến tướng trên đất dự án chăn nuôi ở xã Lạc Đạo

Trước đó, Môi trường và Đô thị Việt Nam đăng tải loạt bài viết "Hưng Yên: Biến tướng đất dự án chăn nuôi thành khu biệt thự "khủng” (https://www.moitruongvadothi.vn/hung-yen-bien-tuong-dat-du-an-chan-nuoi-thanh-khu-biet-thu-khung-a124580.html) và bài "Hưng Yên: Hô biến đất dự án chăn nuôi thành biệt thự khủng – Trách nhiệm của chính quyền đến đâu? (https://www.moitruongvadothi.vn/hung-yen-ho-bien-dat-du-an-chan-nuoi-thanh-biet-thu-khung-trach-nhiem-cua-chinh-quyen-den-dau-a124866.html). Nội dung  phản ánh việc, hơn 33.000m2 đất nông nghiệp ở xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm để thực hiện Dự án chăn nuôi dịch vụ an toàn theo tiêu chuẩn VietGap đã bị biến tướng thành các công trình, khu biệt thự trái phép gây hệ luỵ tiêu cực đến môi trường, phá vỡ mặt bằng đất canh tác, gây bức xúc dư luận. Dự án do Hợp tác xã chăn nuôi dịch vụ an toàn Siêu Việt (sau đây viết tắt là HTX Siêu Việt) làm Chủ đầu tư.


Quy hoạch, xây dựng dự án chăn nuôi giữa khu dân cư, trường học đang gây bức xúc dư luận xã hội

Liên quan đến sai phạm tại dự án, ngày 14/10/2022, Chủ tịch UBND huyện Văn Lâm đã ký Quyết định số 2392/QĐ-XPHC về xử phạt vi phạm hành chính đối với HTX Siêu Việt. Theo đó, HTX Siêu Việt bị phạt tổng số tiền là 96.000.000 đồng. Đồng thời đưa ra các biện pháp khắc phục hậu quả, buộc đơn vị này khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm. Thời gian thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định trên. 

Đáng chú ý, thời gian qua người dân xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm rất bất bình trước việc quy hoạch, xây dựng dự án chăn nuôi hoành tráng ngay giữa khu dân cư - trường học, gây nguy cơ ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân và học sinh, chi tiết tại bài "Hưng Yên: Tại sao quy hoạch dự án chăn nuôi giữa khu dân cư, trường học?” (https://www.moitruongvadothi.vn/hung-yen-tai-sao-quy-hoach-du-an-chan-nuoi-giua-khu-dan-cu-truong-hoc-a125492.html).

Từ nội dung phán ánh tại các bài báo trên, ngày 22/3/2023, Chủ tịch UBND huyện Văn Lâm ký Quyết định số 1252/QĐ-CCXP về việc cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính Hợp tác xã chăn nuôi dịch vụ an toàn Siêu Việt.








Hàng loạt công trình, biệt thự biến tướng trên đất dự án chăn nuôi ở xã Lạc Đạo bị cưỡng chế

Theo nội dung quyết định, những hậu quả do hành vi vi phạm hành chính gây ra cần được khắc phục, cụ thể như sau:

Hậu quả thứ nhất: Chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Tổng diện tích vi phạm là 511m2.

Để khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước vi phạm: Buộc phá dỡ toàn bộ công trình nhà 2 tầng đã xây xong phần thô và đổ trần tầng 2 với diện tích 237m2; buộc phá dỡ toàn bộ công trình nhà 2 tầng đã xây xong phần thô và đổ trần tầng 2, đang trát hoàn thiện với diện tích 274m2.


Một công trình dự án chăn nuôi do HTX Siêu Việt làm chủ đầu tư nằm đối diện trường THPT Văn Lâm và chỉ cách nhau vài bước chân.

Hậu quả thứ hai: Chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Tổng diện tích vi phạm là 499,4m2.

Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu trước vi phạm:  Buộc phá dỡ toàn bộ công trình nhà 2 tầng mái vát, đang trát và hoàn thiện với diện tích 153,4m2, tường xây bao quanh dài 206m, tường 10, chiều cao 2,5m = 515m2; Buộc phá dỡ toàn bộ công trình nhà 2 tầng, mái vát, đang trát và hoàn thiện với diện tích 140m2 và tường xây bao quanh dài 184m, tường 10, chiều cao 2,5m=460m2; Buộc phá dỡ toàn bộ công trình nhà 1 tầng xây tường 220mm bằng gạch nung, khung, khung sắt, mái ngói móc đã hoàn thiện xong với diện tích 151m2; Buộc phá dỡ toàn bộ công trình nhà 2 tầng đã xây xong tầng 1 và chờ đổ trần tầng 02 với diện tích 55m2.


Quyết định cưỡng chế của UBND huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên đối với loạt công trình vi phạm của HTX Siêu Việt

Hậu quả thứ ba: Chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Tổng diện tích vi phạm là 812m2:

Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước vi phạm: Buộc phá dỡ toàn bộ công trình đào mới, xây tường gạch bao quanh ao, hồ nuôi trồng thủy sản với diện tích 360m2; Buộc phá dỡ toàn bộ công trình đào mới, đổ thành bê tông bao quanh ao, hồ nuôi trồng thủy sản với diện tích 215m2; Buộc phá dỡ toàn bộ công trình đào mới, xây tường gạch bao quanh ao, hồ nuôi trồng thủy sản với diện tích 237m2.

Hậu quả thứ tư: Làm biến dạng địa hình. Tổng diện tích vi phạm là 1.685m2 cụ thể như sau:

Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước vi phạm: Buộc di chuyển toàn bộ công trình san lấp đất, gạch vỡ với diện tích 1.248m2 (1.497,6m3 đất, gạch vỡ); Buộc phá dỡ toàn bộ công trình xây dựng trại chăn nuôi xong phần tường bao với diện tích 437m2.

Về biện pháp khắc phục hậu quả phải thực hiện, sử dụng phương tiện, máy móc, dụng cụ và các biện pháp phù hợp để phá dỡ công trình vi phạm khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm theo Quyết định số 2392/QĐ-XPHC ngày 14/10/2022 của Chủ tịch UBND huyện Văn Lâm về xử phạt vi phạm hành chính.

Thời gian thực hiện, ông Nguyễn Văn Việt là người đại diện đối với Hợp tác xã chăn nuôi dịch vụ an toàn Siêu Việt phải chấp hành quyết định này trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định này.

Môi trường và Đô thị Việt Nam tiếp tục cập nhật thông tin sự việc./

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

dfd
egr
dbgfbg
fsgfd

Trâu Quỳ (Hà Nội): Cho thuê đất công làm kho bãi, đừng để ảnh hưởng đến môi trường

Dù là đất công, nhưng trên phố Thành Trung, thị trấn Trâu Quỳ nhiều năm nay tồn tại bãi tập kết xe, nhà kho vận chuyển hàng hóa nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường, PCCC

Đắk Lắk: Cần kiểm tra, xử lý bãi tập kết phế liệu ô nhiễm môi trường trong khu dân cư

Mặc dù bãi tập kết phế liệu chưa được chính quyền cấp cơ sở phê duyệt hay không có bất cứ giấy tờ nào về công tác bảo vệ môi trường. Nhưng cơ sở kinh doanh phế liệu trên địa bàn xã Hoà Phú – TP Buôn Ma Thuột lại tồn tại rất nhiều năm mà không bị xử lý.

Loạt bãi xe không phép “mọc” trên đất công ở quận Long Biên

Hàng nghìn m2 đất quy hoạch trên địa bàn phường Giang Biên (quận Long Biên, TP Hà Nội) bị "hô biến” thành bãi trông giữ xe ô tô không phép, gây nguy cơ mất an toàn cháy nổ, ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường đô thị.

Bắc Giang: Cần kiểm tra việc bán đất “kèm” mộ phần ở huyện Lục Nam (Bài 3)

Sau loạt bài phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam, ngày 15/4, Chủ tịch UBND huyện Lục Nam (tỉnh Bắc Giang) đã ra Quyết định thụ lý đơn tố cáo của công dân đối với lãnh đạo xã Yên Sơn.

Nghệ An: Chủ đầu tư Khu đô thị sinh thái Vinh Tân “biến” nhà BQL dự án thành nhà hàng? (Bài 2)

Hơn 1.300m2 được UBND tỉnh phê duyệt QH, thuê đất xây dựng nhà BQL dự án nhưng bị chủ đầu tư cho đơn vị khác thuê làm nhà hàng. Không chỉ cho thuê trái phép, sử dụng đất sai mục đích, hàng loạt hạng mục cũng được xây dựng không GP, vi phạm QH nghiêm trọng

Cần kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản tại dự án DMC Plaza Hạ Long

Chủ đầu tư dự án chung cư DMC Plaza Hạ Long ở phường Hồng Hải (TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) bị phản ánh dấu hiệu vi phạm Luật Xây dựng và hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, gây ô nhiễm môi trường.