moitruongplus Theo Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc CATP Hà Nội, trong quá trình xử lý vi phạm về môi trường tại KCN Quang Minh 1 đã nảy sinh bất cập, cần phải rà soát, bóc tách lại.

Vẫn còn khó khăn trong việc kiểm soát xử lý nước thải tại KCN Quang Minh 1

Chiều 9/12, tại Kỳ họp thứ 10 HĐND TP khóa XVI, đại biểu Nguyễn Bích Thủy (đại biểu tổ Cầu Giấy) đã chất vấn về việc xử lý nước thải tại KCN Quang Minh 1, huyện Mê Linh, TP Hà Nội. Đại biểu đặt vấn đề, KCN Quang Minh 1 đã được đầu tư trạm xử lý nước thải nhưng đến nay huyện vẫn chưa kiểm soát được việc xả thải của các doanh nghiệp trong KCN dẫn đến tình trạng nước thải ra môi trường gây ô nhiễm bức xúc kéo dài trong nhân dân.

Trả lời về vấn đề này, Chủ tịch UBND huyện Mê Linh- Hoàng Anh Tuấn cho biết, KCN Quang Minh 1 được UBND tỉnh Vĩnh Phúc cấp phép đầu tư từ năm 2002. Hiện có 135 doanh nghiệp đang hoạt động trong KCN này. Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển hạ tầng Nam Đức là chủ đầu tư hạ tầng và nước thải KCN Quang Minh 1.

Theo đó, KCN Quang Minh 1 được xây dựng Nhà máy xử lý nước thải công suất 7.600m3/ngày đêm, hiện đã đạt được 6.000m3/ngày đêm. Đến nay, đã có 134 doanh nghiệp đấu nối vào nhà máy để xử lý, còn một công ty duy nhất là Công ty may chưa tổ chức đấu nối vào hệ thống xử lý chung. Doanh nghiệp này có lý do là đã được TP Hà Nội cấp phép xả thải ra kênh chung.

"Công ty Phát triển hạ tầng Nam Đức và Công ty may đã làm việc và cam kết, sẽ tổ chức đấu nối vào hệ thống trong quý 1/2023 tới đây. Lý do có sự chậm trễ là do chưa đồng nhất về phí xử lý giữa hai bên”- Chủ tịch UBND huyện Mê Linh cho biết.

Lãnh đạo huyện Mê Linh cũng nêu một số khó khăn trong việc kiểm soát xử lý nước thải tại KCN Quang Minh 1. Cụ thể, việc cấp đánh giá môi trường là Bộ TN-MT, cấp phép xả thải là Sở TN-MT. Cử tri trên địa bàn huyện cũng phản ánh nhiều lần, huyện cũng nhiều lần mời các bên về làm việc nhưng chưa xử lý được tận gốc.

Ông Hoàng Anh Tuấn kiến nghị, trong thời gian tới, TP Hà Nội cần thành lập đoàn kiểm tra tổng thể để khắc phục triệt để các vấn đề liên quan đến hạ tầng, hồ điều hòa, đường gom cũng như GPMB tại KCN này.

Cần rà soát lại việc xả thải tại Khu công nghiệp Quang Minh 1

Bổ sung thông tin về nội dung xử lý vi phạm môi trường tại KCN Quang Minh 1, tại phiên chất vấn, Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc CATP Hà Nội thẳng thắn, Chính phủ đã quy định rõ về chức năng nhiệm vụ của các ngành. Liên quan vấn đề môi trường, chức năng quản lý Nhà nước chính thuộc về Sở TN-MT.

Đối với lực lượng Công an, theo Luật Công an nhân dân và các Nghị định của Chính phủ, ngành Công an có trách nhiệm trong đấu tranh phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực môi trường.

Theo Trung tướng Nguyễn Hải Trung, từ 2018 đến nay, tại KCN này, CATP Hà Nội vừa chủ trì vừa phối hợp với Tổng cục Môi trường (Bộ TN-MT), Sở TN-MT cũng như Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an) đã phát hiện 9 vụ việc vi phạm về xả thải, xử phạt hơn 2 tỷ đồng. Ngoài ra, cơ quan chức năng đang hoàn thiện hồ sơ để xử lý 3 vụ việc vi phạm.

Tuy nhiên, Trung tướng Nguyễn Hải Trung, trong quá trình xử lý vi phạm về môi trường tại KCN Quang Minh 1, đã nảy sinh bất cập. Theo đó, khi áp dụng hình phạt bổ sung là đình chỉ sẽ nảy sinh việc do toàn bộ KCN này đấu nối chung hệ thống xả thải và xử lý, nếu dừng một doanh nghiệp thì cũng dừng luôn cả 134 nhà máy còn lại trong đó. Cùng đó, theo quy định mới nhất tại Nghị định 45 của Chính phủ thì lực lượng Công an không có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xả thải.

Để giải quyết vấn đề này, Giám đốc CATP Hà Nội kiến nghị, tại KCN Quang Minh 1, cần rà soát lại vấn đề xả thải, làm sao để bóc tách ra, khi một doanh nghiệp vi phạm thì dừng đơn vị đó thôi chứ không để ảnh hưởng tới cả hệ thống.

"Theo báo cáo, vì sao tại đây đã đặt hệ thống quan trắc tự động báo về Sở TN-MT rồi mà lại không phát hiện được vi phạm? Rõ ràng, phải xem lại hệ thống quan trắc làm việc như thế nào; chúng tôi đề nghị Sở TN-MT cần đặc biệt chú trọng đến vấn đề quan trắc. Hiện nay, các đối tượng vi phạm cũng có nhiều thủ đoạn vi phạm về xả thải, thậm chí đã phát hiện doanh nghiệp có 2 hệ thống xả thải: một đạt tiêu chuẩn và một xả thải bí mật không đạt tiêu chuẩn. CATP vừa phát hiện một trường hợp vi phạm tinh vi, lẽ ra phải dùng 12 loại hóa chất thì công tác xử lý mới đạt yêu cầu nhưng họ chỉ sử dụng có 5 loại”- Giám đốc CATP Hà Nội đặt vấn đề.

Cùng đó, trong thời gian tới, CATP Hà Nội sẽ cố gắng thực hiện các biện pháp nghiệp vụ được pháp luật cho phép để phát hiện các vụ việc xả thải vi phạm, phối hợp với các ngành khác để xử lý.

Đã xử phạt gần 2 tỷ đồng đối với vi phạm về xả thải

Ông Mai Trọng Thái, Phó Giám đốc phụ trách Sở TN-MT Hà Nội thông tin, KCN Quang Minh 1 được Bộ TN-MT phê duyệt đánh giá tác động môi trường năm 2003; năm 2008 tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt đánh giá tác động môi trường giai đoạn 2.


Phó Giám đốc phụ trách Sở TN-MT Mai Trọng Thái. 

Vào ngày 15/4/2022 vừa qua, lực lượng chức năng đã kiểm tra việc xả thải tại KCN Quang Minh 1, lấy mẫu nước thải để kiểm nghiệm thì đã phát hiện vi phạm, xử phạt 1,85 tỷ đồng.

Sau đó, Sở TN-MT Hà Nội đã thành lập 2 đoàn kiểm tra, lấy mẫu nước thải sau xử lý và kết quả đều đạt tiêu chuẩn. Trong quá trình kiểm tra, Sở TN-MT phối hợp với các lực lượng liên quan yêu cầu chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển hạ tầng Nam Đức phải đảm bảo toàn bộ nước thải phát sinh trong KCN Quang Minh 1 được xử lý đảm bảo quy chuẩn, không gây ô nhiễm môi trường, lắp đặt hệ thống phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường…

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

dfd
egr
dbgfbg
fsgfd

Trâu Quỳ (Hà Nội): Cho thuê đất công làm kho bãi, đừng để ảnh hưởng đến môi trường

Dù là đất công, nhưng trên phố Thành Trung, thị trấn Trâu Quỳ nhiều năm nay tồn tại bãi tập kết xe, nhà kho vận chuyển hàng hóa nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường, PCCC

Đắk Lắk: Cần kiểm tra, xử lý bãi tập kết phế liệu ô nhiễm môi trường trong khu dân cư

Mặc dù bãi tập kết phế liệu chưa được chính quyền cấp cơ sở phê duyệt hay không có bất cứ giấy tờ nào về công tác bảo vệ môi trường. Nhưng cơ sở kinh doanh phế liệu trên địa bàn xã Hoà Phú – TP Buôn Ma Thuột lại tồn tại rất nhiều năm mà không bị xử lý.

Loạt bãi xe không phép “mọc” trên đất công ở quận Long Biên

Hàng nghìn m2 đất quy hoạch trên địa bàn phường Giang Biên (quận Long Biên, TP Hà Nội) bị "hô biến” thành bãi trông giữ xe ô tô không phép, gây nguy cơ mất an toàn cháy nổ, ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường đô thị.

Bắc Giang: Cần kiểm tra việc bán đất “kèm” mộ phần ở huyện Lục Nam (Bài 3)

Sau loạt bài phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam, ngày 15/4, Chủ tịch UBND huyện Lục Nam (tỉnh Bắc Giang) đã ra Quyết định thụ lý đơn tố cáo của công dân đối với lãnh đạo xã Yên Sơn.

Nghệ An: Chủ đầu tư Khu đô thị sinh thái Vinh Tân “biến” nhà BQL dự án thành nhà hàng? (Bài 2)

Hơn 1.300m2 được UBND tỉnh phê duyệt QH, thuê đất xây dựng nhà BQL dự án nhưng bị chủ đầu tư cho đơn vị khác thuê làm nhà hàng. Không chỉ cho thuê trái phép, sử dụng đất sai mục đích, hàng loạt hạng mục cũng được xây dựng không GP, vi phạm QH nghiêm trọng

Cần kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản tại dự án DMC Plaza Hạ Long

Chủ đầu tư dự án chung cư DMC Plaza Hạ Long ở phường Hồng Hải (TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) bị phản ánh dấu hiệu vi phạm Luật Xây dựng và hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, gây ô nhiễm môi trường.