moitruongplus Hàng nghìn m2 đất nông nghiệp tại xã Văn Phú, huyện Thường Tín được san lấp, xây dựng và "hô biến” thành các bãi tập kết vật liệu xây dựng, gây ô nhiễm môi trường.

Cách UBND xã Văn Phú, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội không xa, hàng nghìn m2 đất nông nghiệp tại thôn Yên Phú được san lấp, xây dựng và "hô biến” thành các bãi tập kết vật liệu xây dựng, gây ô nhiễm môi trường.

Ghi nhận thực tế của PV tại đây cho thấy, cả một khu đất nông nghiệp rộng lớn đã được xây tường cao xung quanh. Bên trong, các gian nhà ở được xây dựng cố định, lợp mái tôn và lắp điều hòa. Phần còn lại của khuôn viên này đang được sử dụng để tập kết các loại vật liệu xây dựng.




Khu đất nông nghiệp tại thôn Yên Phú, xã Văn Phú được xây dựng quy mô và hoạt động bãi tập kết vật liệu xây dựng, gây ô nhiễm môi trường.

Đa phần các xe vào chở vật liệu xây dựng trên khu đất nông nghiệp này là xe công nông đầu ngang – loại xe đã bị cấm. Các xe này không được che chắn kỹ, chạy trên khắp các tuyến đường gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn giao thông.

Nghiêm trọng hơn, ngay gần khu vực trên, còn có một khu đất nông nghiệp rộng rộng lớn khác đã được san lấp mặt bằng. Xung quang đã được xây tường bao và quây tôn, bạt kín mít.

Bên trong các hạng mục xây dựng đang được thực hiện dở dang và rất quy mô.


Khu đất nông nghiệp này đang được xây dựng, gây ô nhiễm môi trường đất, phá hủy kết cấu đất.

Người dân đang làm ruộng tại khu vực này cho biết: Đoạn đấy là của nhà ông Viện Hòa. Đây là khu đất nông nghiệp, đất ruộng mà. Ở đây không ai giám cho xây gì đâu.

Ở các khu vực khác tại thôn Yên Phú và thôn Văn Trai, còn có sự tồn tại của nhiều bãi tập kết vật liệu xây dựng khác. Các bãi hoạt động lấn chiếm lòng, lề đường, gây ô nhiễm môi trường và nguy hiểm cho người tham gia giao thông.






Còn nhiều bãi tập kết vật liệu xây dựng khác tại xã Văn Phú hoạt động lấn chiếm hành lang an toàn giao thông, lấn chiếm đất nông nghiệp, gây ô nhiễm môi trường...


Nhiều khu vực đang được san lấp bằng các loaị đất đá thải xây dựng.

Để làm rõ câu hỏi: việc san lấp, xây dựng, hoạt động bãi tập kết vật liệu xây dựng trên khu đất nông nghiệp tại thôn Yên Phú có được phép? Các biện pháp kiểm tra, xử lý vi phạm về môi trường, văn minh đô thị trên địa bàn?

Đặc biệt, để có cái nhìn khác quan khi thực hiện bài viết tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực môi trường, đô thị, PV đã liên hệ làm việc với lãnh đạo UBND xã Văn Phú.

Nhưng thật bất ngờ, trong thời gian chưa đến 10 phút trao đổi với PV về việc xây dựng và hoạt động bãi tập kết trên đất nông nghiệp, gây ô nhiễm môi trường tại phòng làm việc, ông Lê Đình Huê, Chủ tịch UBND xã Văn Phú cho biết: "Không có ở chỗ nào cả”.

Khi PV nêu và chỉ rõ khu vực cần thông tin, thì ông Huê nói: "Như thế thì các vị cứ đi xác minh đi. Còn tớ là tớ trách nhiệm với huyện, trách nhiệm với thanh tra huyện. Còn tớ không có liên quan gì đến báo chí... Người ta xây tường bao như thế này là để giữ đất, không có vấn đề gì cả. Người ta mua bán với nhau, người ta làm như thế. Các vị cứ đi xác minh đi”.

Không chia sẻ bất kỳ thông tin gì với PV, bất ngờ hơn nữa, ông Lê Đình Huê - Chủ tịch UBND xã Văn Phú còn như là đang coi thường các thông tin báo chí cung cấp, khi nói: "Báo chí bây giờ, cái thông tin, rồi là tin rác, tin rưởi, nhiều vấn đề lắm, nhá”.

Câu trả lời của vị Chủ tịch xã Văn Phú - ông Lê Đình Huê thật khó hiểu. Phải chăng, chỉ khi UBND huyện Thường tín chỉ đạo, ông Huê mới để ý. Còn người dân và cả báo chí thông tin, ông đều không quan tâm?

Điều này trái hoàn toàn với cách tiếp nhận thông tin của Chủ tịch UBND huyện Thường Tín Nguyễn Xuân Minh. Bởi mỗi khi báo chí, người dân thông tin các vấn đề xảy ra trên địa bàn huyện, Chủ tịch Minh đều tiếp nhận một cách tâm huyết, và lập tức chỉ đạo kiểm tra, xử lý, phản hồi thông tin đến người cung cấp.

Từ những tồn tại nêu trên tại xã Văn Phú, kính mong UBND huyện Thường Tín và các sở, ban, ngành liên quan của thành phố Hà Nội vào cuộc kiểm tra, chỉ đạo trong xử lý vi phạm (nếu có). Đồng thời làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan khi để xảy ra vi phạm./.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

dfd
egr
dbgfbg
fsgfd

Trâu Quỳ (Hà Nội): Cho thuê đất công làm kho bãi, đừng để ảnh hưởng đến môi trường

Dù là đất công, nhưng trên phố Thành Trung, thị trấn Trâu Quỳ nhiều năm nay tồn tại bãi tập kết xe, nhà kho vận chuyển hàng hóa nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường, PCCC

Đắk Lắk: Cần kiểm tra, xử lý bãi tập kết phế liệu ô nhiễm môi trường trong khu dân cư

Mặc dù bãi tập kết phế liệu chưa được chính quyền cấp cơ sở phê duyệt hay không có bất cứ giấy tờ nào về công tác bảo vệ môi trường. Nhưng cơ sở kinh doanh phế liệu trên địa bàn xã Hoà Phú – TP Buôn Ma Thuột lại tồn tại rất nhiều năm mà không bị xử lý.

Loạt bãi xe không phép “mọc” trên đất công ở quận Long Biên

Hàng nghìn m2 đất quy hoạch trên địa bàn phường Giang Biên (quận Long Biên, TP Hà Nội) bị "hô biến” thành bãi trông giữ xe ô tô không phép, gây nguy cơ mất an toàn cháy nổ, ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường đô thị.

Bắc Giang: Cần kiểm tra việc bán đất “kèm” mộ phần ở huyện Lục Nam (Bài 3)

Sau loạt bài phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam, ngày 15/4, Chủ tịch UBND huyện Lục Nam (tỉnh Bắc Giang) đã ra Quyết định thụ lý đơn tố cáo của công dân đối với lãnh đạo xã Yên Sơn.

Nghệ An: Chủ đầu tư Khu đô thị sinh thái Vinh Tân “biến” nhà BQL dự án thành nhà hàng? (Bài 2)

Hơn 1.300m2 được UBND tỉnh phê duyệt QH, thuê đất xây dựng nhà BQL dự án nhưng bị chủ đầu tư cho đơn vị khác thuê làm nhà hàng. Không chỉ cho thuê trái phép, sử dụng đất sai mục đích, hàng loạt hạng mục cũng được xây dựng không GP, vi phạm QH nghiêm trọng

Cần kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản tại dự án DMC Plaza Hạ Long

Chủ đầu tư dự án chung cư DMC Plaza Hạ Long ở phường Hồng Hải (TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) bị phản ánh dấu hiệu vi phạm Luật Xây dựng và hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, gây ô nhiễm môi trường.