moitruongplus Không chỉ chủ đầu tư Dự án xây mới cống Hải Thịnh ở huyện Tiền Hải bị đặt nghi vấn buông lỏng quản lý chất thải dự án, mà nhà thầu thi công còn bị "tố” bán trái phép hàng ngàn m3 đất, bùn thải để thu lợi bất hợp pháp

Trước đó, Môi trường và Đô thị Việt Nam đã có bài viết "Nhà thầu đổ thẳng đất, bùn thải vào chân đê biển gây nguy cơ sụt lún, ô nhiễm môi trường”, nội dung bài viết phản ánh đơn vị thi công Dự án xây mới cống Hải Thịnh (tại Km15+550, đê biển số 5 xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải) đã đổ thẳng hàng ngàn m3 đất, bùn thải vào hành lang an toàn bảo vệ đê biển số 5 thuộc xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải gây nguy cơ mất an toàn tuyến đê trong mùa mưa bão, làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt, sản xuất nuôi trồng thủy sản của người dân địa phương. 

Được biết, dự án trên do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình làm chủ đầu tư. Đơn vị thi công dự án là Công ty TNHH tư vấn đầu tư và xây dựng T&T (có địa chỉ tại 481 Trần Thái Tông, phường Lộc Vượng, TP Nam Định). Đến nay, dự án đã cơ bản hoàn thành.


Nhà thầu thi công dự án xây mới cống Hải Thịnh, xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải đang tích cực vận chuyển đất, bùn thải đi tiêu thụ trái phép.

Trả lời PV Môi trường và Đô thị Việt Nam về nội dung phản ánh trên, ông Đỗ Minh Hướng – Phó giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình, cho biết về quy hoạch bãi đổ thải của dự án thì trong thiết kế dự án được phê duyệt thì không thiết kế bãi đổ thải. Việc đổ thải, nhà thầu phải tự làm việc, tự thoả thuận với các địa phương về việc bố trí bãi đổ thải. Về việc đảm bảo vệ sinh môi trường được quy định trong hợp đồng và hồ sơ dự thầu, trúng thầu.

Về trách nhiệm quản lý nhà nước đối với lượng chất thải dự án, ông Hướng nêu Ban QLDA chỉ tính cự ly đổ thải ở đâu, còn việc đổ thải như thế nào thì hoàn toàn do nhà thầu tự thoả thuận và liên hệ với địa phương, và thủ tục phải làm đúng quy định của nhà nước.

Về nguyên nhân hàng vạn m3 đất, bùn thải của dự án được "đắp” vào thân đê biển số 5, ông Hướng lý giải: Về mặt thủ tục, do nhà thầu thi công khó khăn trong việc tìm vị trí chứa chất thải công trình xây dựng cống Hải Thịnh, nên nhà thầu đã làm việc với chính quyền địa phương và Hạt Quản lý đê điều huyện Tiền Hải đã chấp thuận đơn vị thi công "đổ tạm" lượng đất thải nói trên.


Hàng ngàn m3 đất, bùn thải của dự án đã được vận chuyển đến bán cho một hộ dân tại thôn Đông Cao 2, xã Tây Tiến, huyện Tiền Hải.

Liên quan đến việc xử lý lượng đất, bùn thải đang "uy hiếp” an toàn hành lang bảo vệ đê, ngày 3/10/2022, đại diện UBND huyện Tiền Hải, đại diện chủ đầu tư dự án là Ban BLDA ĐTXD các công trình NN&PTNT cùng các ngành chức năng liên quan đã tiến hành lập biên bản hiện trường, xác định khối lượng chất thải đang tập kết tại chân đê biển số 5 trên địa bàn xã Nam Thịnh, đồng thời yêu cầu nhà thầu thi công dự án khẩn trương di dời lượng chất thải trên.

Chiều ngày 17/10, theo ghi nhận thực tế của PV thì lượng đất, bùn thải của dự án đang được di dời theo yêu cầu của cơ quan chức năng. Tuy nhiên, lượng chất thải này được vận chuyển và đổ đi đâu, có đảm bảo yều cầu an toàn vệ sinh môi trường, có đúng quy định trong hợp đồng thi công về phương án, vị trí đổ thải hay không vẫn là một dấu hỏi lớn.

Để làm rõ thắc mắc trên, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã có buổi làm việc với ông Bùi Kiên Quyết – Chủ tịch UBND xã Nam Thịnh. Qua trao đổi, ông Quyết khẳng định đến nay xã không có bất cứ văn bản chấp thuận nào cho nhà thầu thi công Dự án xây mới cống Hải Thịnh đổ chất thải của dự án trên địa bàn xã.

Trong một diễn biến khác, theo thông tin người dân địa phương phản ánh, hiện nay lượng chất thải đang được vận chuyển đến đổ thải trên địa bàn xã Tây Tiến, huyện Tiền Hải. Tuy nhiên, khi PV liên hệ với chính quyền xã Tây Tiến về việc có chấp thuận cho đổ chất thải dự án lên địa bàn xã? Ông Trần Việt Hùng – Chủ tịch UBND xã khẳng định, xã không có văn bản nào chấp thuận việc đó (cho đơn vị thi công đổ chất thải trên địa bàn xã – PV).

Vậy hàng ngàn m3 đất, bùn thải trên được đơn vị thi công dự án đổ đi đâu, theo tìm hiểu của chúng tôi thì lượng chất thải này được vận chuyển đến bán cho một hộ dân tại thôn Đông Cao 2, xã Tây Tiến, huyện Tiền Hải với giá 70.000 đồng/m3.


Số lượng xe vận chuyện đất, bùn thải dự án đến tiêu thụ được ghi chép cẩn thận để làm căn cứ thanh toán với giá 70.000 đồng/m3

Sau khi xác định chính xác thông tin trên, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã có buổi làm việc với đại diện chủ đầu tư dự án. Trả lời câu hỏi về việc nhà thầu thi công dự án có được phép mang bùn đất thải dự án mang đi bán hay không, và có báo cáo việc này với Ban? Ông Đỗ Minh Hướng – Phó giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình khẳng định không được phép bán, vì theo hợp đồng thi công dự án thì họ phải xử lý lượng chất thải này theo đúng quy định trong hợp đồng. Và họ cũng không báo cáo việc này, nếu có báo cáo thì chúng tôi cũng không chấp thuận việc đó (bán chất thải dự án – PV).

Trước câu hỏi, trên thực tế lượng đất bùn thải kia được mang đi bán với giá 70.000 đồng/m3 để hưởng lợi bất hợp pháp, và tới đây nhà thầu thi công tiếp tục hoàn thiện hồ sơ thanh quyết toán việc xử lý khối lượng chất thải dự án để "rút ruột” ngân sách? Ông Hướng quả quyết: nếu nhà thầu không hoàn thiện đầy đủ các thủ tục theo quy định trong hợp đồng thi công dự án thì chúng tôi sẽ không thanh toán.

Tiếp đến, việc nhà thầu thi công tự ý bán chất thải dự án thì có vi phạm quy định trong hợp đồng thi công? Ông Hướng không trả lời thẳng vào câu hỏi mà vòng vo cho rằng PV hỏi thế là "rộng” và khó trả lời ?!

Để kịp thời ngăn chặn nguy cơ hợp thức hồ sơ quyết toán khối lượng chất thải dự án để "rút ruột” ngân sách nhà nước, chúng tôi kính đề nghị chủ đầu tư dự án cùng các ngành chức năng liên quan của tỉnh Thái Bình tiến hành thanh kiểm tra toàn bộ quy trình xử lý nguồn chất thải dự án trên.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

egr
dbgfbg
fsgfd
fdfgd

Đắk Lắk: Cần kiểm tra, xử lý bãi tập kết phế liệu ô nhiễm môi trường trong khu dân cư

Mặc dù bãi tập kết phế liệu chưa được chính quyền cấp cơ sở phê duyệt hay không có bất cứ giấy tờ nào về công tác bảo vệ môi trường. Nhưng cơ sở kinh doanh phế liệu trên địa bàn xã Hoà Phú – TP Buôn Ma Thuột lại tồn tại rất nhiều năm mà không bị xử lý.

Loạt bãi xe không phép “mọc” trên đất công ở quận Long Biên

Hàng nghìn m2 đất quy hoạch trên địa bàn phường Giang Biên (quận Long Biên, TP Hà Nội) bị "hô biến” thành bãi trông giữ xe ô tô không phép, gây nguy cơ mất an toàn cháy nổ, ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường đô thị.

Bắc Giang: Cần kiểm tra việc bán đất “kèm” mộ phần ở huyện Lục Nam (Bài 3)

Sau loạt bài phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam, ngày 15/4, Chủ tịch UBND huyện Lục Nam (tỉnh Bắc Giang) đã ra Quyết định thụ lý đơn tố cáo của công dân đối với lãnh đạo xã Yên Sơn.

Nghệ An: Chủ đầu tư Khu đô thị sinh thái Vinh Tân “biến” nhà BQL dự án thành nhà hàng? (Bài 2)

Hơn 1.300m2 được UBND tỉnh phê duyệt QH, thuê đất xây dựng nhà BQL dự án nhưng bị chủ đầu tư cho đơn vị khác thuê làm nhà hàng. Không chỉ cho thuê trái phép, sử dụng đất sai mục đích, hàng loạt hạng mục cũng được xây dựng không GP, vi phạm QH nghiêm trọng

Cần kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản tại dự án DMC Plaza Hạ Long

Chủ đầu tư dự án chung cư DMC Plaza Hạ Long ở phường Hồng Hải (TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) bị phản ánh dấu hiệu vi phạm Luật Xây dựng và hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, gây ô nhiễm môi trường.

Bộ Công an đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk cung cấp hồ sơ gói thầu liên quan Tập đoàn Thuận An

Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) - Bộ Công an đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk cung cấp hồ sơ gói thầu do Công ty CP Tập đoàn Thuận An thi công để phục vụ điều tra.