moitruongplus Ban quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội cho biết, đơn vị vừa có phương án sản xuất an toàn trong tình hình mới gửi các doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp.

Theo đó, đối với doanh nghiệp trong các Khu công nghiệp (KCN), Ban quản lý đề nghị các DN thành lập tổ xét nghiệm tự nguyện tại DN, phối hợp các đơn vị đủ điều kiện để định kỳ xét nghiệm COVID-19 cho người lao động theo hướng dẫn của Bộ Y tế.


Chi phí để thực hiện phương án "3 tại chỗ” quá cao, khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn. Ảnh: Internet

Quản lý chặt chẽ người lao động làm việc tại DN, phối hợp chính quyền địa phương kiểm soát di biến động của người lao động, báo cáo tăng, giảm lao động đến Ban quản lý, UBND các quận, huyện nơi DN hoạt động. Đồng thời chủ động xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19, phương án ứng phó khi có các trường hợp ho, sốt, khó thở, F1, F2, ca mắc COVID-19 và tổ chức diễn tập tại DN.

Đối với người lao động tại các KCN, Ban quản lý đề nghị, đối với lao động đang cư trú tại các tỉnh, thành phố khác, phải tổ chức đưa đón tập trung. Khuyến khích lao động ngoại tỉnh ở lại tạm thời Hà Nội, giảm thiểu việc di chuyển giữa các tỉnh. Đối với lao động lưu trú ở Hà Nội, đối với các vùng có nguy cơ cao (vùng đỏ theo quy định trước đây), phải tạm dừng sử dụng lao động hoặc phải thực hiện "3 tại chỗ” nếu có nhu cầu sử dụng.

Đối với lĩnh vực vận chuyển, giao nhận hàng hóa, Sở Công Thương thành phố Hà Nội vừa ban hành Hướng dẫn quy trình vận chuyển, giao nhận hàng hóa đảm bảo an toàn phòng chống dịch COVID-19. Sở Công Thương yêu cầu đơn vị vận tải kiểm tra, bảo đảm an toàn kỹ thuật của phương tiện; kiểm tra giấy phép lái xe; các giấy tờ khác theo yêu cầu quản lý của đơn vị và giao nhiệm vụ vận chuyển cho lái xe.

Trang bị quần áo bảo hộ, khẩu trang, kính, mũ, găng tay, bao giày cho người trên phương tiện... Ngoài ra, các đơn vị vận tải cần xây dựng phương án tổ chức vận tải của đơn vị (số lượng phương tiện, số người đi theo xe, thời gian thực hiện, hành trình vận chuyển, địa điểm giao nhận hàng hoá, loại hàng hóa vận chuyển, địa điểm nghỉ ngơi, địa điểm dự kiến lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 trên hành trình...) và yêu cầu người điều khiển phương tiện thực hiện đúng phương án.

Người điều khiển phương tiện, người xếp dỡ hàng hóa theo xe phải khai báo y tế và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định và được tiêm tối thiểu một mũi vắc-xin phòng COVID-19. Những người này cần có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính bằng phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2...

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

tetre
fewff
fegtr
fsfds

Quảng Ngãi: Nhiều đất lúa chưa đền bù đã san lấp mặt bằng tại Dự án chỉnh trang đô thị

Việc DN chưa đền bù xong đất lúa trong vùng dự án, nhưng đã vội san lấp mặt bằng, xây dựng hạ tầng, gây bức xúc cho người dân.

Nhật Bản: Dự trữ gạo trước nguy cơ nắng nóng kéo dài

Năm ngoái là năm nóng kỷ lục ở Nhật Bản, góp phần khiến sản lượng lúa gạo chất lượng cao giảm xuống mức thấp kỷ lục.

Cần Thơ: Nhiều dự án, khu công nghiệp vi phạm nghiêm trọng về môi trường

UBND thành phố Cần Thơ vừa thông báo kết luận thanh tra về công tác quản lý môi trường trên địa bàn, qua đó chỉ ra nhiều hạn chế, thiếu sót tại các dự án và khu công nghiệp (KCN).

Thanh Hoá: Di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư

UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 1671/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi đô thị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030.

Quận Tây Hồ: UBND phường Yên Phụ yêu cầu chấm dứt bãi xe không phép trên đất dự án

Tại thời điểm kiểm tra ngày 20/3/2024, của cơ quan chức năng phường Yên Phụ, đại diện Công ty TNHH Ngọc Linh (chủ đầu tư thực hiện dự án) không xuất trình được các giấy phép liên quan đến hoạt động trông giữ xe.

Công ty Cổ phần Tập đoàn Việt Phát bị phản ánh đổ thải trái phép

Theo phản ánh, Công ty Cổ phần Tập đoàn Việt Phát - Chủ đầu tư dự án Trung tâm thương mại phường Bãi Cháy (TP Hạ Long, Quảng Ninh) đã thực hiện hành vi đổ thải trái phép, gây ô nhiễm môi trường.