moitruongplus Theo nhận định của nhiều chuyên gia, thị trường bất động sản nửa đầu năm 2021 có nhiều biến động về giá và phân khúc.

Theo Cục trưởng Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) Bùi Xuân Dũng, hiện tượng tăng giá bất động sản (BĐS) thời gian qua có nhiều nguyên nhân do dân số tăng, kinh tế phát triển, đô thị hóa..., nhưng nguồn cung chưa kịp đáp ứng dẫn đến lệch pha cung cầu, khó khăn trong thời kỳ dịch bệnh. Cùng với đó, giới đầu cơ BĐS lợi dụng các yếu tố như chuẩn bị quy hoạch đô thị, chuẩn bị xây dựng công trình hạ tầng, mở rộng đô thị... gây nhiễu loạn thông tin để "thổi giá" nhằm thu lợi bất chính...

"Bên cạnh đó, giá cả thị trường nguyên, nhiên, vật liệu và chi phí đầu vào dự án BĐS tăng cũng là nguyên nhân khiến giá thành sản phẩm BĐS tăng theo. Đối với một dự án chi phí về đất là một trong những chi phí đầu vào quan trọng ảnh hưởng đến giá thành đầu ra của dự án. Bình quân tại các khu vực đô thị tiền sử dụng đất chiếm khoảng 10% giá thành căn hộ nhà chung cư; từ 20 - 30% giá thành nhà liền kề thấp tầng; khoảng 50% giá thành biệt thự” - ông Bùi Xuân Dũng cho hay.

Nhiều dự án BĐS chậm triển khai do vướng mắc chính sách.(Ảnh: Báo Tin tức)

TS. Sử Ngọc Khương (Chuyên gia cao cấp nghiên cứu thị trường BĐS) cho biết, không riêng thị trường BĐS, các lĩnh vực khác đều trong trạng thái hồi hộp chờ diễn biến tiếp theo của đợt dịch lần này. Nhà đầu tư sẽ quan tâm đến phân khúc căn hộ, đặc biệt đất vùng ven với sức hút rất lớn, đây chính là lý do khiến cho phân khúc này vẫn tăng giá đều trong thời gian qua, bất chấp những ảnh hưởng của dịch bệnh.

"Nhà đầu tư có kinh nghiệm ở lĩnh vực BĐS sẽ dễ dàng nhìn thấy cơ hội trong khó khăn. Mặc dù cách phân bổ dòng tiền sẽ theo xu hướng chắc chắn, an toàn hơn nhưng bỏ tiền vào BĐS cũng chính là cách gia tăng giá trị tài sản nhanh nhất. Điều này lý giải vì sao, giá căn hộ vẫn tăng dù dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp” - TS. Sử Ngọc Khương phân tích.

Ở khía cạnh khác, chuyên gia BĐS Trần Khánh Quang nhận định, thị trường BĐS phân khúc bình dân và trung cấp từ nay đến cuối năm có khả năng sẽ tăng nhẹ, do lực cầu giai đoạn này bật dậy sau thời gian dài "đứng hình” vì dịch bệnh. Nhưng việc tăng giá này không chỉ phụ thuộc vào nhu cầu thị trường mà còn phụ thuộc vào yếu tố dịch bệnh. "Từ nay đến cuối năm, thị trường BĐS vẫn khó đoán định. Giá tăng hay giảm phụ thuộc rất nhiều vào tình hình khống chế dịch bệnh và tiến độ tiêm vaccine Covid-19" - ông Trần Khánh Quang nói.

Theo Kinh tế môi trường

Các tin khác

fewff
fegtr
fsfds
fsfds

Nhật Bản: Dự trữ gạo trước nguy cơ nắng nóng kéo dài

Năm ngoái là năm nóng kỷ lục ở Nhật Bản, góp phần khiến sản lượng lúa gạo chất lượng cao giảm xuống mức thấp kỷ lục.

Cần Thơ: Nhiều dự án, khu công nghiệp vi phạm nghiêm trọng về môi trường

UBND thành phố Cần Thơ vừa thông báo kết luận thanh tra về công tác quản lý môi trường trên địa bàn, qua đó chỉ ra nhiều hạn chế, thiếu sót tại các dự án và khu công nghiệp (KCN).

Thanh Hoá: Di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư

UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 1671/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi đô thị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030.

Quận Tây Hồ: UBND phường Yên Phụ yêu cầu chấm dứt bãi xe không phép trên đất dự án

Tại thời điểm kiểm tra ngày 20/3/2024, của cơ quan chức năng phường Yên Phụ, đại diện Công ty TNHH Ngọc Linh (chủ đầu tư thực hiện dự án) không xuất trình được các giấy phép liên quan đến hoạt động trông giữ xe.

Công ty Cổ phần Tập đoàn Việt Phát bị phản ánh đổ thải trái phép

Theo phản ánh, Công ty Cổ phần Tập đoàn Việt Phát - Chủ đầu tư dự án Trung tâm thương mại phường Bãi Cháy (TP Hạ Long, Quảng Ninh) đã thực hiện hành vi đổ thải trái phép, gây ô nhiễm môi trường.

Đồng Nai: Nhà hàng Purli xây dựng trái phép giữa rừng cao su (Bài 2)

Sau phản ánh của Môi trường và Đô thị điện tử về Nhà hàng – hầm rượu Purli (ấp Trần Cao Vân, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất) xây dựng trái phép, đến nay, một số công trình nhà dựng tạm, cơi nới tại đây đã được tháo dỡ.