moitruongplus Qua rà soát thực địa các vị trí đổ thải phục vụ dự án theo hồ sơ thiết kế và biên bản thỏa thuận với địa phương, doanh nghiệp nhận thấy một số vị trí không còn như hiện trạng ban đầu.

Dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam, đoạn Nha Trang - Cam Lâm dài khoảng 50km, có tổng vốn đầu tư khoảng 5.524 tỷ đồng, được đầu tư theo hình thức đối tác công - tư PPP. Trong đó, nguồn vốn nhà đầu tư huy động khoảng 2.556 tỷ đồng, nguồn vốn Nhà nước tham gia thực hiện dự án khoảng 2.967 tỷ đồng. Thời gian xây dựng tới năm 2023, thời gian vận hành khai thác hoàn vốn là khoảng 16 năm, 4 tháng.


Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Qua rà soát thực địa các vị trí đổ thải phục vụ dự án theo hồ sơ thiết kế và biên bản thỏa thuận với địa phương, doanh nghiệp nhận thấy một số vị trí không còn như hiện trạng ban đầu. Do đó, doanh nghiệp đã kết hợp với chính quyền địa phương thỏa thuận bổ sung một số vị trí đổ thải dự phòng. Tuy nhiên, khối lượng đổ thải chủ yếu của dự án là đất hữu cơ sau khi bóc phong hóa, khối lượng đất này được doanh nghiệp chọn lọc làm đất trồng cỏ bảo vệ mái taluy nền đắp và phục hồi môi trường. Vì vậy, qua kiểm tra, tính toán tổng trữ lượng bãi đổ thải theo vị trí thiết kế còn lại đảm bảo cho nhu cầu đổ thải của dự án. Được biết, dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Nha Trang - Cam Lâm có 15 vị trí nhà đầu tư đã thỏa thuận đổ vật liệu thừa, gồm: Diên Khánh 4 vị trí, Cam Lâm 9 vị trí và Cam Ranh 2 vị trí.
Trước đó, theo báo cáo của doanh nghiệp chỉ có 7/15 vị trí bảo đảm theo thỏa thuận. Như vậy, khoảng 900.000m3 vật liệu thải chưa có vị trí đổ thải. Doanh nghiệp đã đề nghị địa phương phối hợp để tìm các vị trí đổ thải bổ sung cho dự án./.


Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

fewff
fegtr
fsfds
fsfds

Nhật Bản: Dự trữ gạo trước nguy cơ nắng nóng kéo dài

Năm ngoái là năm nóng kỷ lục ở Nhật Bản, góp phần khiến sản lượng lúa gạo chất lượng cao giảm xuống mức thấp kỷ lục.

Cần Thơ: Nhiều dự án, khu công nghiệp vi phạm nghiêm trọng về môi trường

UBND thành phố Cần Thơ vừa thông báo kết luận thanh tra về công tác quản lý môi trường trên địa bàn, qua đó chỉ ra nhiều hạn chế, thiếu sót tại các dự án và khu công nghiệp (KCN).

Thanh Hoá: Di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư

UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 1671/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi đô thị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030.

Quận Tây Hồ: UBND phường Yên Phụ yêu cầu chấm dứt bãi xe không phép trên đất dự án

Tại thời điểm kiểm tra ngày 20/3/2024, của cơ quan chức năng phường Yên Phụ, đại diện Công ty TNHH Ngọc Linh (chủ đầu tư thực hiện dự án) không xuất trình được các giấy phép liên quan đến hoạt động trông giữ xe.

Công ty Cổ phần Tập đoàn Việt Phát bị phản ánh đổ thải trái phép

Theo phản ánh, Công ty Cổ phần Tập đoàn Việt Phát - Chủ đầu tư dự án Trung tâm thương mại phường Bãi Cháy (TP Hạ Long, Quảng Ninh) đã thực hiện hành vi đổ thải trái phép, gây ô nhiễm môi trường.

Đồng Nai: Nhà hàng Purli xây dựng trái phép giữa rừng cao su (Bài 2)

Sau phản ánh của Môi trường và Đô thị điện tử về Nhà hàng – hầm rượu Purli (ấp Trần Cao Vân, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất) xây dựng trái phép, đến nay, một số công trình nhà dựng tạm, cơi nới tại đây đã được tháo dỡ.