moitruongplus Từ ngày 5/8, thành phố Cẩm Phả (Quảng Ninh) phải thành lập tổ công tác cưỡng chế, yêu cầu các hộ dân tháo dỡ, khắc phục hậu quả các công trình nuôi trồng thủy sản trái phép trên vịnh Bái Tử Long.


Các hộ dân có bè nuôi vi phạm bị cưỡng chế. (Ảnh: Thanh Vân/TTXVN)

Ngày 29-8, Chủ tịch UBND thành phố Cẩm Phả ký Quyết định tạm đình chỉ công tác đối với bốn cá nhân để phục vụ công tác điều tra liên quan vụ việc ngư dân nuôi trồng thủy sản trái phép trên vịnh Bái Tử Long.

Quyết định yêu cầu tạm đình chỉ 15 ngày (kể từ ngày 29/8/2022), để phục vụ công tác kiểm tra của Ủy ban kiểm tra Thành ủy đối với bốn cá nhân là cán bộ, nhân viên tại Đội Kiểm tra Trật tự đô thị và Môi trường TP.Cẩm Phả, gồm: ông Phạm Thành Nam (đội phó); ông Trần Văn Hùng, ông Đoàn Quốc Hiệp (cùng là viên chức) và ông Bùi Duy Tùng (hợp đồng lao động).

Được biết, từ năm 2018 đến nay, với chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước về tuần tra kiểm soát công tác nuôi trồng thủy sản trên vịnh Bái Tử Long thuộc lãnh hải thành phố Cẩm Phả, Đội kiểm tra Trật tự đô thị và Môi trường thành phố đã để xảy ra tình trạng các hộ dân nuôi trồng tự phát, ngoài vùng quy hoạch, lấn chiếm luồng lạch, mất an toàn giao thông đường thủy, ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan trên vịnh Bái Tử Long.

Từ ngày 5/8/2022, thành phố Cẩm Phả phải huy động nhân lực, vật lực thành lập tổ công tác cưỡng chế, yêu cầu các hộ dân tháo dỡ, di dời, khắc phục hậu quả các công trình nuôi trái phép trên vịnh Bái Tử Long.

Trước đó, báo chí đã phản ánh thực trạng 167 hộ dân là người dân của thành phố Cẩm Phả và các địa phương khác, nuôi trồng thủy sản trái phép trên vịnh Bái Tử Long từ năm 2018 đến nay nhưng vẫn "qua mặt” được cơ quan chức năng, mà trực tiếp là Đội Kiểm tra Trật tự đô thị và Môi trường thành phố Cẩm Phả.

Người dân vẫn cố tình tiếp tục thả giống xuống biển, đến khi bị cưỡng chế thì thiệt hại nặng nề, có nhiều hộ rơi vào cảnh nợ nần chồng chất. Cơ quản lý Nhà nước phải "chạy theo” xử lý hậu quả, tốn kém ngân sách và nhân lực, môi trường biển ô nhiễm, an toàn giao thông đường thủy bị đe dọa./.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

ggfd
fdgfd
fgfdf
êferg

Dùng tro xỉ san lấp Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn số 2213/BTNMT-MT gửi Công ty Cổ phần VSIP Cần Thơ về việc bổ sung vật liệu san lấp Khu công nghiệp Vĩnh Thạnh (giai đoạn 1).

Thái Bình: Người dân lo lắng sau sự cố rò rỉ khí amoniac tại Công ty Toan Vân

Sự cố rò rỉ khí amoniac từ Công ty Toan Vân ở xã Vũ Lạc (TP Thái Bình) ra môi trường vào ngày 17/4, không chỉ khiến một diện tích lớn lúa bị ảnh hưởng, người dân địa phương đang rất bất an khi hệ luỵ về môi trường sẽ tác động xấu đến sức khỏe sau này.

Thanh Hóa: Lo ngại ô nhiễm người dân dựng lều phản đối xây dựng bãi tập kết rác

Ngày 22/4, người dân tại thôn 1, thôn 3, thôn 5 thuộc xã Bình Hoà và thôn Vinh của xã Cẩm Bình (huyện Cẩm Thuỷ) dựng lán trại, phản đối việc xây dựng bãi tập kết và xử lý rác thải.

Ra mắt Chương trình phục dựng di ảnh màu cho các văn nghệ sĩ, trí thức đã hy sinh

"Trái tim người lính Việt Nam” phối hợp với Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam; Bảo tàng Phụ nữ VN và CLB "Mãi mãi tuổi 20” tổ chức giới thiệu tác phẩm "Phượng” và Chương trình phục dựng di ảnh màu cho các Văn nghệ sĩ, Trí thức đã hi sinh.

Thanh Trì: Nguy cơ tai nạn giao thông do mất nắp hố ga

Tình trạng hố ga, miệng cống thiếu nắp, mất nắp tại tuyến đường Đại Thanh tiềm ẩn nguy hiểm đối với người dân lưu thông trên đường. Điều đáng nói, một số miệng cống, hố ga này không được che đậy, cảnh báo, thậm chí, đã lâu không được thay thế, bổ sung

Lãnh đạo tỉnh Nam Định chỉ đạo kiểm tra nội dung phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam

Ngay sau phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về các bãi tập kết VLXD gây ô nhiễm môi trường ở huyện Xuân Trường, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nam Định đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan tiến hành xác minh, kiểm tra.