moitruongplus Là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong năm 2022, do đó công tác tổ chức lễ đón nhận bằng ghi danh Nghệ thuật Xòa Thái là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đang được tỉnh Yên Bái tập trung chỉ đạo, triển khai.


Ảnh minh hoạ. Nguồn: internet

Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh "Nghệ thuật Xoè Thái” là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và khai mạc Lễ hội Văn hóa, du lịch Mường Lò, khám phá Danh thắng Quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2022 sẽ diễn ra tại sân vận động thị xã Nghĩa Lộ. Lễ hội năm nay được tổ chức với quy mô lớn. 

Theo kế hoạch, Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi nhận "Nghệ thuật Xòe Thái” là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại dự kiến diễn ra lúc 20 giờ ngày 24/9 tại thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái.

Màn đại xòe với sự tham gia của 2022 người là một trong những điểm nhấn của sự kiện này.

Theo kế hoạch, trong khuôn khổ Lễ đón nhận và khai mạc Lễ hội sẽ có 5 hoạt động chính: Lễ đón nhận và khai mạc Lễ hội; diễu diễn đường phố; không gian trưng bày và trình diễn văn hóa các dân tộc; trưng bày, triển lãm ảnh di sản Nghệ thuật Xoè Thái Việt Nam và "Ảnh đẹp du lịch 8 tỉnh Tây Bắc" mở rộng; Hội chợ trưng bày, giới thiệu các sản phẩm OCOP, các gian hàng giới thiệu sản phẩm đá quý Lục Yên và văn hóa ẩm thực lớn nhất từ trước tới nay. 

Tổ chức Lễ đón nhận nhằm tôn vinh, tuyên truyền, quảng bá sâu rộng di sản văn hóa phi vật thể "Nghệ thuật Xòe Thái" được UNESCO ghi danh vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; khẳng định bản sắc văn hóa phong phú của cộng đồng các dân tộc Việt Nam nói chung, dân tộc Thái các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái nói riêng.

Nghệ thuật Xòe Thái đã và đang được tỉnh Yên Bái gìn giữ, bảo tồn, phát huy và lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng.

Xòe được dịch ra theo tiếng Thái ghi trong cuốn "Quam tố mương” (tức Chuyện bản mường) có nghĩa là "xe”, xòe cổ là "xe cáu ké” - chỉ một hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian tập thể của đồng bào Thái. Có thể nói, xòe là biểu hiện nghệ thuật dân gian Thái đặc trưng và trở thành biểu trưng cơ bản, là thành tố quan trọng trong giá trị văn hóa đặc thù của dân tộc Thái. Trong các tài liệu còn ghi, người Thái khi đặt chân đến Mường Lò, kinh tế truyền thống là nông nghiệp, sống quần tụ trong các bản làng ở các vùng lòng chảo, ven các sông, suối. 

Mỗi điệu xòe, mỗi động tác xòe đều thể hiện những quan niệm của cộng đồng về thế giới quan, nhân sinh quan; thể hiện những cách ứng xử đẹp của con người với con người, con người với thiên nhiên, tình đoàn kết trong cộng đồng, sự hiếu khách với bạn bè bốn phương. Đặc biệt, những điệu xòe cổ tồn tại và phát triển xuyên suốt trong lịch sử, được ghi chép thành văn bản đã thể hiện sức sống lâu bền của một nền văn hóa độc đáo, lâu đời. 

Do đó, di sản nghệ thuật múa xòe cổ là nguồn tư liệu quan trọng giúp cho việc nghiên cứu truyền thống lịch sử, văn hóa - xã hội, phong tục tập quán, kinh tế truyền thống của đồng bào Thái vùng Mường Lò nói riêng cũng như người Thái Tây Bắc Việt Nam nói chung. Di sản văn hóa phi vật thể xòe thể hiện trình độ nghệ thuật và óc sáng tạo cao của người Thái Mường Lò. Bởi, nó không sao chép hiện thực mà nó dùng hình tượng sinh động, cụ thể và gợi cảm để phản ánh hiện thực và truyền tải hiện thực.

Sự phản ánh hiện thực ấy được thông qua lăng kính và cái nhìn của con người với những cảm xúc thẩm mỹ sáng tạo; chứa đựng tư duy, suy nghĩ, ý nguyện, tình cảm và những khát vọng vươn tới những giá trị chân - thiện - mỹ của mỗi thành viên trong cộng đồng tộc người. Đó chính là cái đẹp, cái cao cả của giá trị nghệ thuật đích thực mà nghệ thuật xòe nơi đây đã mang lại.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

fdgfd
fgfdf
êferg
cvcx

Thái Bình: Người dân lo lắng sau sự cố rò rỉ khí amoniac tại Công ty Toan Vân

Sự cố rò rỉ khí amoniac từ Công ty Toan Vân ở xã Vũ Lạc (TP Thái Bình) ra môi trường vào ngày 17/4, không chỉ khiến một diện tích lớn lúa bị ảnh hưởng, người dân địa phương đang rất bất an khi hệ luỵ về môi trường sẽ tác động xấu đến sức khỏe sau này.

Thanh Hóa: Lo ngại ô nhiễm người dân dựng lều phản đối xây dựng bãi tập kết rác

Ngày 22/4, người dân tại thôn 1, thôn 3, thôn 5 thuộc xã Bình Hoà và thôn Vinh của xã Cẩm Bình (huyện Cẩm Thuỷ) dựng lán trại, phản đối việc xây dựng bãi tập kết và xử lý rác thải.

Ra mắt Chương trình phục dựng di ảnh màu cho các văn nghệ sĩ, trí thức đã hy sinh

"Trái tim người lính Việt Nam” phối hợp với Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam; Bảo tàng Phụ nữ VN và CLB "Mãi mãi tuổi 20” tổ chức giới thiệu tác phẩm "Phượng” và Chương trình phục dựng di ảnh màu cho các Văn nghệ sĩ, Trí thức đã hi sinh.

Thanh Trì: Nguy cơ tai nạn giao thông do mất nắp hố ga

Tình trạng hố ga, miệng cống thiếu nắp, mất nắp tại tuyến đường Đại Thanh tiềm ẩn nguy hiểm đối với người dân lưu thông trên đường. Điều đáng nói, một số miệng cống, hố ga này không được che đậy, cảnh báo, thậm chí, đã lâu không được thay thế, bổ sung

Lãnh đạo tỉnh Nam Định chỉ đạo kiểm tra nội dung phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam

Ngay sau phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về các bãi tập kết VLXD gây ô nhiễm môi trường ở huyện Xuân Trường, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nam Định đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan tiến hành xác minh, kiểm tra.

Thanh Hóa: Trao 20 suất quà và khởi công xây dựng nhà tình nghĩa cho hoàn cảnh khó khăn

Sáng 20/4, Tạp chí Môi trường và Đô thị VN- VPĐD Bắc Trung Bộ phối hợp với các nhà hảo tâm, công ty, doanh nghiệp trao 50 triệu đồng xây dựng nhà tình nghĩa cho hộ Chị Lê Thị Hòa, thôn Chiềng Nang, xã Giao An, huyện Lang Chánh (Thanh Hóa).