moitruongplus Một số loại thuốc kháng virus trị cúm đã được chấp thuận để điều trị và phòng ngừa, nhưng thuốc kháng virus có thể có tác dụng phụ và không phải ai bị cúm cũng cần dùng thuốc.

1. Cúm là gì?

Bệnh cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính do các chủng loại virus như cúm A, cúm B… gây ra. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao qua đường hô hấp, qua nước bọt hay dịch tiết do ho khạc, hắt hơi hoặc dính trên các vật dụng.



Cúm không giống như cảm lạnh thông thường, bệnh có thể kéo dài và nghiêm trọng hơn so với cảm lạnh. Với cúm, các triệu chứng xảy ra đột ngột, gồm sốt cao, đau đầu, đau nhức toàn thân, đau họng và mệt mỏi.

Các biến chứng của bệnh cúm có thể bao gồm nhiễm trùng do vi khuẩn, viêm phổi do virus, và các bất thường về tim và hệ thống cơ quan khác. Những người mắc bệnh mãn tính (bao gồm béo phì), trẻ em dưới 5 tuổi (và đặc biệt là trẻ em dưới 2 tuổi), bệnh nhân 65 tuổi trở lên, phụ nữ mang thai có thể có nhiều nguy cơ bị biến chứng.

Một số loại thuốc đã được chấp thuận để điều trị và phòng ngừa bệnh cúm, nhưng tiêm phòng hàng năm vẫn là biện pháp chính để phòng ngừa và kiểm soát bệnh cúm.

2. Thuốc kháng viruslà gì?

Thuốc kháng virus trị cúm là các loại thuốc kê đơn được chỉ định để điều trị và phòng ngừa cúm ở người lớn và trẻ em. Thuốc kháng virus khác với thuốc kháng sinh - là thuốc chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn, không tiêu diệt mầm bệnh mục tiêu, thay vào đó, thuốc ức chế sự sao chép của virus bằng cách bất hoạt các enzym của virus.

Điều trị thuốc kháng virus nên được bắt đầu càng sớm càng tốt ngay sau khi xuất hiện các triệu chứng. Bằng chứng về lợi ích của việc điều trị trong các nghiên cứu về bệnh cúm là mạnh nhất khi bắt đầu điều trị trong vòng 48 giờ kể từ khi phát bệnh.

Đối với những người có nguy cơ cao bị biến chứng cúm nghiêm trọng, điều trị sớm bằng thuốc kháng virus làm giảm nguy cơ mắc bệnh nặng có thể phải nằm viện. Đối với người lớn nhập viện vì bệnh cúm, một số nghiên cứu đã báo cáo rằng điều trị kháng virus sớm có thể làm giảm nguy cơ tử vong.

3. Vì sao không nên tự ý dùng thuốc kháng virus khi bị cúm?

Khi được sử dụng để điều trị, thuốc kháng virus có thể làm giảm các triệu chứng và rút ngắn thời gian bị bệnh. Thuốc cũng có thể ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng, như viêm phổi.

Tuy nhiên việc dùng thuốc cần được bác sĩ kê đơn và hướng dẫn sử dụng, người bệnh không tự ý mua dùng để trị cúm hay phòng cúm.

Như với tất cả các loại thuốc kê đơn khác, bác sĩ điều trị sẽ là người đưa ra quyết định về sự phù hợp của liệu pháp kháng virus đối với từng bệnh nhân. Quyết định này dựa trên mức độ nghiêm trọng của bệnh cấp tính, các tình trạng y tế tiềm ẩn khiến bệnh nhân bị cúm nặng hơn, thời gian kể từ khởi phát các triệu chứng, và nguy cơ lây lan cho những người tiếp xúc.

Mặc dù tính an toàn đã được thiết lập, nhưng khi xem xét một phác đồ điều trị thuốc kháng virus điều trị cúm, cần phải xem xét các dữ liệu an toàn, đặc biệt là ở những bệnh nhân có bệnh lý có từ trước, trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh, bệnh nhân cao tuổi và bệnh nhân mang thai...

Điều quan trọng là, tác dụng chỉ được nhìn thấy khi thuốc được sử dụng trong vòng 48 giờ sau khi bắt đầu có triệu chứng. Do đó cần cân nhắc kỹ việc sử dụng thích hợp các thuốc này trong cả điều trị và dự phòng.

Như với nhiều loại thuốc, thuốc kháng virus có thể gây ra phản ứng da nghiêm trọng và / hoặc phản ứng dị ứng nghiêm trọng, bao gồm cả sốc phản vệ. Trong cả hai trường hợp, bệnh nhân nên được tư vấn để ngừng thuốc ngay lập tức và đến cơ sở y tế ngay lập tức.

Mặc dù hiếm gặp, các thuốc kháng virus trị cúm cũng có nguy cơ xảy ra các biến cố tâm thần kinh, và bất kỳ bệnh nhân nào có hành vi bất thường nên được hướng dẫn ngừng thuốc và liên hệ với bác sĩ.

Ngoài ra, tùy tiện sử dụng thuốc làm tăng nguy cơ kháng thuốc. Khả năng virus kháng thuốc đã tăng lên, biểu hiện rõ nhất là do virus cúm strong74Y / H1N1 kháng thuốc như oseltamivir, hoặc chủng "cúm lợn" gây ra đại dịch năm 2009.

Đối với những người thuộc nhóm nguy cơ, biện pháp quan trọng nhất để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng của bệnh cúm vẫn là tiêm phòng cúm và thực hiện các biện pháp phòng ngừa chung. Nếu thuộc nhóm nguy cơ và đã mắc bệnh cúm, nên tìm lời khuyên sớm từ bác sĩ hoặc dược sĩ, những người có thể tư vấn về việc có cần dùng thuốc kháng virus hay không.

4. Các thuốc kháng virus trị cúm

Các loại thuốc kháng virus đã được phê duyệt để điều trị bệnh cúm cấp tính không biến chứng và một số mục đích sử dụng phòng ngừa.

Các thuốc kháng virus được chấp thuận sử dụng để chống lại các virus cúm lưu hành gồm:

Peramivir (Rapivab)

Zanamivir(Relenza)

Oseltamivir(Tamiflu)

Baloxavir (Xofluza)

Hai loại thuốc cũ hơn, amantadine và rimantadine trước đây đã được phê duyệt để điều trị và phòng ngừa nhiễm virus cúm A, nhưng nhiều chủng virus cúm, bao gồm cả virus cúm H1N1, hiện đã kháng lại các loại thuốc này. Vì vậy, không khuyến cáo việc sử dụng amantadine và rimantadine cho các virus cúm lưu hành gần đây, mặc dù các khuyến cáo có thể thay đổi nếu có sự tái xuất hiện trong tương lai của các chủng virus cụ thể.

5. Tác dụng phụ có thể xảy ra của thuốc

Giống như tất cả các loại thuốc, thuốc kháng virus cũng có thể có tác dụng phụ ở một số người. Một số tác dụng phụ có liên quan đến việc sử dụng thuốc kháng virus cúm, bao gồm buồn nôn, nôn, chóng mặt, sổ mũi hoặc nghẹt mũi, ho, tiêu chảy, đau đầu và một số tác dụng phụ về hành vi.

Nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng hoặc tác dụng phụ nghi ngờ có liên quan đến thuốc kháng virus cần liên hệ ngay với bác sĩ điều trị để xem xét điều chỉnh liều lượng thuốc hoặc có cách xử trí phù hợp./.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

fdgfd
fgfdf
êferg
cvcx

Thái Bình: Người dân lo lắng sau sự cố rò rỉ khí amoniac tại Công ty Toan Vân

Sự cố rò rỉ khí amoniac từ Công ty Toan Vân ở xã Vũ Lạc (TP Thái Bình) ra môi trường vào ngày 17/4, không chỉ khiến một diện tích lớn lúa bị ảnh hưởng, người dân địa phương đang rất bất an khi hệ luỵ về môi trường sẽ tác động xấu đến sức khỏe sau này.

Thanh Hóa: Lo ngại ô nhiễm người dân dựng lều phản đối xây dựng bãi tập kết rác

Ngày 22/4, người dân tại thôn 1, thôn 3, thôn 5 thuộc xã Bình Hoà và thôn Vinh của xã Cẩm Bình (huyện Cẩm Thuỷ) dựng lán trại, phản đối việc xây dựng bãi tập kết và xử lý rác thải.

Ra mắt Chương trình phục dựng di ảnh màu cho các văn nghệ sĩ, trí thức đã hy sinh

"Trái tim người lính Việt Nam” phối hợp với Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam; Bảo tàng Phụ nữ VN và CLB "Mãi mãi tuổi 20” tổ chức giới thiệu tác phẩm "Phượng” và Chương trình phục dựng di ảnh màu cho các Văn nghệ sĩ, Trí thức đã hi sinh.

Thanh Trì: Nguy cơ tai nạn giao thông do mất nắp hố ga

Tình trạng hố ga, miệng cống thiếu nắp, mất nắp tại tuyến đường Đại Thanh tiềm ẩn nguy hiểm đối với người dân lưu thông trên đường. Điều đáng nói, một số miệng cống, hố ga này không được che đậy, cảnh báo, thậm chí, đã lâu không được thay thế, bổ sung

Lãnh đạo tỉnh Nam Định chỉ đạo kiểm tra nội dung phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam

Ngay sau phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về các bãi tập kết VLXD gây ô nhiễm môi trường ở huyện Xuân Trường, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nam Định đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan tiến hành xác minh, kiểm tra.

Thanh Hóa: Trao 20 suất quà và khởi công xây dựng nhà tình nghĩa cho hoàn cảnh khó khăn

Sáng 20/4, Tạp chí Môi trường và Đô thị VN- VPĐD Bắc Trung Bộ phối hợp với các nhà hảo tâm, công ty, doanh nghiệp trao 50 triệu đồng xây dựng nhà tình nghĩa cho hộ Chị Lê Thị Hòa, thôn Chiềng Nang, xã Giao An, huyện Lang Chánh (Thanh Hóa).