moitruongplus Ngày 4/7, UBND phường Quyết Thắng, TP Lai Châu đã tổ chức Lễ hội Háu Đoong năm 2022, đây là sự kiện văn hóa truyền thống, được lưu truyền từ đời này sang đời khác nhằm hướng về cội nguồn, truyền thống dân tộc.


Đặc sắc lễ hội Háu Đoong của người Giáy ở Lai Châu. Nguồn: internet

Hàng năm, cứ vào ngày 6/6 Âm lịch, đồng bào dân tộc Giáy ở TP Lai Châu lại cùng nhau tổ chức Lễ hội Háu Đoong với nhiều hoạt động đặc sắc và hấp dẫn thu hút người dân, du khách gần xa.

Ngày 4/7, UBND phường Quyết Thắng, TP Lai Châu đã tổ chức Lễ hội Háu Đoong năm 2022, đây là sự kiện văn hóa truyền thống, được lưu truyền từ đời này sang đời khác nhằm hướng về cội nguồn, truyền thống dân tộc.

Lễ hội gồm 2 phần, phần lễ và phần hội. Ở phần lễ gồm lễ khai mạc và lễ cúng rừng tại gốc cây to trong khu rừng cấm thuộc bản Nậm Loỏng I. Ở phần Hội, người dân và du khách cùng tham gia các hoạt động đặc trưng của đồng bào Giáy với nhiều trò chơi dân gian, môn thi đấu độc đáo như bắn nỏ, thi giã bánh giầy, thi cắt phở, kéo co, tó má lẹ, nhảy bao bố, bịt mắt đánh chiêng, bịt mắt bắt vịt...

Lễ hội Háu Đoong không chỉ có ý nghĩa về giá trị tinh thần mà còn khẳng định vai trò, vị trí của cộng đồng gần gũi, hòa đồng, tôn trọng, bảo vệ thiên nhiên, coi rừng là cuộc sống, góp phần bảo vệ sinh thái bền vững.

Đến với Lễ hội Háu Đoong, du khách sẽ được trải nghiệm nhiều trò chơi dân gian đặc sắc, thưởng thức nhiều món ẩm thực hấp dẫn, tìm hiểu về con người và các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc Giáy vùng cao Tây Bắc.


Đặc sắc lễ hội Háu Đoong của người Giáy ở Lai Châu. Nguồn: internet

Tại phường Quyết Thắng, người Giáy thờ cúng tại khu rừng cấm thuộc bản Nậm Loỏng I, là khu rừng chung của các bản; nơi thờ cúng có thể ở gốc cây to, hòn đá lớn ở trong rừng; mọi người có trách nhiệm, tự nguyện bảo vệ rừng, không ai được tự tiện chặt phá rừng. Trong quan niệm của người Giáy ở Lai Châu vạn vật hữu linh; đất có thần đất, rừng có thần rừng, sông có thần sông. Trong đó, thần rừng được coi là vị thần linh liêng nhất, che chở cho dân làng trong cuộc sống hàng ngày.

Thông qua lễ hội nhằm bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, từ đó xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc và nâng cao chất lượng đời sống văn hóa cơ sở trên địa bàn phường. Đồng thời, lễ hội là dịp để địa phương tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu rộng rãi đến du khách về con người và các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc Giáy vùng cao Tây Bắc.

Người Giáy còn gọi là Pú Giáy hoặc Hún Giáy. Người Giáy ở Lai Châu sinh sống rải rác tại 8/8 huyện, thành phố của Lai Châu với khoảng 14.000 người, chiếm 3,09% dân số toàn tỉnh. Tại thành phố Lai Châu, dân tộc Giáy sinh sống chủ yếu tại phường Quyết Thắng và xã San Thàng.

Theo truyền thống, người Giáy canh tác trên các mảnh ruộng tương đối bằng phẳng để trồng lúa, trồng ngô và làm các loại bánh truyền thống. Sau ngày Tết Nguyên đán, người Giáy tổ chức Lễ hội Tú Tỉ, Láng Na, Háu Đoong để cầu mong mọi người khỏe mạnh, may mắn; cầu cho cây trồng, vật nuôi phát triển, không bị sâu bệnh; cầu cho mọi nhà kinh tế ngày càng phát triển, gia đình ấm no, hạnh phúc.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

fdgfd
fgfdf
êferg
cvcx

Thái Bình: Người dân lo lắng sau sự cố rò rỉ khí amoniac tại Công ty Toan Vân

Sự cố rò rỉ khí amoniac từ Công ty Toan Vân ở xã Vũ Lạc (TP Thái Bình) ra môi trường vào ngày 17/4, không chỉ khiến một diện tích lớn lúa bị ảnh hưởng, người dân địa phương đang rất bất an khi hệ luỵ về môi trường sẽ tác động xấu đến sức khỏe sau này.

Thanh Hóa: Lo ngại ô nhiễm người dân dựng lều phản đối xây dựng bãi tập kết rác

Ngày 22/4, người dân tại thôn 1, thôn 3, thôn 5 thuộc xã Bình Hoà và thôn Vinh của xã Cẩm Bình (huyện Cẩm Thuỷ) dựng lán trại, phản đối việc xây dựng bãi tập kết và xử lý rác thải.

Ra mắt Chương trình phục dựng di ảnh màu cho các văn nghệ sĩ, trí thức đã hy sinh

"Trái tim người lính Việt Nam” phối hợp với Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam; Bảo tàng Phụ nữ VN và CLB "Mãi mãi tuổi 20” tổ chức giới thiệu tác phẩm "Phượng” và Chương trình phục dựng di ảnh màu cho các Văn nghệ sĩ, Trí thức đã hi sinh.

Thanh Trì: Nguy cơ tai nạn giao thông do mất nắp hố ga

Tình trạng hố ga, miệng cống thiếu nắp, mất nắp tại tuyến đường Đại Thanh tiềm ẩn nguy hiểm đối với người dân lưu thông trên đường. Điều đáng nói, một số miệng cống, hố ga này không được che đậy, cảnh báo, thậm chí, đã lâu không được thay thế, bổ sung

Lãnh đạo tỉnh Nam Định chỉ đạo kiểm tra nội dung phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam

Ngay sau phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về các bãi tập kết VLXD gây ô nhiễm môi trường ở huyện Xuân Trường, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nam Định đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan tiến hành xác minh, kiểm tra.

Thanh Hóa: Trao 20 suất quà và khởi công xây dựng nhà tình nghĩa cho hoàn cảnh khó khăn

Sáng 20/4, Tạp chí Môi trường và Đô thị VN- VPĐD Bắc Trung Bộ phối hợp với các nhà hảo tâm, công ty, doanh nghiệp trao 50 triệu đồng xây dựng nhà tình nghĩa cho hộ Chị Lê Thị Hòa, thôn Chiềng Nang, xã Giao An, huyện Lang Chánh (Thanh Hóa).