moitruongplus Các trường thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội cũng vừa tăng học phí theo quy định chung.


Ảnh minh hoạ. Nguồn: internet

Năm học 2022-2023 đa số các trường đại học đang tăng học phí lên cao, ĐH Quốc gia Hà Nội dự kiến tăng học phí từ mức 9,8 lên 12 triệu đồng/năm.

1. Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh

Tại Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, sinh viên trúng tuyển chương trình đại trà sẽ đóng 25 triệu đồng/năm; các năm tiếp theo tăng lên 27,5-30 triệu đồng. Mức thu này tăng 2 - 3 triệu đồng so với năm ngoái.

2. Trường Đại học Công nghệ Thông tin Thành phố Hồ Chí Minh

Với Trường Đại học Công nghệ Thông tin Thành phố Hồ Chí Minh học phí chương trình đại trà tăng theo lộ trình, ở mức 29 - 42 triệu đồng từ năm nay đến 2025. Với chương trình tiên tiến, học phí theo lộ trình tương ứng 45 - 55 triệu đồng/năm; chương trình liên kết 80 - 138 triệu đồng/năm.

3. Trường Đại học Luật Hà Nội

Trường Đại học Luật Hà Nội đã ra thông báo tăng học phí gấp đôi đối với hệ đại trà cho năm học 2022 - 2023. Cụ thể, trong đề án tuyển sinh năm 2022 của Trường Đại học Luật Hà Nội, mức học phí với sinh viên hệ chính quy lớp/khóa tuyển sinh từ năm học 2022 - 2023 là 572 nghìn đồng/tín chỉ cho hệ đại trà và 1,605 triệu đồng/tín chỉ cho hệ chất lượng cao.

Trước đó, trong năm học 2021 - 2022, mức thu đối với hệ đại trà là 280 nghìn đồng/tín chỉ và 990 nghìn đồng/tín chỉ với hệ chất lượng cao. Như vậy, học phí của Trường Đại học Luật Hà Nội đã tăng gấp đôi với hệ đại trà, trong khi học phí của hệ chất lượng cao tăng 62%.

Bên cạnh đó, trường cũng điều chỉnh học phí đối với các khóa tuyển sinh trước năm học 2022 - 2023.

Cụ thể, đối với các lớp/khóa tuyển sinh từ năm học 2019 - 2020, mức thu học phí là 438.000 đồng/tín chỉ; các lớp/khóa tuyển sinh từ năm học 2019 - 2020 là 426.000 đồng/tín chỉ; các lớp/khóa từ năm học 2021 - 2022 là 429.000 đồng/tín chỉ. Phương thức thu đều là thu theo số tín chỉ mà sinh viên đã đăng kí trong kì.

4. Đại học Quốc gia Hà Nội và các trường thành viên

Các trường thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội cũng vừa tăng học phí theo quy định chung. Theo đề án tuyển sinh năm 2022 của Đại học Quốc gia Hà Nội, học phí dự kiến với sinh viên chính quy các chương trình đào tạo chuẩn từ 12-24,5 triệu đồng/năm và từ 30-60 triệu đồng/năm với các chương trình đào tạo đặc thù, chương trình đào tạo chất lượng cao trình độ đại học. Trong khi đó, năm học 2021-2022 có mức học phí rơi vào khoảng 9,8-14,3 triệu đồng/ năm/sinh viên.

Hiệu trưởng trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội cũng vừa đã ra quyết định về việc quy định, định mức học phí đào tạo đại học, sau đại học năm học 2022-2023.

Cụ thể, học phí Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội năm học 2022-2023 đối với các chương trình đào tạo chuẩn, chất lượng cao có mức học phí cao nhất là 715 nghìn đồng/tín chỉ, cao hơn mức cũ 315 nghìn đồng là 2,26 lần.

Trường Đại học Kinh tế thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội dự kiến mức học phí năm học tới là 42 triệu đồng, tăng gấp 1,2 lần so với mức học phí 35 triệu đồng của khóa tuyển sinh năm 2021. Trong ba năm tiếp theo, trường tiếp tục tăng học phí thêm 2 triệu đồng mỗi năm. Đối với sinh viên đại học chính quy ngành Quản trị kinh doanh dành cho các tài năng thể thao, mức học phí dự kiến áp dụng cho khóa tuyển sinh năm 2022 là 98 triệu đồng/sinh viên/ khóa học (tương ứng 2,45 triệu đồng/tháng; 770 nghìn đồng/tín chỉ).

5. Trường Đại học Y Hà Nội

ĐH Y Hà Nội vừa thông báo tăng học phí ít nhất 10% đối với tất cả ngành học trong năm 2022-2023. Theo đó, ngành Y khoa và Răng - Hàm - Mặt, Y học cổ truyền có mức học phí cao nhất trong các ngành đào tạo là 2,45 triệu đồng/tháng/sinh viên. Các ngành còn lại, học phí là 1,85 triệu đồng/tháng/sinh viên.

So với năm học 2021-2022, học phí năm học này của trường tăng từ gần 30% đến 71%, trong đó, nhóm Y Dược (ngành Y khoa, Y học cổ truyền, Y học dự phòng), Răng - Hàm - Mặt tăng có mức tăng cao nhất, từ 1,43 triệu đồng/tháng/sinh viên lên 2,45 triệu đồng/tháng/sinh viên.

6. Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch dự kiến thu mức cao nhất là 44,3 triệu đồng/năm với ngành Y khoa, Dược học, Răng Hàm Mặt. Các ngành còn lại, học phí cao nhất không quá 41 triệu đồng/năm. So với khi trường chưa tự chủ, mức thu này tăng gần ba lần.

7. Trường Đại học Ngân hàng TP HCM

Năm học tới, ĐH Ngân hàng TP HCM dự kiến chương trình đại học chính quy chuẩn có mức học phí 6,25 triệu đồng/học kỳ. Học phí chương trình đại học chính quy chất lượng cao 18.425.000 đồng/học kỳ.

Tổng học phí tối đa chương trình đại học chính quy quốc tế cấp song bằng, học phí chương trình liên kết đào tạo quốc tế do đại học đối tác cấp bằng là 212.500.000 đồng/toàn khóa học (đã bao gồm học phí tiếng Anh, chương trình chính khóa, kỹ năng mềm...). Sinh viên học 8 học kỳ, học phí trung bình 26,5 triệu đồng/học kỳ.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

ggfd
fdgfd
fgfdf
êferg

Dùng tro xỉ san lấp Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn số 2213/BTNMT-MT gửi Công ty Cổ phần VSIP Cần Thơ về việc bổ sung vật liệu san lấp Khu công nghiệp Vĩnh Thạnh (giai đoạn 1).

Thái Bình: Người dân lo lắng sau sự cố rò rỉ khí amoniac tại Công ty Toan Vân

Sự cố rò rỉ khí amoniac từ Công ty Toan Vân ở xã Vũ Lạc (TP Thái Bình) ra môi trường vào ngày 17/4, không chỉ khiến một diện tích lớn lúa bị ảnh hưởng, người dân địa phương đang rất bất an khi hệ luỵ về môi trường sẽ tác động xấu đến sức khỏe sau này.

Thanh Hóa: Lo ngại ô nhiễm người dân dựng lều phản đối xây dựng bãi tập kết rác

Ngày 22/4, người dân tại thôn 1, thôn 3, thôn 5 thuộc xã Bình Hoà và thôn Vinh của xã Cẩm Bình (huyện Cẩm Thuỷ) dựng lán trại, phản đối việc xây dựng bãi tập kết và xử lý rác thải.

Ra mắt Chương trình phục dựng di ảnh màu cho các văn nghệ sĩ, trí thức đã hy sinh

"Trái tim người lính Việt Nam” phối hợp với Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam; Bảo tàng Phụ nữ VN và CLB "Mãi mãi tuổi 20” tổ chức giới thiệu tác phẩm "Phượng” và Chương trình phục dựng di ảnh màu cho các Văn nghệ sĩ, Trí thức đã hi sinh.

Thanh Trì: Nguy cơ tai nạn giao thông do mất nắp hố ga

Tình trạng hố ga, miệng cống thiếu nắp, mất nắp tại tuyến đường Đại Thanh tiềm ẩn nguy hiểm đối với người dân lưu thông trên đường. Điều đáng nói, một số miệng cống, hố ga này không được che đậy, cảnh báo, thậm chí, đã lâu không được thay thế, bổ sung

Lãnh đạo tỉnh Nam Định chỉ đạo kiểm tra nội dung phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam

Ngay sau phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về các bãi tập kết VLXD gây ô nhiễm môi trường ở huyện Xuân Trường, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nam Định đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan tiến hành xác minh, kiểm tra.