moitruongplus Ngày 24/6, Sở Tài nguyên và Môi trường TP Đà Nẵng phối hợp với Trường Đại học Xây dựng Hà Nội tổ chức Hội thảo Quản lý và tái chế chất thải rắn xây dựng tại Đà Nẵng phục vụ mục tiêu quản lý chất thải bền vững.

Đây là hoạt động trong khuôn khổ Dự án "Thiết lập hệ thống quản lý phế thải xây dựng phù hợp nhằm kiểm soát ô nhiễm môi trường và tăng cường khả năng chế tạo các loại vật liệu mới tái chế từ phế thải xây dựng ở Việt Nam" (gọi tắt là Dự án SATREPS) do Cơ quan Khoa học và công nghệ Nhật Bản và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản tài trợ.

Buổi Hội thảo do ông Tô Văn Hùng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP Đà Nẵng và PGS.TS. Phạm Duy Hoà - Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng Hà Nội đồng chủ trì.

Tại buổi hội thảo, ông Tô Văn Hùng – Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP Đà Nẵng cho biết, hiện nay ở Việt Nam nói chung và tại thành phố Đà Nẵng nói riêng, chất thải rắn xây dựng phát sinh phần lớn đổ thải tại các bãi tập kết, lô đất trống hoặc được đổ tại các bãi chôn lấp. Trong khi các thành phần chính từ chất thải rắn xây dựng (đất, gạch, bê tông,...) có thể được tái chế và tái sử dụng một cách hiệu quả và kinh tế trong xây dựng và cở sở hạ tầng, nhờ đó trực tiếp giảm thiểu lượng chất thải rắn xây dựng phải chôn lấp.


Quang cảnh buổi hội thảo

Được biết, trung bình mỗi ngày trên địa bàn Đà Nẵng phát sinh khoảng 1.500-2.500 tấn chất thải rắn xây dựng, dự báo đến năm 2030 con số này sẽ tăng lên khoảng 4.600 - 6.700 tấn/ngày. Mặc dù, địa phương đã có nhiều giải pháp quản lý chất thải rắn xây dựng như tuyên truyền, hướng dẫn, lập đường dây nóng, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm vệ sinh môi trường, tuy nhiên tình trạng đổ trộm chất thải, xà bần ở các lô đất trống vẫn phổ biến trên địa bàn, làm ảnh hưởng tiêu cực đến cảnh quan của một thành phố du lịch. 

Để tiếp tục xây dựng Đà Nẵng đạt mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 43-NQ/TW của Bộ Chính trị, Đề án "Xây dựng Đà Nẵng - thành phố môi trường” giai đoạn 2021 - 2030 và hoàn thiện hệ thống quản lý chất thải rắn xây dựng phù hợp với thực tiễn và mục tiêu đề ra, UBND thành phố Đà Nẵng đã cho phép Sở TN&MT phối hợp trường Đại học Xây dựng Hà Nội tổ chức Hội thảo này với mong muốn nhận được sự chia sẻ kinh nghiệm của các tổ chức quốc tế trong quản lý và tái chế chất thải rắn xây dựng; sự trao đổi, thảo luận của các chuyên gia, nhà khoa học, các cơ quan, đơn vị để xây dựng các định hướng, các giải pháp cụ thể.

"Đây là vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều địa phương và cũng là vấn đề đã được các cử tri hết sức quan tâm. Do đó, việc đề xuất được mô hình quản lý cũng như các giải pháp quản lý, công nghệ xử lý chất thải rắn xây dựng nhằm kiểm soát, giải quyết có hiệu quả tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải rắn xây dựng dự kiến được nhiều tổ chức, cá nhân và xã hội mong đợi”, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP Đà Nẵng chia sẻ.


Đà Nẵng mong muốn nhận được sự chia sẻ kinh nghiệm của các tổ chức quốc tế trong quản lý và tái chế chất thải rắn xây dựng.

Bàn luận về nguyên nhân dẫn đến hoạt động quản lý chất thải rắn kém hiệu quả, nhóm nghiên cứu dự án SATREPS cho rằng là do thiếu các công cụ, chính sách pháp lý để hạn chế chôn lấp, phân loại thúc đẩy tái chế đối với chất thải xây dựng. Ngoài ra, nhận thức của các bên liên quan về chất thải rắn xây dựng chưa cao, thiếu hướng dẫn trong việc thu gom, vận chuyển, xử lý, đơn giá của hoạt động quản lý chất thải rắn xây dựng. Ngoài ra, việc thu hút kêu gọi đầu tư cho hoạt động tái chế xử lý chất thải rắn xây dựng còn gặp nhiều khó khăn.

Cũng tại hội thảo, các chuyên gia đã đưa ra một số giải pháp, hướng dẫn tái chế rác thải xây dựng có thể áp dụng tại Đà Nẵng như cấp phối vật liệu tái chế làm lớp móng đường giao thông; thi công mặt đường thấm nước…. nhằm nhằm kiểm soát ô nhiễm môi trường và tăng khả năng chế tạo các loại vật liệu mới từ phế thải xây dựng tái chế.

TS Hoàng Minh Giang, trường Đại học Xây dựng đề xuất, để hoạt động quản lý chất thải rắn xây dựng hiệu quả, trước mắt địa phương cần tập trung vào các giải pháp về chính sách, giáo dục truyền thông và kỹ thuật như xây dựng Quy hoạch với mục tiêu cụ thể nhằm đẩy mạnh tái chế, hạn chế chôn lấp loại chất thải rắn này, tiến đến ban hành hướng dẫn kỹ thuật về thu gom, tái chế, xử lý chất thải rắn.

"Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận thức cho các bên liên quan. Đồng thời, có kế hoạch tăng phí chôn lấp trực tiếp với chất thải xây dưng, có cơ chế hỗ trợ về tài chính, trợ giá đối với các doanh nghiệp tái chế làm vật liệu xây dựng; phát triển công nghệ tái chế”, TS Hoàng Minh Giang chia sẻ.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

ggfd
fdgfd
fgfdf
êferg

Dùng tro xỉ san lấp Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn số 2213/BTNMT-MT gửi Công ty Cổ phần VSIP Cần Thơ về việc bổ sung vật liệu san lấp Khu công nghiệp Vĩnh Thạnh (giai đoạn 1).

Thái Bình: Người dân lo lắng sau sự cố rò rỉ khí amoniac tại Công ty Toan Vân

Sự cố rò rỉ khí amoniac từ Công ty Toan Vân ở xã Vũ Lạc (TP Thái Bình) ra môi trường vào ngày 17/4, không chỉ khiến một diện tích lớn lúa bị ảnh hưởng, người dân địa phương đang rất bất an khi hệ luỵ về môi trường sẽ tác động xấu đến sức khỏe sau này.

Thanh Hóa: Lo ngại ô nhiễm người dân dựng lều phản đối xây dựng bãi tập kết rác

Ngày 22/4, người dân tại thôn 1, thôn 3, thôn 5 thuộc xã Bình Hoà và thôn Vinh của xã Cẩm Bình (huyện Cẩm Thuỷ) dựng lán trại, phản đối việc xây dựng bãi tập kết và xử lý rác thải.

Ra mắt Chương trình phục dựng di ảnh màu cho các văn nghệ sĩ, trí thức đã hy sinh

"Trái tim người lính Việt Nam” phối hợp với Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam; Bảo tàng Phụ nữ VN và CLB "Mãi mãi tuổi 20” tổ chức giới thiệu tác phẩm "Phượng” và Chương trình phục dựng di ảnh màu cho các Văn nghệ sĩ, Trí thức đã hi sinh.

Thanh Trì: Nguy cơ tai nạn giao thông do mất nắp hố ga

Tình trạng hố ga, miệng cống thiếu nắp, mất nắp tại tuyến đường Đại Thanh tiềm ẩn nguy hiểm đối với người dân lưu thông trên đường. Điều đáng nói, một số miệng cống, hố ga này không được che đậy, cảnh báo, thậm chí, đã lâu không được thay thế, bổ sung

Lãnh đạo tỉnh Nam Định chỉ đạo kiểm tra nội dung phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam

Ngay sau phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về các bãi tập kết VLXD gây ô nhiễm môi trường ở huyện Xuân Trường, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nam Định đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan tiến hành xác minh, kiểm tra.