moitruongplus Huyện đảo Trường Sa được xem là địa phương đầu tiên cả nước tiên phong thắp sáng bằng nguồn năng lượng sạch từ thiên nhiên. Nhờ có điện, mọi sinh hoạt của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên các đảo đã bớt khó khăn hơn so với trước kia.

Đoàn công tác số 6 năm 2022 do Trung ương Đoàn TNCS HCM và Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân, cùng với một số cơ quan đơn vị đưa chúng tôi đến thăm, tặng quà cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên 10 đảo thuộc huyện đảo Trường Sa cùng Nhà giàn DK1 trong niềm xúc động và tự hào. Trên mỗi đảo, nơi chúng tôi đến, qua từng câu chuyện chia sẻ của cán bộ, chiến sĩ trên các đảo, phần nào cảm nhận thấy đời sống ở nơi cách đất liền hàng ngàn hải lý đang ngày được nâng cao, khởi sắc, thu hẹp khoảng cách với đất liền.



Huyện đảo Trường Sa được xem là địa phương đầu tiên cả nước tiên phong thắp sáng bằng nguồn năng lượng sạch từ thiên nhiên. Nhờ có điện, mọi sinh hoạt của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên các đảo đã bớt khó khăn hơn so với trước kia.



Hướng tới xu thế sử dụng, khai thác nguồn năng lượng sạch, thân thiện với môi trường, những mô hình năng lượng sạch, hiện đại, tiên tiến (điện gió, điện mặt trời) đã được lắp đặt và đi vào vận hành thường xuyên, đạt hiệu quả cao. Những tấm pin năng lượng mặt trời, những cột tua bin điện gió ngày nay đã không còn là hình ảnh xa lạ ở quần đảo Trường Sa - vùng biển đảo tiền tiêu của Tổ quốc.



Quần đảo Trường Sa, nơi có những cán bộ, chiến sĩ, người dân đang ngày đêm sinh sống, công tác, thực hiện nhiệm vụ trực chiến giữa biển khơi, xa đất liền trong điều kiện thời tiết vô cùng khắc nghiệt. Thời tiết ở Trường Sa mưa, nắng thất thường. Lúc nắng thì nắng cháy da cháy thịt, lúc mưa thì mưa xối xả kèm theo gió lớn và những đợt sóng gầm gào. Nhiều hôm biển động, sóng to xô tràn nền nhà, lối đi, sóng đánh cao đến mức đọng thành vũng trên mái nhà. Nhưng ít ai có thể tưởng tượng được, chính từ những yếu tố tự nhiên khắc nghiệt đặc thù như gió lớn, bức xạ mặt trời… là điều kiện lý tưởng để nơi đây xây dựng hệ thống năng lượng sạch quy mô, đồng bộ, khép kín, hiệu quả.



Từ năm 2008, Bộ Tư lệnh Hải quân và Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam – Petro Vietnam đã thực hiện dự án điện cho quần đảo Trường Sa. Theo đó hệ thống lai ghép năng lượng gió và mặt trời trên quy mô lớn được triển khai trên 48 điểm đảo (đảo, nhà dàn). Hệ thống gồm: hơn 5700 tấm pin năng lượng mặt trời; 130 tua bin gió; 60 đèn tìm kiếm; 1.000 đèn LED. Dự án đã tạo ra 155 MWh/tháng, cung cấp điện 24/24 giờ phục vụ nhu cầu sinh hoạt của quân và dân trên các đảo. Dự án đã vinh dự được nhận "Giải thưởng năng lượng toàn cầu năm 2012”.



Không chỉ đảo nổi mới không còn "lo xa” nguồn điện, mà hầu hết các đảo chìm, nhất là đảo nhỏ, điều kiện thời tiết khắc nghiệt, địa hình khó khăn như, Đá Nam, Đá Thị, Đá lớn C, Cô Lin, Núi Le B, Tốc Tan A, Đá Đông C… hệ thống năng lượng sạch cũng được khai thác hiệu quả. Trên khắp các đảo, những cột quạt gió gắn tua-bin năng lượng cùng tấm pin mặt trời được lắp đặt kiên cố, phủ kín trên từng mái nhà, doanh trại của bộ đội.



Theo Phó Chủ nhiệm Chính trị Hải quân, Chuẩn đô đốc Phạm Văn Luyện, cho tới nay, nguồn điện sạch đảm bảo tương đối tốt cho người dân và cán bộ chiến sỹ trên các đảo và nhà giàn. Mong rằng thời gian tới sẽ có thêm những công nghệ tốt hơn để chống đỡ được điều kiện, khí hậu ở ngoài trùng khơi này, góp phần đảm bảo bền vững nguồn điện.



Các trạm điện, thiết bị truyền dẫn, pin mặt trời và tua bin gió lắp đặt ở Trường Sa, hầu hết đều nhập từ nước ngoài, như động cơ tua bin gió Whisper-500 do Mỹ sản xuất, pin năng lượng mặt trời 220WP (Mỹ), pin 130WP do Hãng Mitsubishi của Nhật Bản chế tạo, thời gian bảo hành hàng chục năm…



Trước đây, khi hệ thống năng lượng sạch chưa được lắp đặt tại quần đảo Trường Sa, các đảo phải sử dụng máy nổ chạy bằng dầu, tiếng ồn rất ảnh hưởng đến công việc cũng như đời sống sinh hoạt của quân và dân. Việc duy trì nguồn điện ổn định cũng rất khó khăn, thường chỉ dùng vài giờ vào buổi tối và trong trường hợp thật cần thiết. Mặt khác, sử dụng máy nổ khá tốn kém về chi phí vật chất cũng như công sức vận chuyển và gây ra nguy cơ ô nhiễm môi trường từ khí thải.



Từ khi các đảo có năng lượng sạch, việc sinh hoạt, giải trí, những hoạt động chuyên môn, nhất là tuần tra canh gác ban đêm đã trở nên thuận tiện hơn rất nhiều. Năng lượng sạch được cán bộ, chiến sỹ các đảo sử dụng hiệu quả, khoa học, tận dụng tối đa nguồn năng lượng từ tự nhiên. Những ngày nắng to, ít gió, hệ thống năng lượng mặt trời sẽ đóng vai trò chủ đạo. Những ngày mưa, trời không có nắng, hệ thống điện gió sẽ hoạt động bù vào phần năng lượng thiếu hụt. Sự bù trừ này bảo đảm luôn có điện phục vụ sinh hoạt trên đảo. Riêng hệ thống chiếu sáng trên các đảo lại sử dụng một nguồn năng lượng độc lập, từ các tấm pin mặt trời. Việc này giúp giảm gánh nặng lên hệ thống điện gió và điện mặt trời dùng cho sinh hoạt.



Việc đưa vào sử dụng, khai thác hệ thống năng lượng sạch tại huyện đảo Trường Sa là chủ trương đúng đắn, bởi nếu chỉ dựa vào năng lượng điện từ máy nổ như trước đây sẽ rất tốn kém và không ổn định, cùng với tiếng ồn lớn. Tuy nhiên, các thiết bị trong hệ thống năng lượng sạch ngoài Trường Sa luôn gặp thử thách rất khắc nghiệt từ thời tiết. Theo chuyên gia của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), để sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị năng lượng sạch ngoài đảo sẽ khó khăn và tốn kém gấp hàng trăm lần so với đất liền



Theo cán bộ tại Đảo Đá Nam, các thiết bị năng lượng sạch thường để ngoài trời, với gió biển mang theo hơi mặn, nắng đảo cũng rất khắc nghiệt khiến thiết bị nhanh xuống cấp, bị ăn mòn. Gần đây nhất, cuối 2021, trên đảo Đá Nam gánh chịu cơn bão mạnh khiến toàn bộ hệ thống năng lượng sạch gần như bị phá hủy. "Mỗi lần phải bảo dưỡng, bảo trì hệ thống năng lượng là cả một vấn đề, do các thiết bị không sẵn như đất liền. Chính vì vậy, công tác vừa vận hành, vừa đào tạo cho cán bộ, chiến sĩ thuần thục sử dụng các thiết bị cũng phải song hành để chủ động trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị”, một cán bộ chia sẻ.



Sau hơn 45 năm thống nhất đất nước, từ bao công sức xây dựng, củng cố của lớp lớp thế hệ cán bộ, chiến sĩ, nhân dân, quần đảo Trường Sa hôm nay bừng lên sức sống, vươn mình giữa Biển Đông. Hệ thống năng lượng sạch đang ngày ngày góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng đời sống sinh hoạt, chiến đấu tại "quần đảo bão tố”. Giữa biển đêm, Trường Sa lung linh ánh điện, ánh điện thắp sáng sức sống bền bỉ, thắp sáng ý chí vững vàng quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền Tổ quốc của quân dân huyện đảo nơi đầu sóng ngọn gió./.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

fdgfd
fgfdf
êferg
cvcx

Thái Bình: Người dân lo lắng sau sự cố rò rỉ khí amoniac tại Công ty Toan Vân

Sự cố rò rỉ khí amoniac từ Công ty Toan Vân ở xã Vũ Lạc (TP Thái Bình) ra môi trường vào ngày 17/4, không chỉ khiến một diện tích lớn lúa bị ảnh hưởng, người dân địa phương đang rất bất an khi hệ luỵ về môi trường sẽ tác động xấu đến sức khỏe sau này.

Thanh Hóa: Lo ngại ô nhiễm người dân dựng lều phản đối xây dựng bãi tập kết rác

Ngày 22/4, người dân tại thôn 1, thôn 3, thôn 5 thuộc xã Bình Hoà và thôn Vinh của xã Cẩm Bình (huyện Cẩm Thuỷ) dựng lán trại, phản đối việc xây dựng bãi tập kết và xử lý rác thải.

Ra mắt Chương trình phục dựng di ảnh màu cho các văn nghệ sĩ, trí thức đã hy sinh

"Trái tim người lính Việt Nam” phối hợp với Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam; Bảo tàng Phụ nữ VN và CLB "Mãi mãi tuổi 20” tổ chức giới thiệu tác phẩm "Phượng” và Chương trình phục dựng di ảnh màu cho các Văn nghệ sĩ, Trí thức đã hi sinh.

Thanh Trì: Nguy cơ tai nạn giao thông do mất nắp hố ga

Tình trạng hố ga, miệng cống thiếu nắp, mất nắp tại tuyến đường Đại Thanh tiềm ẩn nguy hiểm đối với người dân lưu thông trên đường. Điều đáng nói, một số miệng cống, hố ga này không được che đậy, cảnh báo, thậm chí, đã lâu không được thay thế, bổ sung

Lãnh đạo tỉnh Nam Định chỉ đạo kiểm tra nội dung phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam

Ngay sau phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về các bãi tập kết VLXD gây ô nhiễm môi trường ở huyện Xuân Trường, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nam Định đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan tiến hành xác minh, kiểm tra.

Thanh Hóa: Trao 20 suất quà và khởi công xây dựng nhà tình nghĩa cho hoàn cảnh khó khăn

Sáng 20/4, Tạp chí Môi trường và Đô thị VN- VPĐD Bắc Trung Bộ phối hợp với các nhà hảo tâm, công ty, doanh nghiệp trao 50 triệu đồng xây dựng nhà tình nghĩa cho hộ Chị Lê Thị Hòa, thôn Chiềng Nang, xã Giao An, huyện Lang Chánh (Thanh Hóa).