moitruongplus UBND TP Hà Nội vừa ban hành phương án phòng, chống dịch Covid-19 phục vụ Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 (SEA Games 31) trên địa bàn thành phố.


Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Kế hoạch nhằm thực hiện phòng, chống và ngăn ngừa khả năng lây lan của dịch, phục vụ an toàn cho SEA Games 31; chủ động ứng phó có hiệu quả với các tình huống dịch Covid-19 trong quá trình tổ chức và tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động của SEA Games 31.

Nguyên tắc phòng, chống dịch được đề ra là các trường hợp có xét nghiệm SARS-CoV-2 dương tính hoặc mắc Covid-19 không tham gia thi đấu, phục vụ SEA Games 31 và thực hiện việc cách ly, điều trị theo hướng dẫn.

Những người tiếp xúc gần với trường hợp có xét nghiệm SARS-CoV-2 dương tính hoặc mắc Covid-19 trong thời gian thi đấu, phục vụ, sẽ được lấy mẫu xét nghiệm và thực hiện xử lý theo hướng dẫn.

Hà Nội yêu cầu thường xuyên đeo khẩu trang, sử dụng dung dịch sát khuẩn tay; hạn chế tập trung đông người ở các khu vực công cộng; hạn chế ra khỏi khu vực lưu trú nếu không cần thiết; thực hiện di chuyển một chiều từ nơi lưu trú đến nơi tập luyện, thi đấu và ngược lại. Các đoàn thể thao tham dự SEA Games 31 có vận động viên, thành viên nhập viện điều trị sẽ tự trả tiền viện phí cho cơ sở điều trị.

Kế hoạch cũng chỉ rõ yêu cầu phòng dịch đối với người nhập cảnh. Theo đó, đối với khách mời cấp thứ trưởng hoặc tương đương trở lên; trưởng, phó đoàn thể thao tham dự SEA Games 31 không bắt buộc phải có giấy xác nhận xét nghiệm hoặc xét nghiệm SARS-CoV-2 sau khi nhập cảnh.

Vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài cần có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 theo phương pháp RT-PVR/RT-LAMP trong vòng 72 giờ hoặc được lấy mẫu xét nghiệm kháng nguyên nhanh SARS-CoV-2 trong vòng 24 giờ trước khi thi đấu (với các nội dung có khoảng thời gian thi đấu cách nhau trên 3 ngày thì phải xét nghiệm ít nhất 3 ngày/lần).

Chỉ lấy mẫu xét nghiệm kháng nguyên nhanh SARS-CoV-2 cho người có dấu hiệu, triệu chứng nghi ngờ mắc Covid-19 hoặc có tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh. Khán giả tham dự theo dõi trực tiếp thi đấu không phải lấy mẫu xét nghiệm.

Tại khu vực lưu trú, bảo đảm tách riêng từng khu vực hoặc từng khách sạn để hạn chế tiếp xúc giữa các đoàn thể thao và người lạ.

Ngoài ra, có phân chia khu vực nhà ăn riêng hoặc bố trí chỗ ngồi ăn hợp lý; giữ khoảng cách an toàn trong trường hợp cần thiết, nên bố trí đường di chuyển một chiều; bố trí phòng cách ly y tế tạm thời khi phát hiện trường hợp nghi ngờ nhiễm Covid-19 (có dấu hiệu, triệu chứng của bệnh như sốt, ho, khó thở...).

Tại địa điểm tổ chức thi đấu, bảo đảm phân chia khu vực rõ ràng và kiểm soát ra vào nghiêm túc để giảm thiểu tối đa việc tiếp xúc giữa các nhóm khác nhau.

Tại các thời điểm, số lượng nhân viên trong mỗi khu vực phải được giữ ở mức tối thiểu theo yêu cầu; bố trí lối đi riêng cho vận động viên, Ban huấn luyện, trọng tài, Ban tổ chức các trận thi đấu; bố trí phòng cách ly y tế tạm thời khi phát hiện trường hợp nghi ngờ nhiễm Covid-19.

Ban tổ chức khử khuẩn bên trong khu vực thi đấu (đối với các nội dung thi đấu trong nhà) một ngày trước khi diễn ra thi đấu. Trong thời gian diễn ra các nội dung thi đấu, Ban tổ chức địa phương bố trí nhân viên vệ sinh, khử khuẩn vị trí tiếp xúc thường xuyên 2 lần/ngày.

Căn cứ vào diễn biến dịch Covid-19 ở thời điểm tổ chức thi đấu, Hà Nội đưa ra 3 kịch bản tổ chức thi đấu, gồm: Thi đấu kín hoàn toàn; giới hạn số lượng khán giả; đầy đủ khán giả.

Phương án cũng đề ra cách thức bố trí nhân lực, trang thiết bị và thực hiện thông tin báo cáo để bảo đảm phòng, chống dịch phục vụ SEA Games 31...

Trong thời gian diễn ra SEA Games 31, thành phố tiếp tục thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo chỉ đạo của Trung ương, Bộ Y tế, Thành ủy, UBND thành phố về thích ứng an toàn linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và Kế hoạch phục vụ SEA Games 31 của UBND thành phố.


Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

fdgfd
fgfdf
êferg
cvcx

Thái Bình: Người dân lo lắng sau sự cố rò rỉ khí amoniac tại Công ty Toan Vân

Sự cố rò rỉ khí amoniac từ Công ty Toan Vân ở xã Vũ Lạc (TP Thái Bình) ra môi trường vào ngày 17/4, không chỉ khiến một diện tích lớn lúa bị ảnh hưởng, người dân địa phương đang rất bất an khi hệ luỵ về môi trường sẽ tác động xấu đến sức khỏe sau này.

Thanh Hóa: Lo ngại ô nhiễm người dân dựng lều phản đối xây dựng bãi tập kết rác

Ngày 22/4, người dân tại thôn 1, thôn 3, thôn 5 thuộc xã Bình Hoà và thôn Vinh của xã Cẩm Bình (huyện Cẩm Thuỷ) dựng lán trại, phản đối việc xây dựng bãi tập kết và xử lý rác thải.

Ra mắt Chương trình phục dựng di ảnh màu cho các văn nghệ sĩ, trí thức đã hy sinh

"Trái tim người lính Việt Nam” phối hợp với Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam; Bảo tàng Phụ nữ VN và CLB "Mãi mãi tuổi 20” tổ chức giới thiệu tác phẩm "Phượng” và Chương trình phục dựng di ảnh màu cho các Văn nghệ sĩ, Trí thức đã hi sinh.

Thanh Trì: Nguy cơ tai nạn giao thông do mất nắp hố ga

Tình trạng hố ga, miệng cống thiếu nắp, mất nắp tại tuyến đường Đại Thanh tiềm ẩn nguy hiểm đối với người dân lưu thông trên đường. Điều đáng nói, một số miệng cống, hố ga này không được che đậy, cảnh báo, thậm chí, đã lâu không được thay thế, bổ sung

Lãnh đạo tỉnh Nam Định chỉ đạo kiểm tra nội dung phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam

Ngay sau phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về các bãi tập kết VLXD gây ô nhiễm môi trường ở huyện Xuân Trường, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nam Định đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan tiến hành xác minh, kiểm tra.

Thanh Hóa: Trao 20 suất quà và khởi công xây dựng nhà tình nghĩa cho hoàn cảnh khó khăn

Sáng 20/4, Tạp chí Môi trường và Đô thị VN- VPĐD Bắc Trung Bộ phối hợp với các nhà hảo tâm, công ty, doanh nghiệp trao 50 triệu đồng xây dựng nhà tình nghĩa cho hộ Chị Lê Thị Hòa, thôn Chiềng Nang, xã Giao An, huyện Lang Chánh (Thanh Hóa).