moitruongplus Sau khi xác định một doanh nghiệp khai thác khoáng sản trái phép, thu lợi bất chính gần 1 tỷ đồng, thay vì chuyển hồ sơ sang cơ quan CSĐT để điều tra theo thẩm quyền thì Chủ tịch UBND huyện Hiệp Hoà lại ra quyết định phạt hành chính.

Theo phản ánh của người dân và ghi nhận của PV Môi trường và Đô thị Việt Nam tại hiện trường mỏ khai thác khoáng sản (cát, sỏi) ở Bãi Soi Xuân Biều, thôn Xuân Giang, xã Mai Trung (huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang) của Công ty TNHH một thành viên Chiến Yến (sau đây viết tắt là Công ty Chiến Yến, có địa chỉ: Thôn Đông Xuyên, xã Đông Tiến, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) đã gây hệ luỵ lớn về môi trường, tàn phá tuyến đê là đường dân sinh của người dân trong khu vực. Đặc biệt doanh nghiệp này còn bị "tố” khai thác khoáng sản trái phép, thu lợi bất hợp pháp số tiền lên đến gần 1 tỷ đồng.

Trao đổi với PV Môi trường và Đô thị Việt Nam, ông T.M.T người sinh sống ngay sát khu vực khai thác của doanh nghiệp này cho biết: Nguồn gốc và vị trí khai thác khoáng sản của Công ty Chiến Yến là Bãi Soi Xuân Biều, đây là nơi trồng hoa màu, nuôi trồng thuỷ sản từ thời xa xưa của các cụ. Mới đây, công ty đã mua lại khu đất này của người dân với giá 80 triệu đồng/1 sào (360m2).

Cũng theo ông T.M.T, sau khi mua được khu đất trên,  Công ty Chiến Yến đã được cơ quan chức năng có thẩm quyền tỉnh Bắc Giang cấp phép khai thác khoáng sản tại đây. Tuy nhiên, quá trình khai thác doanh nghiệp đã không tuân thủ các quy định về hoạt động theo giấy phép. Chính vì vậy đã khai thác vượt chỉ giới, chiều sâu khai thác trung bình 25m, có điểm sâu lên đến 30m dẫn đến sạt lở nghiêm trọng 2 bên bờ sông Cầu, xâm phạm trực tiếp vào khu đất ở (đã được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ – PV) của gia đình tôi, nên tôi đã làm đơn phản ánh sự việc đến chính quyền các cấp của tỉnh Bắc Giang và huyện Hiệp Hoà.




Khai thác khoáng sản trái phép của doanh nghiệp đã làm cho tuyến đê và cũng là đường dân sinh của người dân bị sạt lở nghiêm trọng, gây nguy hiểm cho người và phương tiện khi lưu thông qua khu vực này.

Trong một diễn biến khác, liên quan đến việc giải quyết đơn phản ánh của công dân và kết quả kiểm tra hoạt động khai thác của Công ty Chiến Yến. Ngày 21/3/2022,  UBND huyện Hiệp Hoà ban hành Quyết định số 1266/QĐ-XPHC về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản đối với Công ty Chiến Yến. Quyết định này do Phó Chủ tịch Nguyễn Xuân Thảo ký thay Chủ tịch UBND huyện Hiệp Hoà.

Nội dung quyết định thể hiện, Công ty Chiến Yến đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính: khai thác khoáng sản (cát, sỏi) vượt ra ngoài điểm gần nhất (mốc số 1) của ranh giới khu vực được phép khai thác (theo bề mặt) là 07m; diện tích khai thác ra ngoài ranh giới là 5.900m; độ sâu khai thác (cát, sỏi) là 1,75m tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm là 10.325,35 m3 cát, sỏi. Trong đó khối lượng từng loại khoáng sản như sau: cát đen là 3.545.36m3; cát vàng là 4.921.467 m3; sỏi là: 1.858,516m³.

Với hành vi vi phạm trên Công ty Chiến Yến, UBND huyện Hiệp Hoà xử phạt hành chính với mức phạt là 120.000.000 đồng. Hình thức xử phạt bổ sung: tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác khoáng sản của Công ty Chiến Yến với thời gian là 7,5 tháng, kể từ ngày ban hành Quyết định xử phạt.

Về các biện pháp khắc phục hậu quả, buộc Công ty Chiến Yến chấm dứt ngay các hành vi vi phạm nêu trên, đồng thời thực hiện các nội dung sau: San gạt, cải tạo, phục hồi môi trường; thực hiện các giải pháp đưa các khu vực đã khai thác vượt ra ngoài phạm vi được phép khai thác về trạng thái an toàn; Nộp lại số lợi ích bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm nêu trên với tổng số tiền 901.146.210 đồng (Chín trăm linh một triệu, một trăm bốn mươi sáu nghìn, hai trăm mười đồng).


Thửa đất nơi gia đình ông T.M.T đang sinh sống bị mất an toàn do hoạt động khai thác khoáng sản trái phép của Công ty Chiến Yến

Việc UBND huyện Hiệp Hoà "giơ cao đánh khẽ” trước hành vi vi phạm pháp luật của Công ty Chiến Yến khiến dư luận xã hội băn khoăn, lo ngại đây sẽ là vụ việc tạo ra tiền lệ xấu khiến nhiều doanh nghiệp, tổ chức cũng như cá nhân đã và đang hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nói chung và tại huyện Hiệp Hoà nói riêng sẽ "nhờn luật”.


Tuyến đê là đường dân sinh của người dân bị huỷ hoại do hoạt động khai thác khoáng sản "quá đà” của doanh nghiệp đang trong giai đoạn khắc phục hậu quả.

Liên quan đến sự việc trên, Luật sư Trương Xuân Hải, thành viên Đoàn Luật sư TP.Hà Nội phân tích: Việc UBND huyện Hiệp Hoà ra quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vực khoáng sản đối với Công ty Chiến Yến mà không chuyển hồ sơ vụ việc sang Cơ quan CSĐT Công an huyện Hiệp Hoà để khởi tố điều tra vụ án có phải là do sự yếu kém của cơ quan tham mưu hay vì một lý do nào khác ?! Trong trường hợp này cho thấy, đây là dấu hiệu "bất thường”, chưa phù hợp với quy định pháp luật, có dấu hiệu sai thẩm quyền, bỏ lọt tội phạm.

Viện dẫn căn cứ pháp lý, Luật sư Hải nêu rõ: theo điều 227 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về hành vi vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên, như sau:

Người nào vi phạm quy định của Nhà nước về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên trong đất liền, hải đảo, nội thủy, vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và vùng trời của Việt Nam mà không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép thuộc một trong những trường hợp sau đây hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;...
Ngoài ra, khi để doanh nghiệp vi phạm pháp luật như  trên, một phần nguyên nhân thể hiện dấu hiệu buông lỏng quản lý, giám sát của các cơ quan có thẩm quyền của huyện Hiệp Hoà, chính quyền xã Mai Trung và các cơ quan chức năng có liên quan của tỉnh Bắc Giang. Tuy nhiên, nhiều ý kiến khác lại đặt nghi vấn có hay không nhóm lợi ích tiêu cực đã và đang tồn tại tại mỏ khai thác khoáng sản của Công ty Chiến Yến?

Để thượng tôn pháp luật, đồng thời để mọi cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp đều bình đẳng trước pháp luật, thiết nghĩ lãnh đạo UBND tỉnh Bắc Giang cần vào cuộc chỉ đạo các cơ quan chức năng có thẩm quyền liên quan tiến hành thanh kiểm tra, nghiên cứu, xem xét, đánh giá toàn diện lại hồ sơ xử lý vi phạm của UBND huyện Hiệp Hoà đối với những hành vi vi phạm pháp luật của Công ty Chiến Yến trong vụ việc trên, qua đó xử lý nghiêm khắc đảm bảo tính răn đe và ổn định tình hình an ninh trật tự tại địa phương.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

ggfd
fdgfd
fgfdf
êferg

Dùng tro xỉ san lấp Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn số 2213/BTNMT-MT gửi Công ty Cổ phần VSIP Cần Thơ về việc bổ sung vật liệu san lấp Khu công nghiệp Vĩnh Thạnh (giai đoạn 1).

Thái Bình: Người dân lo lắng sau sự cố rò rỉ khí amoniac tại Công ty Toan Vân

Sự cố rò rỉ khí amoniac từ Công ty Toan Vân ở xã Vũ Lạc (TP Thái Bình) ra môi trường vào ngày 17/4, không chỉ khiến một diện tích lớn lúa bị ảnh hưởng, người dân địa phương đang rất bất an khi hệ luỵ về môi trường sẽ tác động xấu đến sức khỏe sau này.

Thanh Hóa: Lo ngại ô nhiễm người dân dựng lều phản đối xây dựng bãi tập kết rác

Ngày 22/4, người dân tại thôn 1, thôn 3, thôn 5 thuộc xã Bình Hoà và thôn Vinh của xã Cẩm Bình (huyện Cẩm Thuỷ) dựng lán trại, phản đối việc xây dựng bãi tập kết và xử lý rác thải.

Ra mắt Chương trình phục dựng di ảnh màu cho các văn nghệ sĩ, trí thức đã hy sinh

"Trái tim người lính Việt Nam” phối hợp với Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam; Bảo tàng Phụ nữ VN và CLB "Mãi mãi tuổi 20” tổ chức giới thiệu tác phẩm "Phượng” và Chương trình phục dựng di ảnh màu cho các Văn nghệ sĩ, Trí thức đã hi sinh.

Thanh Trì: Nguy cơ tai nạn giao thông do mất nắp hố ga

Tình trạng hố ga, miệng cống thiếu nắp, mất nắp tại tuyến đường Đại Thanh tiềm ẩn nguy hiểm đối với người dân lưu thông trên đường. Điều đáng nói, một số miệng cống, hố ga này không được che đậy, cảnh báo, thậm chí, đã lâu không được thay thế, bổ sung

Lãnh đạo tỉnh Nam Định chỉ đạo kiểm tra nội dung phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam

Ngay sau phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về các bãi tập kết VLXD gây ô nhiễm môi trường ở huyện Xuân Trường, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nam Định đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan tiến hành xác minh, kiểm tra.