moitruongplus Quá trình thi công dự án cải tạo, xây dựng hệ thống thoát nước mưa trên địa bàn quận Thanh Khê và Liên Chiểu, nhà thầu không chỉ làm nứt nhà dân tại phường Chính Gián mà còn vận chuyển đất bùn san lấp bờ kênh ở phường Hòa Hiệp Nam sai quy định.

Tiếp tục tìm hiểu thông tin người dân phản ánh về việc quá trình thi công dự án "Xây dựng tuyến kênh thoát nước từ Khu công nghiệp Hòa Khánh đến sông Cu Đê” có vận chuyển đất bùn san lấp bờ kênh làm rơi vãi, gây ô nhiễm môi trường, phóng viên được biết, điều này là trái với phương án thi công đã phê duyệt.

tm-img-alt
Xe tải ben vận chuyển đất bùn san lấp bờ kênh tại phường Hòa Hiệp Nam.

 Cụ thể, ngày 26/4, phóng viên phát hiện có 2 xe ô tô tải ben loại 9,1 tấn vận chuyển đất bùn lỏng được múc từ hồ Gia Tròn, chở đến đổ vào các hố 2 bên bờ kênh thoát nước đã được thi công xong cách vị trí múc chừng 500m. Các xe lưu thông trên bờ kênh và tuyến đường 15m đã được thảm nhựa, làm rơi vãi đất bùn xuống mặt đường. Ở vị trí xe tải chở bùn đổ vào bờ kênh, có nắp cống thoát nước bị vỡ, mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông.

tm-img-alt
Xe tải ben chở đất bùn từ lòng hồ Gia Tròn lên đổ san lấp bờ kênh.

Liên lạc qua số điện thoại di động với đại diện đơn vị nhà thầu là ông Mai Văn Duy được công khai trên thông báo tại công trường để tìm hiểu về sự việc này, ông Duy khẳng định việc xe tải chở đất bùn dưới hồ đi san lấp là được phép. "Việc này là nằm trong phương án phê duyệt, sau này để san lấp. Tất cả các đất bùn ấy được tận dụng lại để san lấp”, ông Duy nêu rõ.

tm-img-alt
Thông tin về dự án và số điện thoại nhà thầu được công khai tại hiện trường.

 Để xác thực thông tin, phóng viên liên hệ với ông Lâm Quang Hoàng - Phó Giám đốc Ban quản lý các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên Đà Nẵng, chủ đầu tư kiêm giám sát dự án. Ông Hoàng cho biết: "Theo hồ sơ, toàn bộ đất bùn dưới hồ tận dụng đổ lên san nền trong khu vực trong kè. Có nghĩa là làm kè dưới lòng hồ, nạo vét bùn đổ vô trong. Chủ yếu bờ kè xung quanh đóng cọc tre, xong đổ cát lên 1m rồi đổ đất đồi (đất K95) quanh đó, còn lại phía trong lấy đất bùn nạo vét đổ vô san nền.”

tm-img-alt
Theo hồ sơ phê duyệt, đất bùn chỉ được tận dụng san nền trong khu vực dự án quanh hồ Gia Tròn.

 Khi phóng viên hỏi về việc xe tải chở đất bùn dưới hồ đổ lên bờ kênh ở khu vực ngoài phạm vi thi công hồ Gia Tròn, ông Hoàng cho biết là sẽ kiểm tra lại và hướng dẫn liên lạc với ông Nguyễn Ngọc Huy, nhân viên BQL các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên Đà Nẵng đang trực tiếp tư vấn, giám sát dự án để nắm thêm thông tin.

 Ngày 28/4, phóng viên quay trở lại hiện trường, thực địa cùng ông Nguyễn Ngọc Huy vị trí xe tải chở đất bùn gây ô nhiễm môi trường. Theo quan sát của phóng viên, số đất bùn rơi vãi trên đường 15m đã được thu dọn, tại vị trí đổ đất bùn ở bờ kênh được giăng dây cảnh báo để xe tải không được vào đổ nữa.

tm-img-alt
Sau phản ánh của Môi trường Đô thị Việt Nam, ngày 28/4, vị trí xe tải ben đổ đất bùn tại bờ kênh thoát nước được giăng dây cảnh báo cấm đổ.

 Tại đây, ông Huy xác nhận vị trí đổ đất bùn vào bờ kênh là trái với phương án phê duyệt. "Thực tế số đất bùn này được tận dụng để san nền cảnh quan xung quanh hồ Gia Tròn chứ không được phép vận chuyển bằng xe ben chở đến đổ vào bờ kênh. Bởi, ở vị trí bờ kênh cũng là dự ánxây dựng tuyến kênh thoát nước từ Khu công nghiệp Hòa Khánh đến sông Cu Đê, đang xây dựng nhưng chưa bàn giao. Vị trí đổ đất bùn nằm trong vệt cây xanh cách li, theo phương án phải đổ đất đủ tiêu chuẩn để trồng cây xanh chứ không được phép đổ đất bùn vận chuyển từ hồ Gia Tròn lên”, ông Huy chia sẻ.

tm-img-alt
Việc vận chuyển đất bùn từ lòng hồ Gia Tròn lên đổ tại bờ kênh thoát nước là trái quy định hồ sơ phê duyệt. 

Trước những sai sót này, ông Huy cho biết là đã yêu cầu phía nhà thầu chấp dứt ngay việc vận chuyển đất bùn đổ vào bờ kênh, khẩn trương dọn vệ sinh và có kế hoạch vận chuyển toàn bộ số đất bùn đã đổ ra khỏi vị trí trong mùa khô năm 2022.

Thực tế tại hiện trường cho thấy, phía nhà thầu đã vận chuyển đất bùn từ hồ Gia Tròn đổ nhiều điểm trên tuyến bờ kênh thoát nước. Câu hỏi đặt ra là có hay không việc nhà thầu cố tình sử dụng đất bùn để làm vật liệu đất san lấp cho tuyến kênh này để trực lợi? Và đã có bao nhiêu khối đất bùn đã đổ xuống san lấp ở vị trí không được phép này?

tm-img-alt
Có hay không việc trục lợi của nhà thầu từ  đổ đất bùn san lấp bờ kênh tại phường Hòa Hiệp Nam?

Thêm nữa, nếu sự việc này không được người dân phát hiện, phản ánh thì không chỉ nguồn tài nguyên bị thất thu mà số đất bùn được san lấp ở bờ kênh liệu có đảm bảo tiêu chuẩn để trồng cây xanh khi chưa được kiểm tra về độ nhiễm phèn, nhiễm mặn?

Câu hỏi này xin được dành cho phía cơ quan chức năng của thành phố Đà Nẵng đối với việc thi công dự án tiêu tốn hàng trăm tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước.

Theo tìm hiểu của phóng viên, dự án cải tạo, xây dựng hệ thống thoát nước mưa trên địa bàn quận Thanh Khê và Liên Chiểu có tổng mức đầu tư 314 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách thành phố. Dự án bao gồm các hạng mục công trình: Cải tạo tuyến cống thoát nước liên phường Xuân Hà (từ đường Điện Biên Phủ đến sông Phú Lộc). Xử lý ngập úng khu vực trước Trường Huỳnh Ngọc Huệ trên đường Hà Huy tập. Cải tạo kết cấu tuyến cống thoát nước liên phường Tam Thuận nhằm đảm bảo an toàn cho người dân sinh sống dọc hai bên tuyến cống, xử lý thoát nước chống ngập úng cho khu vực. Xây dựng tuyến kênh thoát nước từ KCN Hòa Khánh đến sông Cu Đê (đoạn còn lại), gồm các hạng mục: san nền, giao thông, thoát nước mưa, cấp nước, cấp điện, điện chiếu sáng, cây xanh cảnh quan, kênh thoát nước và kè hồ nhằm đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, khớp nối hệ thống thoát nước chống ngập úng cho khu vực.

tm-img-alt
Kênh thoát nước đang được thi công tại phường Hòa Hiệp Nam.

Dự án do BQL các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên TP  Đà Nẵng làm chủ đầu tư kiêm quản lý, giám sát. Theo kết quả do BQL công bố, liên danh Công ty Cổ phần  Xây dựng công trình thủy Hà Nội - Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Dacinco - Công ty CP Xây dựng Quang Đại Việt trúng thầu xây dựng với giá 280,324 tỷ đồng.


Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

ggfd
fdgfd
fgfdf
êferg

Dùng tro xỉ san lấp Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn số 2213/BTNMT-MT gửi Công ty Cổ phần VSIP Cần Thơ về việc bổ sung vật liệu san lấp Khu công nghiệp Vĩnh Thạnh (giai đoạn 1).

Thái Bình: Người dân lo lắng sau sự cố rò rỉ khí amoniac tại Công ty Toan Vân

Sự cố rò rỉ khí amoniac từ Công ty Toan Vân ở xã Vũ Lạc (TP Thái Bình) ra môi trường vào ngày 17/4, không chỉ khiến một diện tích lớn lúa bị ảnh hưởng, người dân địa phương đang rất bất an khi hệ luỵ về môi trường sẽ tác động xấu đến sức khỏe sau này.

Thanh Hóa: Lo ngại ô nhiễm người dân dựng lều phản đối xây dựng bãi tập kết rác

Ngày 22/4, người dân tại thôn 1, thôn 3, thôn 5 thuộc xã Bình Hoà và thôn Vinh của xã Cẩm Bình (huyện Cẩm Thuỷ) dựng lán trại, phản đối việc xây dựng bãi tập kết và xử lý rác thải.

Ra mắt Chương trình phục dựng di ảnh màu cho các văn nghệ sĩ, trí thức đã hy sinh

"Trái tim người lính Việt Nam” phối hợp với Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam; Bảo tàng Phụ nữ VN và CLB "Mãi mãi tuổi 20” tổ chức giới thiệu tác phẩm "Phượng” và Chương trình phục dựng di ảnh màu cho các Văn nghệ sĩ, Trí thức đã hi sinh.

Thanh Trì: Nguy cơ tai nạn giao thông do mất nắp hố ga

Tình trạng hố ga, miệng cống thiếu nắp, mất nắp tại tuyến đường Đại Thanh tiềm ẩn nguy hiểm đối với người dân lưu thông trên đường. Điều đáng nói, một số miệng cống, hố ga này không được che đậy, cảnh báo, thậm chí, đã lâu không được thay thế, bổ sung

Lãnh đạo tỉnh Nam Định chỉ đạo kiểm tra nội dung phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam

Ngay sau phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về các bãi tập kết VLXD gây ô nhiễm môi trường ở huyện Xuân Trường, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nam Định đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan tiến hành xác minh, kiểm tra.