moitruongplus Theo Bộ trưởng Y tế thông tin đang giao cơ quan chức năng xây dựng hướng dẫn cụ thể cho việc bỏ khai báo y tế nội địa.

Phát biểu tại hội nghị trực tuyến việc "làm sạch” dữ liệu tiêm chủng Covid-19 và hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ của Tổ Công tác triển khai Đề án 06 sáng 26/4, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết Bộ Y tế đã giao Cục Y tế Dự phòng có văn bản hướng dẫn các địa phương trong việc từng bước thực hiện bình thường hóa. 

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, Việt Nam hiện không áp dụng truy vết dịch tễ. Tới đây chúng ta sẽ không áp dụng khai báo y tế nội địa nữa, từng bước đưa cuộc sống trở lại bình thường.

Hiện Bộ Y tế đã giao cho Cục Y tế dự phòng có văn bản hướng dẫn địa phương trong việc từng bước thực hiện bình thường hóa việc khai báo này.

Với khai báo khi nhập cảnh, Bộ trưởng cho biết cũng đã yêu cầu phải trở lại trạng thái bình thường, tức là chỉ khai báo theo đúng điều lệ quốc tế, trong đó yêu cầu thông tin cơ bản, không phục vụ cho mục đích khác nữa.


Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long tại hội nghị trực tuyến sáng 26/4.

Tại Việt Nam, khai báo y tế là một trong 5 giải pháp phòng chống dịch đơn giản, hiệu quả theo Thông điệp 5K (khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, khai báo y tế, không tụ tập). Nhiều quốc gia cũng áp dụng biện pháp khai báo y tế này.

Nhiều chuyên gia khuyến cáo để phù hợp điều kiện bình thường mới, Bộ Y tế nên bỏ "3K” gồm khai báo y tế, khoảng cách, không tụ tập, chỉ còn 2K (khẩu trang, khử khuẩn).

Sau hơn hai năm bùng phát dịch Covid-19 do các biến thể mới của SARS-CoV-2 liên tục xuất hiện, khiến quá trình lây lan nhanh hơn và mức độ nhiễm bệnh nhiều hơn so với chủng ban đầu. Đến nay, hầu hết các quốc gia đã nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, một số quốc gia Đông Nam Á đã đưa ra tiêu chí để coi Covid-19 là bệnh lưu hành như Indonesia, Thái Lan. 

Tại Việt Nam, dịch bệnh cơ bản đang được kiểm soát trên phạm vi cả nước. Từ cuối tháng 12/2021, sau khi ghi nhận ca mắc đầu tiên biến thể Omicron, số mắc cả nước tăng cao nhất trong 3 tuần đầu của tháng 3 do biến thể Omicron đã chiếm chủ đạo về số mắc, sau đó giảm mạnh từ cuối tháng 3 đến nay. Hiện số ca mắc cộng đồng trung bình hơn 10.000 ca/ngày và tử vong trung bình 9 ca/ngày trong 7 ngày qua./.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

ggfd
fdgfd
fgfdf
êferg

Dùng tro xỉ san lấp Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn số 2213/BTNMT-MT gửi Công ty Cổ phần VSIP Cần Thơ về việc bổ sung vật liệu san lấp Khu công nghiệp Vĩnh Thạnh (giai đoạn 1).

Thái Bình: Người dân lo lắng sau sự cố rò rỉ khí amoniac tại Công ty Toan Vân

Sự cố rò rỉ khí amoniac từ Công ty Toan Vân ở xã Vũ Lạc (TP Thái Bình) ra môi trường vào ngày 17/4, không chỉ khiến một diện tích lớn lúa bị ảnh hưởng, người dân địa phương đang rất bất an khi hệ luỵ về môi trường sẽ tác động xấu đến sức khỏe sau này.

Thanh Hóa: Lo ngại ô nhiễm người dân dựng lều phản đối xây dựng bãi tập kết rác

Ngày 22/4, người dân tại thôn 1, thôn 3, thôn 5 thuộc xã Bình Hoà và thôn Vinh của xã Cẩm Bình (huyện Cẩm Thuỷ) dựng lán trại, phản đối việc xây dựng bãi tập kết và xử lý rác thải.

Ra mắt Chương trình phục dựng di ảnh màu cho các văn nghệ sĩ, trí thức đã hy sinh

"Trái tim người lính Việt Nam” phối hợp với Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam; Bảo tàng Phụ nữ VN và CLB "Mãi mãi tuổi 20” tổ chức giới thiệu tác phẩm "Phượng” và Chương trình phục dựng di ảnh màu cho các Văn nghệ sĩ, Trí thức đã hi sinh.

Thanh Trì: Nguy cơ tai nạn giao thông do mất nắp hố ga

Tình trạng hố ga, miệng cống thiếu nắp, mất nắp tại tuyến đường Đại Thanh tiềm ẩn nguy hiểm đối với người dân lưu thông trên đường. Điều đáng nói, một số miệng cống, hố ga này không được che đậy, cảnh báo, thậm chí, đã lâu không được thay thế, bổ sung

Lãnh đạo tỉnh Nam Định chỉ đạo kiểm tra nội dung phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam

Ngay sau phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về các bãi tập kết VLXD gây ô nhiễm môi trường ở huyện Xuân Trường, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nam Định đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan tiến hành xác minh, kiểm tra.