moitruongplus Theo Sở NN-PTNT tỉnh, hiện tỷ lệ người dân nông thôn sử dụng nước sạch sinh hoạt đạt khoảng 82%, nhưng chỉ có khoảng 13% được sử dụng nước từ hệ thống cấp nước tập trung, còn lại là dùng nước giếng đào, giếng khoan không ổn định về nguồn nước, chất lượng.


Vận chuyển đường ống thực hiện dự án đưa nước sạch về H.Cẩm Mỹ của Công ty CP Cấp nước Gia Tân. Ảnh BĐN

Người dân nông thôn đang chiếm khoảng gần 70% dân số của Việt Nam, bảo đảm nước sạch vùng nông thôn là một trong những vấn đề luôn được Nhà nước rất quan tâm, bởi làm tốt vấn đề này sẽ góp phần nâng cao sức khỏe, phòng, chống dịch bệnh, cải thiện điều kiện sinh hoạt cho nhân dân.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cả nước đã có 84,5% người dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Trong đó, vùng có số dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh cao nhất tiếp tục là Đông Nam bộ với 94,5%, Đồng bằng sông Hồng 91% và Đồng bằng sông Cửu Long 88%. Tỷ lệ số dân được tiếp cận nước hợp vệ sinh thấp nhất ở vùng Bắc Trung bộ 81% mặc dù đây là vùng có số hộ ở nông thôn cao thứ 4/7 vùng trong toàn quốc.

Tỷ lệ hộ dân dùng nước sạch thấp

Nhiều năm qua, nước sạch sinh hoạt là vấn đề nan giải của huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai. Không phải vì địa phương không có dự án, không có nguồn nước mà kêu gọi đầu tư nước sạch nông thôn không được.

Theo Chủ tịch UBND huyện Cẩm Mỹ Huỳnh Tấn Thìn, hiện 81% hộ dân trên địa bàn sử dụng nước sạch nhưng chưa có nước sạch đô thị, tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước sạch nông thôn được đầu tư theo Chương trình 135 (Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi) trước đây chỉ khoảng 12%. Còn lại người dân dùng nước giếng khoan, giếng đào.)

Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đồng Nai cho biết, hiện toàn tỉnh có 83 công trình cấp nước tập trung nông thôn, trong đó có 71 công trình còn hoạt động, 12 công trình ngưng hoạt động. Khoảng 82% dân số sử dụng nước sạch theo quy chuẩn nước sạch nông thôn, trong đó khoảng 13% dân số được sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung đô thị, 10% từ hệ thống cấp nước tập trung nông thôn.

Đề án Cấp nước sạch tỉnh Đồng Nai do Sở Xây dựng thực hiện đặt mục tiêu đến năm 2025 có 85% dân số sử dụng nước sạch theo quy chuẩn kỹ thuật nước sạch dùng cho mục đích sinh hoạt, trong đó 25% dân số nông thôn sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung. Tổng kinh phí thực hiện đề án gần 1,7 ngàn tỷ đồng, trong đó ngân sách hơn 900 tỷ đồng, còn lại là vốn xã hội hóa.

"Huyện Cẩm Mỹ kêu gọi đầu tư nhiều công trình cấp nước tập trung nông thôn về các xã: Xuân Đường, Xuân Mỹ, Thừa Đức, Xuân Quế theo hình thức xã hội hóa nhưng không được. Do đó, huyện kiến nghị tỉnh chỉ đạo kiểm tra hiện trạng các công trình cấp nước nông thôn trên toàn huyện, cho chủ trương sửa chữa, nâng cấp công trình hiện hữu. Cùng với đó, tỉnh cho phép chuyển dự án cấp nước sạch cho 4 xã: Lâm San, Xuân Đông, Xuân Tây và Sông Ray đầu tư bằng vốn xã hội hóa sang đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách để giải quyết nhu cầu bức thiết của người dân." ông Thìn cho biết thêm.

Tại huyện Trảng Bom, tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước đô thị đạt khoảng 28%. Nhiều khu vực hiện người dân thiếu cả nước cấp lẫn nước ngầm để khai thác.

Huyện sẽ phối hợp với Sở NN-PTNT đầu tư hệ thống cấp nước liên xã Thanh Bình - Cây Gáo, hỗ trợ HTX Miền Đông phối hợp đưa nước sạch đô thị về các xã dọc quốc lộ 1 (Hố Nai, Bắc Sơn, Quảng Tiến, Bình Minh). Cùng với đó, huyện đôn đốc HTX Cấp nước Trảng Bom triển khai dự án cấp nước về cho 5 xã: Đông Hòa, Trung Hòa, Tây Hòa, Hưng Thịnh và Sông Trầu.

Theo lãnh đạo UBND huyện Trảng Bom, các công trình cấp nước nông thôn trên địa bàn H.Trảng Bom đã hư hỏng, xuống cấp hoặc hết nước. Một số dự án đang triển khai nhưng chậm tiến độ. Huyện Trảng Bom kiến nghị tỉnh đầu tư công trình cấp nước tại xã Sông Thao, bổ sung thêm thiết bị lọc nước tại công trình cấp nước nông thôn xã Đồi 61 vì công trình này mới đầu tư nhưng thiết bị lọc không đảm bảo.

Đưa nước sạch đô thị về tận xã

Thông tin từ Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai, thống kê năm 2021, tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung của tỉnh đạt khoảng 13%, từ hệ thống cấp nước sạch nông thôn khoảng 10%, thấp hơn so với Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 (tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung 30%).

Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai đã rà soát và đề xuất trong 5 năm tới đầu tư thêm 44 công trình cấp nước nông thôn mới, mở rộng phạm vi và bổ sung thêm thiết bị xử lý nước tại các công trình cấp nước nông thôn hiện hữu, hỗ trợ thiết bị lọc nước cho các hộ gia đình ở khu vực khó khăn về nước sạch với tổng kinh phí gần 2,8 ngàn tỷ đồng.

Theo Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai, trước đây UBND tỉnh giao Sở NN-PTNT phụ trách nội dung cấp nước sạch cho vùng nông thôn. Mới đây, tỉnh giao về cho Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với Sở NN-PTNT làm đề án cấp nước sạch cho toàn tỉnh. Quá trình thống kê, làm việc với các địa phương, Sở Xây dựng nhận thấy giải pháp căn cơ hiện nay để giúp người dân nông thôn có nước sạch sinh hoạt ổn định, nâng tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch đạt chuẩn là mở rộng mạng lưới cấp nước đô thị. Có cơ chế ưu tiên, ưu đãi nguồn vốn đối với các doanh nghiệp đầu tư nước sạch nông thôn. Như vậy mới có thể đạt mục tiêu 85% hộ dân dùng nước sạch như Nghị quyết Đảng bộ tỉnh đặt ra cho giai đoạn 2021-2025.

Ông Võ Văn Phi, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Naicho biết, hiện cấp nước sạch nông thôn, nước sạch đô thị và nước cho sản xuất công nghiệp đã được tỉnh thống nhất đưa vào đề án Cấp nước sạch tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021-2025. Các chính sách ưu tiên, ưu đãi về nguồn vốn với nhà đầu tư cấp nước sạch nông thôn vẫn được duy trì.

Các địa phương xây dựng kế hoạch đầu tư và mời gọi nhà đầu tư. Ưu tiên phối hợp với các công ty cấp nước mở tuyến nhánh đưa nước sạch đô thị về các xã. UBND các huyện tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư thi công đường ống, tuyên truyền người dân sử dụng nước sạch tránh tình trạng doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư xong dân vẫn dùng nước giếng.

Giải pháp được áp dụng đem lại hiệu quả thiết thực như: Thực hiện cơ chế thu hút đầu tư trong lĩnh vực nước sinh hoạt; Chương trình mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn do Ngân hàng thế giới tài trợ; đẩy mạnh vấn đề đảm bảo nước sinh hoạt nông thôn gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và hướng đến xã hội hóa trong việc đầu tư, quản lý và khai thác công trình nước sạch để đảm bảo nguồn nước đạt tiêu chuẩn cho người dân./.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

ggfd
fdgfd
fgfdf
êferg

Dùng tro xỉ san lấp Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn số 2213/BTNMT-MT gửi Công ty Cổ phần VSIP Cần Thơ về việc bổ sung vật liệu san lấp Khu công nghiệp Vĩnh Thạnh (giai đoạn 1).

Thái Bình: Người dân lo lắng sau sự cố rò rỉ khí amoniac tại Công ty Toan Vân

Sự cố rò rỉ khí amoniac từ Công ty Toan Vân ở xã Vũ Lạc (TP Thái Bình) ra môi trường vào ngày 17/4, không chỉ khiến một diện tích lớn lúa bị ảnh hưởng, người dân địa phương đang rất bất an khi hệ luỵ về môi trường sẽ tác động xấu đến sức khỏe sau này.

Thanh Hóa: Lo ngại ô nhiễm người dân dựng lều phản đối xây dựng bãi tập kết rác

Ngày 22/4, người dân tại thôn 1, thôn 3, thôn 5 thuộc xã Bình Hoà và thôn Vinh của xã Cẩm Bình (huyện Cẩm Thuỷ) dựng lán trại, phản đối việc xây dựng bãi tập kết và xử lý rác thải.

Ra mắt Chương trình phục dựng di ảnh màu cho các văn nghệ sĩ, trí thức đã hy sinh

"Trái tim người lính Việt Nam” phối hợp với Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam; Bảo tàng Phụ nữ VN và CLB "Mãi mãi tuổi 20” tổ chức giới thiệu tác phẩm "Phượng” và Chương trình phục dựng di ảnh màu cho các Văn nghệ sĩ, Trí thức đã hi sinh.

Thanh Trì: Nguy cơ tai nạn giao thông do mất nắp hố ga

Tình trạng hố ga, miệng cống thiếu nắp, mất nắp tại tuyến đường Đại Thanh tiềm ẩn nguy hiểm đối với người dân lưu thông trên đường. Điều đáng nói, một số miệng cống, hố ga này không được che đậy, cảnh báo, thậm chí, đã lâu không được thay thế, bổ sung

Lãnh đạo tỉnh Nam Định chỉ đạo kiểm tra nội dung phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam

Ngay sau phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về các bãi tập kết VLXD gây ô nhiễm môi trường ở huyện Xuân Trường, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nam Định đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan tiến hành xác minh, kiểm tra.