moitruongplus Tại xã Tân Quang, gần 2.000 m² đất nông nghiệp bị hai anh em ông Bùi Việt Hoàng, Bùi Quang Hải ngang nhiên "hô biến" thành nhà xưởng tái chế rác thải công nghiệp điện tử không phép, hoạt động bức tử môi trường, nhưng chính quyền vẫn để ngang nhiên tồn tại


Thực hiện tuyến bài viết tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong công tác đảm bảo vệ sinh môi trường, văn minh đô thị trên địa bàn xã Tân Quang huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã ghi nhận thực tế tình trạng: Nhiều bao tải lớn đựng rác thải nhựa trong ngành sản xuất công nghiệp điện tử, được để tràn lan, hớ hênh trên lòng đường, vỉa hè... Tình trạng này gây cản trở giao thông đường bộ và làm mất mỹ quan đô thị tại thôn Ngọc Đà, xã Tân Quang.


Rác thải nhựa công nghiệp điện tử được để tràn lan lấn chiếm lòng lề đường, gây mất mỹ qua đô thị.

 
Đặc biệt nghiêm trọng hơn, gần 2.000m² đất nông nghiệp ngay cạnh đó chưa được chuyển đổi mục đích sử dụng, nhưng lại được dựng sừng sững khối nhà xưởng không phép, ngang nhiên hoạt động công khai sản xuất tái chế nhựa công nghiệp, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, tra tấn người dân nơi đây suốt nhiều năm.

Vi phạm rõ như ban ngày, nhưng không hiểu sao, xã Tân Quang và huyện Văn Lâm, tinh Hưng Yên lại không áp dụng các biện pháp ngăn chặn, khắc phục hậu quả  và xử lý triệt để vi phạm? Mà lại để gia đình ông Bùi Việt Hoàng và ông Bùi Quang Hải ngang nhiên hoạt động trái pháp luật và coi thường dư luận đến vậy? 

Nước thải trong quá trình sản xuất tại cơ sở không được thu gom, xử lý đúng quy định, mà để chảy tràn trực tiếp ra ngoài môi trường và ngấm trực tiếp vào nguồn nước và đất nông nghiệp của bà con đang canh tác, sử dụng ngay tại đó.
 


Vô tư xả nước thải công khai bức tử môi trường, nhưng không hề bị chính quyền tuýt còi xử lý.

Mùi khét khói nồng nặc từ hoạt động tái chế nhựa công nghiệp điện tử bao phủ cả một vùng,  khiến ai hít phải cũng không khỏi choáng váng, xây xẩm mặt mày...

 
Mùi khét khói nồng nặc từ hoạt động tái chế nhựa công nghiệp điện tử bao phủ cả một vùng,  khiến ai hít phải cũng không khỏi choáng váng, xây xẩm mặt mày...



Nhận thấy sự việc có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng Luật đất đai, môi trường và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân nơi đây, ngày 07/03/2022, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã mang giấy giới thiệu và thẻ Nhà báo tới trụ sở UBND xã Tân Quang để đặt lịch làm việc, xin được cung cấp thông tin, hình ảnh tới Lãnh đạo xã Tân Quang, nhằm kịp thời ngăn chặn hành vi, vi phạm Luật về đất đai, môi trường của ông Bùi Việt Hoàng và ông Bùi Quang Hải.

Đồng thời, PV xin tiếp nhận thông tin nhằm làm rõ nội dung sự việc, để thực hiện tốt tuyến đề tài tuyên truyền đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước, nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong việc thực hiện văn minh đô thị và bảo vệ môi trường trên địa bàn xã Tân Quang,  huyện Văn Lâm,  tỉnh Hưng Yên.

Qua trao đổi, Ông Cao Văn Long- Chủ tịch xã Tân Quang khẳng định : "Đất chỗ đấy là đất của công ty, mấy anh em nó xin ở đấy, nhưng mà anh cũng không biết làm gì, bởi vì khó về thủ tục hành chính... Nhưng về mặt quản lý địa phương anh bảo là sai,  chứ không dung túng việc này".

PV thắc mắc về hồ sơ pháp lý hoạt động của cơ sở tái chế của hai anh em ông Bùi Việt Hoàng và Bùi Quang Hải? 

Thì được ông Long khẳng định như đinh đóng cột: "Nói tóm lạ là vi phạm thì làm gì có! Quan điểm của tôi ở đây là phải làm nghiêm".

Qua lời khẳng định của ông Long - Chủ tịch xã Tân Quang, PV tiếp tục câu hỏi: Vậy tại sao vi phạm đất đai, môi trường tồn tại nhiều năm qua nhưng không được xử lý dứt điểm?  Và trong quá trình xử lý có bị vướng mắc gì không thưa anh?

Thì ông Long đáp: "Anh chẳng vướng gì,  anh chẳng bênh gì ! "

Qua trao đổi của ông Long - Chủ tịch xã Tân Quang, Báo chí và dư luận không khỏi hoang mang và đặt dấu "?" về cách làm việc và quản lý của Lãnh đạo xã nơi đây.  Tại sao biết vi phạm nhưng  xã Tân Quang lại không ngăn chặn và xử lý dứt điểm?  Và tại sao Chủ tịch xã Tân Quang lại phải ngậm "cay, đắng" khi để vi phạm ngang nhiên tồn tại, bất chấp các quy định của pháp luật hiện hành và tính mạng, sức khỏe người dân?

Để tiếp tục làm rõ vai trò trách nhiệm quản lý địa phương, và những dấu "?" trong buổi làm việc giữa PV và ông Cao Văn Long - Chủ tịch xã Tân Quang. Ông Long đã chủ động đặt lịch làm việc với PV vào thứ 2, ngày 14/03/2022  - một tuần sau đó để tiếp tục cung cấp thông tin.

Thế nhưng, ngày 14/03/2022 ông Long điện thoại thông báo cán bộ ông bị Covid-19, chưa lấy được số liệu nên sắp xếp lùi lịch lại thứ 5. Sau đó PV lại  nhận được cuộc gọi từ người xưng tên  Hoàng - chủ cơ sở tái chế, mời PV về làm việc trực tiếp tại xưởng, theo ý kiến của anh Long - Chủ tịch và phía anh em Công an.

Để sự việc được sáng tỏ và khách quan, PV đồng ý đặt lịch làm việc vào sáng ngày 15/3/2022 tại cơ sở tái chế thuộc thôn Ngọc Đà,  xã Tân Quang. 


Đại diện PV Môi trường và Đô thị Việt Nam làm việc với ông Bùi Việt Hoàng

Trong  buổi làm việc, ông  Hoàng chia sẻ: Xưởng anh hoạt động từ những năm 2013, là cơ sở chuyên tái chế nhựa điện tử. Nguồn hàng "anh lấy ở trên chỗ Vĩnh Phúc, Bắc Ninh. Anh Quảng, em biết anh Quảng không? Anh Quảng công ty môi trường này này. Thì Anh chỉ đi mua lại thôi, với cả Công ty Ngôi Sao Xanh (của bác Đắc) ở trên Bắc Ninh ý, úi rùi ôi nhiều Công ty  lắm, anh mua mỗi nơi một ít".

"Cái này, các công ty nó mua từ rác về ý chứ,  rác xử lý các công ty nhà máy nó phải giả tiền đấy chứ! Xong về nó bán cho anh 2000đ - 3000đ/1kg"- ông Hoàng cho biết thêm. 


Cơ quan chức năng huyện Văn Lâm,  tỉnh Hưng Yên cần làm rõ nguồn gốc, số  lượng rác thải nhựa điện tử được cơ sở tái chế nhà ông Hoàng và ông Hải đã mua về?  và tính chất, mức độ nguy hại của loại rác thải này đối với sức khỏe con người và môi trường?

Qua trao đổi của anh Hoàng - chủ cơ sở, PV không khỏi choáng váng, giật mình, trước hàng loạt tên tuổi các đơn vị, doanh nghiệp có tiếng, hoạt động trong lĩnh vực  xử lý rác thải và chất thải nguy hại được anh Hoàng điểm mặt, gọi tên là đơn vị chuyên cung cấp và bán hàng "rác thải điện tử" cho cơ sở anh (một đơn vị hoạt động không phép, xây dựng vi phạm trên đất nông nghiệp và không có kế hoạch bảo vệ môi trường...)

Nếu đúng như anh Hoàng chia sẻ, thì đây là một dạng tội phạm môi trường rất nguy hiểm, cần được pháp luật "nghiêm trị".

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

ggfd
fdgfd
fgfdf
êferg

Dùng tro xỉ san lấp Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn số 2213/BTNMT-MT gửi Công ty Cổ phần VSIP Cần Thơ về việc bổ sung vật liệu san lấp Khu công nghiệp Vĩnh Thạnh (giai đoạn 1).

Thái Bình: Người dân lo lắng sau sự cố rò rỉ khí amoniac tại Công ty Toan Vân

Sự cố rò rỉ khí amoniac từ Công ty Toan Vân ở xã Vũ Lạc (TP Thái Bình) ra môi trường vào ngày 17/4, không chỉ khiến một diện tích lớn lúa bị ảnh hưởng, người dân địa phương đang rất bất an khi hệ luỵ về môi trường sẽ tác động xấu đến sức khỏe sau này.

Thanh Hóa: Lo ngại ô nhiễm người dân dựng lều phản đối xây dựng bãi tập kết rác

Ngày 22/4, người dân tại thôn 1, thôn 3, thôn 5 thuộc xã Bình Hoà và thôn Vinh của xã Cẩm Bình (huyện Cẩm Thuỷ) dựng lán trại, phản đối việc xây dựng bãi tập kết và xử lý rác thải.

Ra mắt Chương trình phục dựng di ảnh màu cho các văn nghệ sĩ, trí thức đã hy sinh

"Trái tim người lính Việt Nam” phối hợp với Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam; Bảo tàng Phụ nữ VN và CLB "Mãi mãi tuổi 20” tổ chức giới thiệu tác phẩm "Phượng” và Chương trình phục dựng di ảnh màu cho các Văn nghệ sĩ, Trí thức đã hi sinh.

Thanh Trì: Nguy cơ tai nạn giao thông do mất nắp hố ga

Tình trạng hố ga, miệng cống thiếu nắp, mất nắp tại tuyến đường Đại Thanh tiềm ẩn nguy hiểm đối với người dân lưu thông trên đường. Điều đáng nói, một số miệng cống, hố ga này không được che đậy, cảnh báo, thậm chí, đã lâu không được thay thế, bổ sung

Lãnh đạo tỉnh Nam Định chỉ đạo kiểm tra nội dung phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam

Ngay sau phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về các bãi tập kết VLXD gây ô nhiễm môi trường ở huyện Xuân Trường, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nam Định đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan tiến hành xác minh, kiểm tra.