moitruongplus Không thủ tục pháp lý về môi trường, xây dựng kho xưởng trái phép trên đất nông nghiệp nhưng bãi phế liệu của bà Trần Thị Hòa vẫn ngang nhiên hoạt động nhiều năm qua.

Vừa qua, UBND phường Trảng Dài nhận được phản ánh của người dân và báo chí về tình trạng ô nhiễm môi trường và hoạt động trái phép của bãi phế liệu của bà Trần Thị Hòa ở khu vực cây xăng Đức Hưng thuộc tổ 5, khu phố 3, phường Trảng Dài. UBND phường đã thực hiện kiểm tra, lập biên bản và đề nghị chủ bãi phế liệu di dời vận chuyển toàn bộ rác, phế liệu vào kho xưởng.


UBND phường đã thực hiện kiểm tra, làm việc và đề nghị chủ bãi phế liệu di dời vận chuyển toàn bộ rác, phế liệu vào kho xưởng

Trước đó, toà soạn Môi trường và Đô thị Việt Nam nhận được nhiều phản ánh từ nhiều hộ dân sinh sống và cũng như tham gia giao thông thuộc tổ 5, khu phố 3, phường Trảng Dài, TP. Biên Hòa về việc bãi phế liệu tại đây hoạt động trái phép, gây ô nhiễm môi trường trong nhiều năm qua.


Nhếch nhác lộn xộn, chai nhựa, túi ni lông tràn ngập gây ô nhiễm môi trường tại cơ sở phế liệu của bà Trần Thị Hòa

Để phục vụ cho hoạt động kinh doanh phế liệu, chủ bãi đã tự ý xây dựng nhà kho, lặp đặt máy băm xay nhựa trái phép để phục vụ tái chế phế liệu, ngoài ra việc xây dựng nhà xưởng được xây dựng trí phép trên thửa đất 141 tờ bản đồ số 10 hiện trạng đang là đất nông nghiệp. Điều đáng nói là cơ sở thu mua phế liệu này lại nằm ngay cạnh đường, trong khu dân cư đông đúc, nên tình trạng ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn PCCC là điều khó tránh khỏi.


Bên ngoài cơ sở kinh doanh luôn đóng cửa nhưng bên trong thì hoạt động tấp nập

Trao đổi với PV, bà Trần Thị Hòa cho biết: "Xưởng chị đa số thu mua của các hộ kinh doanh nhỏ gom về băm phế liệu tại đây, ở đây chị chung với một người khác làm về mảng này tất cả các hồ sơ là chị thuê, hồ sơ đăng kí cũng chỉ có đăng kí kinh doanh”.

Sau đó, PV nhận được một cuộc điện thoại với người tự xưng là Dũng có chung kinh doanh với chị Hòa. Người này cho biết: "Đất tôi thuê của người nhà làm thanh tra Sở tài nguyên & môi trường, người nhà tôi cũng làm báo chí với công an, tôi hoạt động đúng pháp luật.”. Thế nhưng khi PV đề nghị cung cấp các giấy tờ hoạt động kinh doanh thì người này không cung cấp được.


Phế liệu được tập kết ngổn ngang trên thửa đất sát với khu dân cư

Trao đổi với PV, ông Nguyên Thành Dân, Chủ tịch UBND phường Trảng Dài thông tin: " Với tinh thần kiên quyết xử lý chấn chỉnh tình trạng xây dựng trái phép và gây ô nhiễm môi trường của cơ sở này thì phường kiên quyết xử lý và yêu cầu di dời”.

Dẫu biết rằng hoạt động thu mua phế liệu là một trong những hình thức kinh doanh góp phần làm sạch môi trường, tiết kiệm nguồn tài nguyên. Nhưng việc bãi phế liệu cơ sở Trần Thị Hòa hoạt động không tuân thủ các quy định về kinh doanh, môi trường, phòng chống cháy nổ (PCCN), gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe các hộ dân xung quanh, mất mỹ quan trong khu vực dân cư… là những mặt trái đang hiện hữu.

Theo Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực ngày 1/1/2022, việc kinh doanh phế liệu phải được lập kế hoạch bảo vệ môi trường. Đối với phương án đầu tư sản xuất, kinh doanh dịch vụ quy mô hộ gia đình được UBND cấp huyện ủy quyền bằng văn bản, UBND cấp xã xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường. Có nghĩa, theo luật định, hầu hết các cơ sở thu mua phế liệu hiện nay trên địa bàn tỉnh đều do cấp huyện, thành, thị và UBND cấp xã, phường trực tiếp quản lý.

Để đảm bảo thượng tôn pháp luật, đề nghị, UBND TP. Biên Hòa; Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai và các ngành chức năng cần tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc chấp hành đúng với các qui định của Luật Bảo vệ môi trường đối với các cơ sở kinh doanh thu mua, tái chế phế liệu trên./.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

fdgfd
fgfdf
êferg
cvcx

Thái Bình: Người dân lo lắng sau sự cố rò rỉ khí amoniac tại Công ty Toan Vân

Sự cố rò rỉ khí amoniac từ Công ty Toan Vân ở xã Vũ Lạc (TP Thái Bình) ra môi trường vào ngày 17/4, không chỉ khiến một diện tích lớn lúa bị ảnh hưởng, người dân địa phương đang rất bất an khi hệ luỵ về môi trường sẽ tác động xấu đến sức khỏe sau này.

Thanh Hóa: Lo ngại ô nhiễm người dân dựng lều phản đối xây dựng bãi tập kết rác

Ngày 22/4, người dân tại thôn 1, thôn 3, thôn 5 thuộc xã Bình Hoà và thôn Vinh của xã Cẩm Bình (huyện Cẩm Thuỷ) dựng lán trại, phản đối việc xây dựng bãi tập kết và xử lý rác thải.

Ra mắt Chương trình phục dựng di ảnh màu cho các văn nghệ sĩ, trí thức đã hy sinh

"Trái tim người lính Việt Nam” phối hợp với Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam; Bảo tàng Phụ nữ VN và CLB "Mãi mãi tuổi 20” tổ chức giới thiệu tác phẩm "Phượng” và Chương trình phục dựng di ảnh màu cho các Văn nghệ sĩ, Trí thức đã hi sinh.

Thanh Trì: Nguy cơ tai nạn giao thông do mất nắp hố ga

Tình trạng hố ga, miệng cống thiếu nắp, mất nắp tại tuyến đường Đại Thanh tiềm ẩn nguy hiểm đối với người dân lưu thông trên đường. Điều đáng nói, một số miệng cống, hố ga này không được che đậy, cảnh báo, thậm chí, đã lâu không được thay thế, bổ sung

Lãnh đạo tỉnh Nam Định chỉ đạo kiểm tra nội dung phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam

Ngay sau phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về các bãi tập kết VLXD gây ô nhiễm môi trường ở huyện Xuân Trường, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nam Định đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan tiến hành xác minh, kiểm tra.

Thanh Hóa: Trao 20 suất quà và khởi công xây dựng nhà tình nghĩa cho hoàn cảnh khó khăn

Sáng 20/4, Tạp chí Môi trường và Đô thị VN- VPĐD Bắc Trung Bộ phối hợp với các nhà hảo tâm, công ty, doanh nghiệp trao 50 triệu đồng xây dựng nhà tình nghĩa cho hộ Chị Lê Thị Hòa, thôn Chiềng Nang, xã Giao An, huyện Lang Chánh (Thanh Hóa).